Nhiều nông dân lo đầu ra của cá chạch sụn

Gần đây, trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp nhiều người bắt chước nhau nuôi cá chạnh sụn (hay cá chạch bùn). Người nuôi tự truyền tai nhau tính ưu việt và tiềm năng kinh tế của giống cá mới này nên có những thời điểm, giá cá thương phẩm lên đến 300.000 đồng/kg và cá giống khoảng 1.000 đồng/con. Tuy nhiên, do cung vượt cầu, một số nông dân đang rất khó khăn không biết phải xoay sở với ao cá nhà mình, bởi chưa tìm được đầu ra ổn định.

cá chạch sụn
Nhiều ao nuôi các chạch sụn gần tới ngày thu hoạch nhưng không thấy thương lái

Theo Chi cục Thủy sản, cá chạch sụn là loài động vật ngoại lai, chưa xác định được nguồn gốc, đặc tính sinh học rõ ràng và không có trong danh mục cho phép thả nuôi ở Đồng Tháp. Vì vậy, ngành không khuyến cáo nông dân phát triển nuôi con cá chạch này.

Toàn tỉnh hiện có trên 12ha nuôi cá chạch sụn, chủ yếu tập trung ở các huyện Lai Vung, Lấp Vò, TX. Hồng Ngự,... Nông dân nuôi chủ yếu trong ao đất và bể lót mủ bạt, sử dụng nguồn giống từ An Giang, Cần Thơ, TP.HCM...

Một số nông dân nuôi cá chạch sụn cho biết, cá chạch sụn tuy tỷ lệ hao hụt hơi cao, nhưng khá dễ nuôi, mau lớn, hồ nuôi chỉ cần nước sạch, thông thoáng, không cần cánh quạt nước nên đỡ tốn chi phí; từ lúc mới thả đến thu hoạch là 3 tháng rưỡi. Kích thước bình quân của một con cá trưởng thành là 15cm, dài nhất 28cm (25 - 30 con/kg). Đặc biệt, cá chạch sụn có thể cho sinh sản nhân tạo dễ dàng. Tuy nhiên, đây là một giống cá mới, nên về căn bản thị trường vẫn chưa thích ứng kịp và sức tiêu thụ không khả quan như người nuôi lầm tưởng. Hiện nay, cá chạch sụn chỉ xuất hiện ở một số nhà hàng, thị trường bên ngoài hầu như không bắt gặp giống cá này. Người tiêu dùng vẫn còn tâm lý e dè khi ăn cá chạch sụn.

Hiện nay, một số nông dân ở TX. Hồng Ngự đang lo lắng cho ao cá nhà mình, bởi giá cá thịt cứ xuống liên tục. Anh Nguyễn Văn Hậu, TX. Hồng Ngự đang nuôi cá chạch sụn cho biết: “Được một số anh em giới thiệu đây là giống cá mới (cá chạch sụn) được thị trường rất ưa chuộng, đặc biệt giá rất hấp dẫn nên tôi mới quyết định thả nuôi 40 nghìn con cho ao cá nhà mình. Tuy nhiên, thời điểm tôi thả thì cá thịt lái mua vào 300 ngàn đồng/kg, do đó cá giống lên đến 1 ngàn đồng/con. Hiện nay, ao cá tôi đã được 2,5 tháng tuổi, chi phí thức ăn và cá giống ước tính gần 100 triệu đồng. Tôi đang lo vì gần tới ngày thu hoạch mà chẳng thấy bóng dáng thương lái đâu, giá cá thì rớt liên tục”.

Theo thông tin từ người nuôi, giá cá chạch sụn hiện chỉ còn 120 ngàn đồng/kg. Với mức giá này người nuôi gặp nhiều khó khăn, thương lái thu mua cá chạch sụn thì mất tăm, khiến người nuôi hoang mang.

Theo ông Lê Hoàng Vũ, Chi cục trưởng Chi cục thủy sản, nông dân chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi là một tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, nông dân cần thận trọng tìm hiểu kỹ xuất xứ nguồn gốc vật nuôi và thị trường tiêu thụ trước khi sản xuất ồ ạt để tránh tình trạng bị thua lỗ.

Báo Đồng Tháp, 26/03/2014
Đăng ngày 27/03/2014
Mỹ Lý
Nuôi trồng

Tôm thẻ chân trắng xuất khẩu: Khẳng định chất lượng từ nguồn gốc

Hệ thống truy xuất nguồn gốc trong sản phẩm xuất khẩu tôm thẻ chân trắng đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm. Việc thiết lập hệ thống này không chỉ giúp ngăn ngừa gian lận thực phẩm mà còn hỗ trợ việc thu hồi sản phẩm một cách hiệu quả trong trường hợp cần thiết.

Tôm
• 09:26 01/10/2024

Khuyến khích người dân áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản là một ngành kinh tế quan trọng tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, trong đó có Đồng Nai.

Ao tôm
• 09:28 30/09/2024

Chiến lược quản lý amoniac hiệu quả trong nuôi tôm

Về cơ bản amoniac trong nước ao không thể loại bỏ hoàn toàn vì nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình nitrat hóa. Tuy nhiên, khi vượt quá ngưỡng cho phép sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến ao nuôi và sức khỏe tôm. Do đó, việc kiểm soát amoniac một cách hiệu quả cũng quan trọng không kém, góp phần nâng cao năng suất vụ nuôi.

Tôm thẻ
• 09:00 28/09/2024

Tại sao khí độc lại tăng cao sau khi trời mưa bão?

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:55 27/09/2024

Hồ thủy điện Trị An: Hàng trăm người đổ xô bắt cá khủng sau lũ

Ngày khi ngừng xả lũ, hàng trăm người dân đã đổ về hồ thủy điện Trị An (Đồng Nai) xuống đập tràn để bắt cá.

Người dân
• 05:08 02/10/2024

Rùa biển vướng lưới ven bờ Bình Định có nguồn gốc từ Trung Quốc

Sáng ngày 28.9, ông Nguyễn Thanh Tùng, SN 1986 ở thôn Vĩnh Lợi 2, xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ, Bình Định thông tin.

Rùa biển
• 05:08 02/10/2024

Đồi mồi 3 kg chết dạt vào bãi biển xã Nhơn Hải

Theo thông tin từ Tổ chức cộng đồng ( TCCĐ) bảo vệ nguồn lợi thủy sản Nhơn Hải tối ngày 29.8 vào khoảng 19h, người dân phát hiện 01 cá thể rùa biển thuộc loài Đồi mồi (Eretmochelys imbricata).

Đồi mồi
• 05:08 02/10/2024

Bình Định: Dự án Cộng đồng ven biển thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định đã có quyết định phê duyệt văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật “Cộng đồng ven biển thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại Việt Nam - tỉnh Bình Định” do Chính phủ Canada tài trợ thông qua Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP).

Rừng ngập mặn
• 05:08 02/10/2024

Ngắm nhìn loài hải tiêu đáng yêu tựa nhân vật hoạt hình

Nhiều người tự hỏi: “Liệu những nhân vật hoạt hình chúng ta thường thấy có phải là hình mẫu từ thế giới tự nhiên hay không?” Bởi càng ngày chúng ta càng phát hiện nhiều sinh vật biển có ngoại hình độc đáo và chính điều đó khiến chúng trở nên rất “lạc loài” với thế giới thực.

Loài hải tiêu mới
• 05:08 02/10/2024
Some text some message..