Nhiều rào cản trong liên kết chuỗi giá trị con tôm

Không chỉ có những hộ nuôi tôm nhỏ lẻ mà ngay cả những tổ hợp tác (THT), hợp tác xã (HTX) hay trang trại, việc liên kết với các doanh nghiệp cung ứng đầu vào và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị đến nay vẫn rất khó thực hiện. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng chủ yếu là giữa người nuôi tôm với doanh nghiệp vẫn chưa tìm được tiếng nói chung trong việc chia sẻ rủi ro và lợi ích.

Nhiều rào cản trong liên kết chuỗi giá trị con tôm
Việc liên kết tiêu thụ sản phẩm tôm nuôi vẫn gặp khó khăn chủ yếu ở việc chia sẻ lợi ích và rủi ro của các bên

Thật ra nhu cầu liên kết giữa các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào hay doanh nghiệp chế biến xuất khẩu với các HTX, THT, trang trại hay người nuôi tôm là rất lớn. Tuy nhiên, đến nay, mối liên kết giữa doanh nghiệp với người nuôi tôm vẫn chưa diễn ra như mong đợi. Các doanh nghiệp có sản phẩm uy tín, được người nuôi tín nhiệm thường ít chịu tham gia vào chuỗi liên kết, mà chọn phương án an toàn hơn là làm ăn với đại lý.

chuỗi giá trị tôm, nuôi tôm, nuôi tôm Sóc Trăng, HTX nuôi tôm, doanh nghiệp thủy sản

Người nuôi tôm chủ yếu vẫn dựa vào đại lý, chấp nhận với mức giá cao để có đủ thức ăn, chế phẩm sinh học phục vụ nuôi tôm.

Một vấn đề khác cũng làm cho HTX, THT hay người nuôi tôm chưa thể liên kết bền vững với doanh nghiệp chính là ở yếu tố vốn. Trong khi các HTX, THT và người nuôi tôm hiện phần lớn đều thiếu hụt nguồn vốn, thì các doanh nghiệp cung ứng đầu vào như: thức ăn, con giống, thuốc thú y… phần lớn chỉ chấp nhận các hình thức khuyến mãi, giảm giá, chứ không chấp nhận bán nợ, nên họ buộc phải chọn đại lý để có đủ nguồn vật tư phục vụ nghề nuôi.

Liên quan đến vốn, anh Nguyễn Văn Quí, hộ nuôi tôm ở phường Khánh Hòa (TX. Vĩnh Châu) cho biết: “Mô hình nuôi tôm thâm canh 2 giai đoạn hiện đang rất hiệu quả, nhưng cái khó là vốn đầu tư cao, nên không phải ai cũng có thể đầu tư được vì phần lớn người nuôi tôm đều đang thiếu vốn. Do đó, giải pháp khả thi nhất đối với người nuôi là tìm đến đại lý để được bán nợ, dù biết rằng giá mua lúc nào cũng cao hơn 15% – 30%. Ngay như một số HTX nuôi tôm có hiệu quả, việc liên kết với doanh nghiệp có uy tín vẫn chưa thể thực hiện được, chứ đừng nói chi đến hộ nuôi nhỏ lẻ”.

Sóc Trăng hiện chỉ mới có trên 10 THT, HTX có liên kết đầu vào với doanh nghiệp, nhưng vẫn phải mua tiền mặt mới được hưởng phần chiết khấu như đại lý. Ông Nguyễn Hoàng Anh – Giám đốc HTX Thành Đạt ở huyện Mỹ Xuyên chia sẻ: “Nếu như HTX không có đủ tiềm lực về tài chính thì rất khó liên kết với doanh nghiệp cung ứng thức ăn, con giống… Vì vậy, phần lớn vẫn phải chấp nhận làm ăn với đại lý mới có đủ điều kiện để nuôi”.

Chuyện bẻ kèo hay ép giá lẫn nhau là chuyện thường ngày của nghề tôm và thường xảy ra ở khâu liên kết tiêu thụ sản phẩm. Thông thường các hợp đồng liên kết sẽ lấy mức giá bình quân trên thị trường tại thời điểm lấy mẫu tôm, cộng với một tỷ lệ nhất định theo thỏa thuận. Với hình thức này, nếu thị trường bình thường việc liên kết sẽ được thực hiện suôn sẻ, còn khi hút hàng hoặc dội chợ, sẽ rất khó thực hiện và tình trạng bẻ kèo hay ép giá sẽ phát sinh.

