Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
Tôm được đông lạnh để vận chuyển đi đường xa

Đối với vận chuyển tôm giống 

Sau khi chọn được tôm giống có chất lượng tốt, người nuôi cần phải vận chuyển chúng đúng phương pháp từ trại tôm về ao nuôi để đảm bảo sức khỏe của tôm tốt, không bị ảnh hưởng. 

Sau khi đã chọn được tôm giống có chất lượng tốt nhưng nếu người nuôi không vận chuyển tôm giống đúng cách từ trại tôm về ao nuôi sẽ gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng của tôm giống. Vì vậy việc vận chuyển tôm đúng cách, đúng theo kỹ thuật nuôi tôm giống là điều người nuôi cần đặc biệt chú ý để chất lượng tôm giống không bị ảnh hưởng, tôm phát triển khỏe mạnh, hạn chế tối đa tình trạng chết trong thời gian đầu thả xuống ao. 

Điều không kém phần quan trọng là phương pháp vận chuyển đảm bảo sức khỏe cho đàn tôm giống, khi về đến nơi tôm không bị hao nhiều, không bị yếu và mật độ thả phải tính toán sao cho phù hợp để tỷ lệ sống đạt 25 – 30 con/m2 ao nuôi công nghiệp, 1 – 3 con/m2 đối với nuôi quảng canh cải tiến. 

Sau khi đã chọn xong tôm giống cần làm theo một số yêu cầu, kỹ thuật nuôi tôm sau trong thời gian vận chuyển tôm giống đến chỗ mới: 

- Cân bằng độ mặn trước khi vận chuyển giống để có độ mặn tương đương giữa hai môi trường nuôi. 

- Thay đổi nhiệt độ nước trong bao chứa tôm đến khoảng 230 độ C (từ 27 – 280 độ C giảm xuống 25 – 260 độ C và sau đó giảm xuống còn 23 – 240 độ C mỗi lần hạ nhiệt độ như vậy khoảng 5 phút). 

- Đựng tôm giống PL15 khoảng 4.000 con/l nước và cho sục khí vào bao (Macrogard 40cc/400l). 

- Thùng bên ngoài nên bỏ đá lạnh vào để giữ nhiệt. 

- Tôm giống nên được đưa đến chỗ nuôi trong vòng 23 – 24 giờ. 

- Một bao tôm giống cho vào một bể cỡ 1x1x1 để kiểm tra mệt độ và tỷ lệ sống. 

Tôm giốngTôm giống cần được vận chuyển với phương pháp thích hợp để giảm sốc cho tôm. Ảnh: sinhhoctomvang.vn

Đối với tôm thương phẩm 

Cách vận chuyển tôm còn sống vẫn luôn giữ được độ tươi ngon là điều mà được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Theo đó, khác với cách vận chuyển hải sản sống thì với cách vận chuyển tôm bằng phương pháp cho tôm ngủ đông là cách làm được đánh giá cao và hiệu quả nhất hiện nay. 

Đầu tiên, cho tôm còn sống vào trong bể. Sử dụng các bể chứa tôm bằng nước biển với nhiệt độ 20 độ C và cho tôm vào bên trong bể để giữ cho tôm không bị chết khi vận chuyển đi xa. Sau đó ta sẽ tiến hành cho tôm nghỉ trong bể khoảng 12 giờ đồng hồ. 

Tiếp theo, cho tôm ngủ đông. Chuẩn bị các thùng xốp cách nhiệt tốt, tiếp đó đổ nước biển vào trong thùng, cần giữ mức nhiệt trong thùng xốp luôn duy trì ổn định ở 15 độ C. Cho tôm đang nghỉ ở trong bể nước biển vào trong các thùng xốp và đợi khoảng 90 – 150 phút để cho tôm dần chuyển sang trạng thái ngủ đông của chúng. 

Tôm súTôm sú là sản phẩm đang được người dùng yêu thích với độ tươi ngon, dai ngọt của chúng. Ảnh: kienvang247

Cuối cùng, khi đến nơi, ta sẽ tiến hành sục khí vào trong các thùng chứa tôm, mỗi lần sục khoảng 15 phút và không nên sục quá lâu. Sau đó sẽ cho tôm vào trong môi trường nước biển với mức nhiệt là 15 độ C để dần dần đánh thức tôm tỉnh. Cứ mỗi sau 15 phút, nâng nhiệt độ thêm 1 độ C cho đến khi nhiệt độ trong bể nước biển đã đạt mức 20 độ C. 

Tôm sau khi đã được chứa trong bể nước biển duy trì ở mức 20 độ C sau khoảng từ 60 – 90 phút sẽ được đánh thức hoàn toàn. Cách vận chuyển tôm còn sống này sẽ giúp cho tôm sống đạt 100% sau từ 6 – 7 giờ vận chuyển và khoảng 70 – 80% sau 12 – 13 giờ vận chuyển. 

Qua thông tin trên, Tép Bạc mong muốn bà có có thể hiểu thêm về các phương pháp vận chuyên tôm giống và tôm thương phẩm. Từ đó, có thể bổ sung thêm về kiến thức cũng như kỹ thuật trong nuôi tôm. Chúc bà con có một vụ nuôi thắng lợi! 

Đăng ngày 28/03/2024
Mây @may
Tổng hợp

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 10:11 22/11/2024

Loài cá cảnh kiêu sa trong bể nuôi thủy sinh

Cá thần tiên (Angelfish) là một trong những loài cá cảnh nước ngọt được ưa chuộng nhất trong giới chơi cá cảnh. Với dáng bơi duyên dáng, thân hình dẹt độc đáo, và màu sắc rực rỡ, cá thần tiên không chỉ mang đến vẻ đẹp kiêu sa cho bể thủy sinh mà còn là biểu tượng của sự thanh lịch và tinh tế.

Cá thần tiên
• 10:19 21/11/2024

Đặc điểm sinh sản kỳ thú của rồng lá biển

Rồng lá biển (Phyllopteryx) là một trong những loài sinh vật biển kỳ thú bậc nhất với vẻ ngoài vô cùng độc đáo, khiến chúng dễ bị nhầm lẫn với thực vật hơn là động vật.

Rồng lá biển
• 11:03 20/11/2024

Niềm tự hào của người ươm mầm tương lai

Thuở còn đi dạy, tôi thường lên mạng tìm kiếm tài liệu bổ sung cho các bài giảng của mình. Một lần tình cờ tôi tìm đến trang web có tên rất ngộ nghĩnh và dễ thương: Tepbac.

Anh Trần Duy Phong
• 11:00 20/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 14:36 27/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 14:36 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 14:36 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 14:36 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 14:36 27/11/2024
Some text some message..