Nông dân Vĩnh Châu vào vụ sản xuất Artemia năm 2019

Năm 2019, theo kế hoạch thị xã Vĩnh Châu sẽ thả nuôi khoảng 800 ha artemia. Đến thời điểm này, diêm dân ở đây đã thả nuôi được 650 ha artemia, đạt trên 83% kế hoạch. Chủ yếu ở các xã Lai Hòa, Vĩnh Tân và phường Vĩnh Phước.

Nông dân Vĩnh Châu vào vụ sản xuất Artemia năm 2019
Thu hoạch artemia.

Hiện nay, Vĩnh Châu đã thu hoạch được 414 kg trứng tươi artemia, giá 1 kg là 1 triệu đồng và trên 3 tấn sinh khối, giá mỗi kg là 55.000 đồng đến 60.000 đồng. Ông Sơn Mạnh ở khóm Biển Dưới, phường Vĩnh Phước có 3.000m2 nuôi artemia. Mỗi ngày thu hoạch 2 kg trứng artemia, ông Sơn Mạnh thu về 2 triệu đồng. Ông chia sẻ: “Nhờ nuôi artemia nên tôi thấy cuộc sống của nông dân ở đây ổn hơn”. Còn với ông Huỳnh Văn Hải ở khóm Biển Dưới phường Vĩnh Phước thì cho rằng: Hiện nay bình quân 1 ngày ao nuôi artemia của tôi thu hoạch hơn 1 kg trứng. Hiện nay giá trứng artemia 1 triệu là tương đối ổn. Nếu thời tiết nắng kéo dài thì thu hoạch trứng artemia được lâu hơn.

Artemia là loài giáp xác thủy sinh sống trong điều kiện nước có độ mặn cao từ 60 ‰ - 120 ‰. Theo nhận định của Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa, Giám đốc Trung tâm ứng dựng và chuyển giao công nghệ thủy sản thuộc Khoa Thủy sản trường đại học Cần Thơ thì trên thế giới có rất ít nước nuôi được artemia và độ đạm của trứng artemia không cao bằng Việt Nam. Riêng trứng artemia sản xuất tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng luôn được khách hàng quốc tế đánh giá có chất lượng cao nhất thế giới. Vì vậy, luôn bán được giá cao hơn so với trứng artemia của các nước khác.

Với hàm lượng dinh dưỡng cao, trứng artemia ở Vĩnh Châu không những cung cấp cho thị trường trong nước làm thức ăn cho tôm giống, cua giống, cá cảnh mà còn xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới, mang lại nguồn thu nhập lớn, giúp nhiều hộ dân nuôi artemia ở đây thoát nghèo.

artemia, nuôi artemia, artemia Vĩnh Châu

Trứng artemia.

Năm 2019, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nuôi artemia đạt hiệu quả cao, các đơn vị chuyên ngành thị xã Vĩnh Châu đã thực hiện tốt việc phổ biến thời vụ nuôi hợp lý, hướng dẫn bà con từ khâu làm đất, lấy nước đến quá trình sản xuất. Bên cạnh đó, phối hợp tổ chức các lớp tập huấn trên quy mô rộng, nhằm cải tiến môi trường kỹ thuật nuôi artemia truyền thống để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Thạc sĩ Lê Văn Thông, Khoa thủy sản trường đại học Cần Thơ, phụ trách trại thực nghiệm artemia Vĩnh Châu, khuyến cáo: Hiện nay nhiệt độ ban ngày dao động từ khoảng 37- 41 độ C, bà con nuôi Atemia không nên sử dụng phân chuồng và phân hóa học trực tiếp xuống ao giống mà phải có diện tích ao riêng. Để bón phân gây màu tảo bà con phải cung cấp tảo vô ao, vừa để hạ độ mặn vừa cung cấp thức ăn tươi cho artemia thì sẽ hạn chế được sự ảnh hưởng.

“Về độ sâu mặt nước, thường thì bà con giữ được mặt nước khoảng 1 tấc 2 tấc, nhưng quan trọng là độ mặn. Nếu độ mặn cao thì ao rất là nóng nên bà con phải nâng mặt nước lên và có tảo trong đó. Một số bà con thấy nóng quá cho nước phù sa ngoài kinh sáng vào ao, nước trong ao không có thức ăn thì artemia chỉ có thể tốt nhất thời, nhưng sau đó artemia sẽ yếu và chết do không có gì để ăn”, thạc sĩ Lê Văn Thông cho biết thêm. 

Hiện nay bà con ở  thị xã Vĩnh Châu đang tiếp tục thả nuôi artemia và sẽ kết thúc thời vụ xuống giống loại giáp xác thủy sinh này vào tháng 5 âm lịch. Trong những năm gần đây nhiều người dân ở Vĩnh Châu đã chuyển đổi từ làm muối hoặc nuôi tôm sang nuôi artemia, qua đó cho thấy mô hình này dần khẳng định được hiệu quả kinh tế là 1 trong 5 đối tượng nuôi chủ lực của tỉnh Sóc Trăng cần phải được đầu tư phát triển.

THST
Đăng ngày 20/03/2019
Chí Thanh
Nuôi trồng

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 10:18 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 11:00 19/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 04:05 23/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 04:05 23/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 04:05 23/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 04:05 23/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 04:05 23/12/2024
Some text some message..