Tại các HTX có thực hiện hợp đồng liên kết với doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu trong tỉnh, chúng tôi vẫn còn nghe những lời phàn nàn về vấn đề này. Đơn cử như tôm nuôi của HTX theo quy trình tôm sạch, nhưng doanh nghiệp chỉ mua bằng với giá tôm bên ngoài, mà không có cộng thêm đồng nào như cam kết trước đó, khiến một số thành viên bất bình và chán nản. Còn doanh nghiệp thì cho rằng, do thương lái nắm được quy trình nuôi tôm sạch của các HTX nên họ sẵn sàng trả giá cao hơn tôm bình thường, nếu doanh nghiệp lấy mức giá này cộng với khoản chênh lệch theo hợp đồng thì giá thu mua sẽ đội lên rất cao.

Ông Trần Quang Cần – Phó Giám đốc HTX Nuôi trồng thủy sản Hưng Phú ở huyện Cù Lao Dung cũng than: “Hiện vốn của HTX để bảo lãnh cho các công ty cung cấp các sản phẩm đầu vào vẫn hết sức khó khăn, nên việc ký hợp đồng cung cấp cho chuỗi vẫn chưa được như mong muốn. Ngay cả ở khâu tiêu thụ, dù hợp đồng đã có, nhưng chỉ cần số lượng không đạt cũng khó mà bán được theo giá hợp đồng”.

Dù còn nhiều xung đột về lợi ích nhưng giữa doanh nghiệp và người nuôi tôm đều thấy rõ lợi ích của việc liên kết, như chia sẻ của ông Võ Văn Phục – Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản sạch Việt Nam: “Khi thực hiện liên kết, người nuôi chẳng những không bị thương lái ép giá, mà còn bán được giá cao hơn giá thị trường. Điều này là rất rõ ràng, kể cả khi không bán cho doanh nghiệp liên kết, người nuôi vẫn bán được cho thương lái với giá cao nhờ có sự cạnh tranh”.

Năm nay, giá tôm ổn định ở mức cao trong suốt mùa vụ, nên dù có liên kết hay không, chỉ cần người nuôi đạt năng suất là có lợi nhuận cao. Tới đây, nếu người nuôi tôm không hợp tác, liên kết với nhau và với doanh nghiệp, việc tiêu thụ sản phẩm sẽ trở nên khó khăn hơn, bởi yêu cầu thị trường ngày một khắt khe hơn, không chỉ ở chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, mà còn phải được chứng nhận an toàn dịch bệnh và nhất là truy xuất nguồn gốc.

Báo Sóc Trăng
Đăng ngày 28/12/2017
Doanh nghiệp

Giải pháp hồi phục nhanh chóng sức khỏe tôm, cá sau khi nhiễm bệnh

Để tôm cá nhanh chóng hồi phục sức khỏe thì Khoáng chất và Vitamin chính là chìa khóa để giải quyết bài toán hóc búa này

khoáng cho tôm
• 13:00 09/03/2022

Hội chứng zoea 2 – Thách thức của các trại sản xuất giống tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei

Nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển kéo theo mức độ thâm canh hóa và thương mại hóa tăng nhanh làm dịch bệnh dễ bùng phát. Dịch bệnh là thách thức lớn đối với các trại sản xuất tôm giống, đặc biệt các bệnh liên quan vi khuẩn có hại như bệnh phát sáng, gây ra thiệt hại kinh tế nghiêm trọng đối với các trại giống (Austin and Zhang, 2006). Gần đây, nhiều trại sản xuất giống tôm thẻ trên thế giới, đặc biệt ở khu vực châu Á trong đó có nước ta đã gặp phải vấn đề về tỷ lệ sống thấp ở giai đoạn zoea 2 do sự suy yếu của ấu trùng trong quá trình lột xác.

Elanco
• 10:34 27/12/2021

Người tìm ra nguyên nhân gây bệnh EMS - Donald Lightner vừa qua đời

Ông Donald Lightner – Nhà nghiên cứu bệnh học thủy sản tìm ra nguyên nhân bệnh EMS, đã qua đời ở tuổi 76 vào ngày 5/5/2021 tại Tucson, Arizona, Mỹ.

Donald Lightner
• 11:08 14/05/2021

Dịch "đốm trắng" bùng khiến người nuôi tôm lao đao

Chưa xuống giống hết diện tích theo kế hoạch thì vụ nuôi xuân hè 2021, hàng chục ha tôm nuôi của huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã bị thiệt hại do bệnh đốm trắng.

