Những biệt tài của “quý cô” cá dơi môi đỏ

Có lẽ trong chúng ta không ít người ngờ rằng dưới thế giới đại dương lại có một sinh vật biển có tính cách điệu đà và vẻ ngoài nổi bần bật như loài cá sở hữu đôi môi đỏ như tô son dưới đây.

Cá dơi môi đỏ
Loài cá trở nên nổi bật dưới đại dương nhờ đôi môi đỏ như son

Loài cá sở hữu vẻ ngoài đỏng đảnh 

Cá dơi môi đỏ (tên khoa học là Ogcocephalus darwini), chúng thuộc họ cá Ogcocephalidae, trong khi một số khác lại thuộc họ Ephippidae. 

Tên gọi của cá dơi môi đỏ là sự kết hợp của hai đặc điểm nổi trội nhất ở chúng, đó là hình dạng cơ thể phẳng, dẹt và đôi vây giang rộng như đôi cánh của loài dơi cùng đôi môi có sắc đỏ rực như hoa. 

Hiện nay, có hơn 60 loài cá dơi môi đỏ khác nhau được tìm thấy ở những bờ biển nhiệt đới, ấm áp và nhiều cát, sỏi trên thế giới. Nhìn chung, chúng được tìm thấy nhiều ở quần đảo Galapagos khá gần với Peru với độ sâu có thể lên tới hơn 120m. Điều trùng hợp thú vị là nơi đây cũng là nơi có một số loài rùa khổng lồ cùng nhiều loài cá kỳ dị sinh sống. 

Cá dơi môi đỏ có hình dáng cơ thể hết sức độc lạ, chúng vừa có thân dẹt giống cá bơn, vừa sở hữu cái đầu phồng lên hệt như con cá ếch. Đôi khi, nhìn những con cá dơi môi đỏ cũng làm người ta liên tưởng đến những chiếc máy bay không người lái trong các bộ phim viễn tưởng của Mỹ. 

Ngoài đôi mỏ đỏ làm nên thương hiệu, khi trưởng thành thì cá dơi môi đỏ còn có một bộ phận nổi bật nữa, đó là cái vây trên lưng phát triển vượt trội trên đỉnh đầu mà chúng ta hay ví von đó là cái mũi nhô ra giữa hai mắt của chúng. 

Thức ăn của những con cá dơi môi đỏ thường là sinh vật nhỏ bé hơn như con cá, tôm và giáp xác. 

Cá dơi môi đỏ là sinh vật biển lắm tài 

Nếu bạn nghĩ cá dơi môi đỏ chỉ là loài cá có ngoại hình đặc biệt thì hẳn bạn sẽ trở nên bối rối khi biết rằng loài cá này chẳng những có nhan sắc mà còn sở hữu nhiều khả năng đáng kinh ngạc. 

Cá dơi môi đỏCá dơi môi đỏ rất biết tận dụng “vốn tự thân” là nhan sắc để kiếm ăn 

Trước hết, chúng rất hiểu rõ lợi thế hình thể của mình. Cụ thể là, biết cấu tạo và hình dáng cơ thể như thế không thể bơi lội nhuần nhuyễn như những chú cá khác mà chỉ có thể bơi được một khoảng cách ngắn. Thế nên phần lớn thời gian cá dơi môi đỏ sẽ đi bộ dưới đáy biển bằng cách sử dụng những trên những cái vây biến đổi có khớp nối là vây bụng và vây ngực. Trong đó, vây bụng phát triển mạnh và đóng vai trò như những cái chân vững chãi, còn vây ngực thì dài ra như cánh tay để giữ thăng bằng cho cơ thể khi di chuyển. Không chỉ dùng vây để đi bộ dưới đáy biển, cá dơi môi đỏ còn tận dụng chúng để đào hang rồi sau đó phủ cát lên thân để ngụy trang. 

Để kiếm ăn, cá dơi môi đỏ lại tiếp tục “tung chiêu” hữu hiệu nhất là dùng chính nhan sắc của chúng hệt như cách chúng ta sử dụng “mỹ nhân kế” vậy. Vì là một loài cá thuộc bộ săn mồi, hay cá thợ săn, cá dơi môi đỏ dĩ nhiên cũng dành nhiều thời gian để tấn công con mồi mà mồi nhử của chúng đến từ một bộ phận trên đầu làm mồi nhử là illicium. 

Với đôi môi đỏ nổi bật, loài cá này dễ dàng thu hút hoặc nhiều khi là để nhận ra bạn tình của mình để thực hiện hành vi giao phối. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một trong những giả thuyết được nhiều người đồng thuận bởi giới khoa học cũng chưa hiểu hoàn toàn ý nghĩa của việc chúng sở hữu đôi môi như thế.  

