Nông dân làm giàu nhờ nuôi lươn giống

Chị Phạm Kỳ Kiều Em, ấp Khánh Hội Đông, xã Tiên Thủy, huyện Châu Thành (Bến Tre) hiện đang nuôi 130 bể lươn giống. Mỗi bể lươn giống chị thả với tỷ lệ 15 con cái kèm 5 con đực. Từ mô hình nuôi lươn giống, mỗi năm gia đình chị có thu khoảng 400 triệu đồng.

Nuôi lươn giống, cứ 15 con cái kèm 5 con đực
Chị Phạm Kỳ Kiều Em đang giới thiệu với khách về mô hình ương nuôi lươn giống ở công đoạn trứng đã ấp nở thành con non.

Trong giai đoạn nền kinh tế hội nhập đòi hỏi người nông dân phải năng động, sáng tạo trong việc chọn và xây dựng mô hình sản xuất để đạt hiệu quả kinh tế cao.

Do vậy, việc trồng cây gì, nuôi con gì để tránh cảnh dội chợ, ế hàng là hết sức cần thiết. Mô hình sản xuất lươn giống của chị Phạm Kỳ Kiều Em là một minh chứng.

Cách đây trên 10 năm, gia đình chị Kiều Em đã từng nuôi ếch thương phẩm, nhưng giá cả vật nuôi này luôn biến động, lợi nhuận đem lại không cao.

Qua tham khảo, tìm hiểu các chương trình khuyến nông, khuyến ngư chị biết được mô hình nuôi lươn giống đem lại hiệu quả kinh tế khá cao...

Có được vốn kiến thức, kỹ thuật, chị Kiều Em bắt tay vào xây dựng kế hoạch thực hiện mô hình nuôi lươn giống và ý tưởng của chị đã được Chi cục Phát triển nông thôn, Phòng Nông nghiệp huyện Châu Thành, Trung tâm Khuyến nông tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre chấp nhận.

Ban đầu cơ sở của chị Kiều Em được hỗ trợ 5.000 con lươn giống, trong đó, kinh phí từ nguồn hỗ trợ là 30% cùng 85 triệu đồng để đầu tư xây dựng các bể nuôi.

130 bể nuôi lươn giống được chị xây dựng với kích cỡ 1 x 2,2m, dưới đáy lót đất và thả 15 con cái và 5 con đực. Nguyên tắc chọn lươn giống đạt chuẩn trọng lượng từ 100 - 200 gram và cho ăn bằng thức ăn viên tinh chế. Khoảng 20 ngày nuôi, lươn bắt đầu sinh sản, mỗi tháng 3 lần.

Chị Kiều Em cho biết: “Sau khi thu trứng lươn thì tiến hành đãi đất, vệ sinh trứng sạch rồi đưa vào lò ấp, khi trứng nở thành con, đưa vào các bể để dưỡng, khoảng 3 tháng là có thể xuất bán”.

Từ thực tế quy trình cho lươn đẻ và qua những tài liệu nghiên cứu, kết hợp với kinh nghiệm theo dõi mùa vụ sinh sản của lươn tự nhiên, cùng với sự cần cù, chịu thương chịu khó mà mô hình sản xuất lươn giống của chị Kiều Em đem lại hiệu quả ngày càng cao. Tỷ lệ trứng nở đạt khoảng 80%.

Mỗi năm trung bình cơ sở của chị Kiều Em cung ứng cho người nuôi lươn thương phẩm khoảng 200kg (1.000 con/kg), với giá 2 triệu đồng/kg.

Chị Kiều Em cho biết thêm: “Đặc tính của lươn là thích thoáng mát, nguồn nước sạch, cho ăn đúng giờ, thức ăn đảm bảo vệ sinh, trong bể đặt vài chùm dây nylon trên mặt nước làm ụ cho lươn chui vào trú ẩn”.

Ông Lê Hồng Dân - Phó chủ tịch UBND xã Tiên Thủy cho biết, cơ sở của chị Kiều Em là mô hình sản xuất lươn giống rất có hiệu quả. Bên cạnh việc sản xuất và bán con giống, chị Kiều Em còn hướng dẫn kỹ thuật nuôi lươn thương phẩm cho bà con.

Hiện tại, ngoài việc sản xuất lươn giống, chị Kiều Em đã và đang đầu tư xây dựng nhiều mô hình chăn nuôi hiệu quả khác như nuôi gà thả vườn, vịt siêu thịt, nuôi trăn…

Đây là mô hình kinh tế khá hiệu quả, được các ngành chuyên môn tỉnh và huyện Châu Thành đánh giá cao và sẽ có kế hoạch nhân rộng trong thời gian tới.

Báo Đồng Khởi
Đăng ngày 11/09/2018
Nguyễn Trung
Nuôi trồng

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 10:18 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 11:00 19/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 16:32 20/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:32 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 16:32 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 16:32 20/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 16:32 20/12/2024
Some text some message..