Bệnh đốm trắng.
• 09:50 14/05/2021

Doanh nghiệp thủy sản Việt Nam gặp khó khi thực hiện các tiêu chuẩn xanh

Ngành thủy sản Việt Nam đang chịu áp lực lớn để đáp ứng các tiêu chuẩn xanh như ESG (Môi trường, Xã hội, Quản trị) hay chứng nhận ASC, MSC.

Thủy sản
• 09:45 10/04/2025

Nước trong ao tôm nhà bạn muốn được khử trùng bằng Chlorine Aqua - ORG xuất xứ từ Ấn Độ

Trong ngành nuôi tôm, nước sạch là “chìa khóa vàng” quyết định thành công của mỗi vụ mùa. Chlorine từ lâu đã được bà con tin dùng để khử trùng nước nhờ hiệu quả vượt trội. Nhưng giữa vô số sản phẩm trên thị trường, tại sao Chlorine Aqua-ORG xuất xứ từ Ấn Độ lại được nhiều doanh nghiệp, tổ chức và hộ nuôi tôm tin tưởng lựa chọn?

Chlorine Aqua-ORG
• 09:57 03/04/2025

Khai mạc VietShrimp 2025 “Xanh hóa vùng nuôi” với hơn 200 gian hàng

Sáng 26/3/2025, tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ đã khai mạc Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 6 năm 2025 (VietShrimp 2025) với hơn 200 gian hàng của gần 150 doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước.

Vietshrimp
• 09:35 27/03/2025

Vĩnh Hoàn (VHC) lợi nhuận quý 4 vượt kỳ vọng: Bí quyết từ đâu?

Vĩnh Hoàn (VHC) vừa gây bất ngờ khi lợi nhuận quý 4/2024 vượt xa dự báo, theo Vietstock (10/2/2025). Doanh thu năm 2024 của doanh nghiệp này vượt mốc 10.000 tỷ đồng, lần thứ 3 liên tiếp khẳng định vị thế dẫn đầu ngành cá tra Việt Nam. Lợi nhuận ấn tượng, doanh thu chạm đỉnh – điều gì đã giúp VHC làm nên kỳ tích? Cùng khám phá bí quyết nhé!

Chế biến thủy sản
• 09:49 21/03/2025

Hướng dẫn xử lý than tổ ong dùng trong hồ cá cảnh: Tiết kiệm chi phí

Than tổ ong – vật liệu tưởng chừng chỉ dành cho bếp lửa, nay lại trở thành "trợ thủ đắc lực" trong việc lọc nước hồ cá cảnh. Với cấu trúc xốp tự nhiên, than tổ ong tạo điều kiện lý tưởng cho vi sinh vật có lợi phát triển, giúp duy trì môi trường nước trong lành cho cá. Tuy nhiên, để sử dụng hiệu quả, việc xử lý than tổ ong đúng cách là điều không thể bỏ qua.

Xi than
• 15:51 19/04/2025

Cảng biển An Thới – Nhịp sống sớm mai đậm đà hơi thở biển Phú Quốc

Khi mặt trời vừa ló rạng nơi đường chân trời, cảng biển An Thới – một trong những cảng nhộn nhịp và đặc trưng nhất của Phú Quốc – đã bắt đầu sôi động. Không cần nhiều dụng cụ, đôi khi chỉ với một tấm lưới nhỏ, người dân nơi đây đã có thể kéo lên những mẻ cá tươi rói, lấp lánh trong nắng sớm như những món quà của biển cả dành cho cư dân đảo.

Cảng biển
• 15:51 19/04/2025

Một số loài nấm dễ xuất hiện trong ao nuôi

Trong hành trình nuôi tôm, ai cũng quen với những “hung thần” như vi khuẩn Vibrio, khí độc NH₃, NO₂ hay tảo độc bùng phát. Nhưng ít ai chú ý đến một nhóm “sát thủ thầm lặng” khác – nấm thủy sinh.

Nấm ở ao nuôi
• 15:51 19/04/2025

Phòng chống dịch bệnh thủy sản trong mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng đang đến gần, kéo theo nguy cơ bùng phát nhiều loại dịch bệnh trên thủy sản, đặc biệt là tôm, cá nuôi nước ngọt và nước lợ. Để đảm bảo năng suất và chất lượng, người nuôi cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh kịp thời và hiệu quả.

Ao tôm
• 15:51 19/04/2025

Cá thủy tinh: Vẻ đẹp trong suốt từ thế giới dưới nước

Trong vô số loài cá cảnh đang làm mưa làm gió trên thị trường, cá thủy tinh (Glassfish) nổi bật như một viên ngọc trai trong suốt giữa đại dương sắc màu.

Cá thủy tinh
• 15:51 19/04/2025
Some text some message..