Cá dơi môi đỏ gây ấn tượng mạnh ngay từ đầu bởi cái tên độc lạ 

Dù loài cá này nhận được rất nhiều lời khen về nhan sắc, nhưng cũng có không ít người khuyến nghị nên đưa cá dơi môi đỏ vào danh sách những loài cá xấu xí bởi hình dáng kỳ lạ, đôi môi đỏ như mang nọc độc của chúng.  

Song, bỏ qua những bàn luận về ngoại hình, chúng ta không thể chối bỏ việc cá dơi môi đỏ thực sự là một loài cá đặc biệt kỳ lạ dưới đáy đại dương, nhất là về những biệt tài chúng sở hữu. Ngoài ra, cá dơi môi đỏ còn là một loài cá mang giá trị thương mại bởi chúng rất được lòng những người yêu thích cá cảnh. 

Đăng ngày 16/09/2024
Nguyệt Hoa @nguyet-hoa
Lạ

Những cách “giao tiếp” độc lạ của sinh vật biển

Khi nhắc đến giao tiếp trong thế giới động vật, chúng ta thường nghĩ ngay đến những tiếng kêu đặc trưng của các loài trên cạn. Tuy nhiên, không chỉ trên cạn mà ngay cả dưới lòng đại dương sâu thẳm, nhiều loài sinh vật biển cũng sở hữu những cách thức giao tiếp bằng âm thanh vô cùng độc đáo.

Sinh vật biển
• 09:49 11/03/2025

Loài cá có chiếc dạ dày siêu to khổng lồ

Cá biển đen (Chiasmodon niger) là một loài cá biển sâu thuộc họ Chiasmodontidae. Loài này được biết đến với khả năng nuốt những con cá lớn hơn chính nó. Loài này phân bố trên toàn thế giới ở vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới, ở vùng biển giữa và biển sâu ở độ sâu 700–2.745m.

Chiasmodon niger
• 10:45 05/03/2025

Cách mà đại dương bắt trend “ăn gì chưa người đẹp”

Lần đầu tiên trong lịch sử, một chú sứa không chỉ biết bơi mà còn biết bắt trend! Hãy cùng khám phá sự xuất hiện của chú sứa mặt người với phần bình luận thú vị "Rong rêu gì chưa người đẹp?" - chắc chắn sẽ khiến bạn vừa phải bật cười lại vừa phải suy ngẫm.

Sứa AI
• 10:33 20/02/2025

Vì sao tép "đi lùi"? Bí mật về cách di chuyển của loài tép cảnh

Khi nhìn một chú tép tung tăng trong bể cá, hầu hết chúng ta đều thắc mắc: "Ủa? Sao nó lại đi lùi?". Thay vì thong thả trước sau như bao loài khác, tép lại cứ thích "chân bước đằng sau". Liệu đây có phải là một chiêu "chơi trội" của nhà tép hay có lý do khoa học rõ ràng? Hãy khám phá cùng nhà Tép trong bài viết dưới đây nhé!

Tép cảnh
• 10:19 13/02/2025

Phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng bè gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tạo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trong nuôi cá trong lồng bè, giúp nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đem lại nguồn thu nhập ổn định và bền vững cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 10:03 17/03/2025

Bí quyết trở thành thợ săn mồi đỉnh cao của cá mập

Càng phân bố ở những nơi thẳm sâu trong lòng đại dương - nơi mà bóng tối và áp lực nước lớn trở thành thử thách khắc nghiệt, các sinh vật biển càng được mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng những kỹ năng sinh tồn đáng kinh ngạc.

Cá mập
• 10:03 17/03/2025

Vĩnh Hoàn (VHC) tăng tốc sau quyết định bỏ thuế chống bán phá giá: Cơ hội nào cho ngành cá tra 2025?

Vĩnh Hoàn (VHC) tăng tốc sau quyết định bỏ thuế chống bán phá giá: Cơ hội nào cho ngành cá tra 2025?

Cá tra
• 10:03 17/03/2025

Nuôi cá chuột hỗ trợ cho bể cá luôn được dọn dẹp

Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp tự nhiên để giữ cho lớp cát trong bể cá luôn sạch sẽ, việc nuôi cá chuột (cá Corydoras) có thể là một lựa chọn tuyệt vời. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vai trò của cá chuột trong việc làm sạch cát, cách lựa chọn loài phù hợp, thiết lập môi trường sống lý tưởng, chế độ ăn uống, những lưu ý quan trọng và kinh nghiệm thực tế từ người nuôi.

Cá chuột
• 10:03 17/03/2025

Thách thức từ các quy định xuất khẩu tôm vào thị trường khó tính

Ngành tôm Việt Nam là một trong những nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới, với các thị trường chính gồm EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand. Đây là những thị trường mang lại giá trị kinh tế cao nhưng cũng đòi hỏi các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Để duy trì uy tín và mở rộng xuất khẩu, ngành tôm Việt Nam cần đáp ứng đầy đủ các quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 17/03/2025
Some text some message..