Nức mùi tôm càng

Gió chướng sòng cũng là lúc bông so đũa trổ những nụ lung linh như một nửa vầng trăng trên tàn cây. Hái những bông trắng ngà nấu canh chua với tôm càng là món ăn của những bậc trưởng giả thời xưa.

tôm càng xanh
Tôm càng, món ăn bổ dưỡng được nhiều người ưa chuộng, giá bán trên thị trường TP.HCM hiện nay khoảng 180.000 đồng/kg - Ảnh: Hoài Linh

Thịt tôm càng cũng là “phụ gia” món ăn lót lòng của những người lao động: bánh mặn. Bánh mặn đúc nhiều lớp, sau hấp chín, trải thịt tôm băm hòa thịt nạc heo băm. Xắt từng miếng bánh hình thoi cho vào dĩa, chan nước cốt dừa, rải mớ cà rốt, củ cải trắng ngâm chua, chan nước mắm giấm ớt, dễ lùa tới căng bụng.

Bây giờ, sông Tiền sông Hậu vẫn mênh mông nước bạc, nhưng con tôm càng ngày một ít đi. Những con tôm sông trắng xanh được xem là thực phẩm cao cấp dành cho những người “biết ăn”. Thưởng thức tôm nhanh gọn không gì bằng nướng. Ngoài ăn “suông”, để tăng thêm phần ngon miệng, người ta xé thịt tôm nướng trải lên mặt tô bún đã sắp sẵn dưa chua, xà lách, dưa leo, giá sống..., chan nước mắm giấm ớt là no cành hông.

Món ăn chơi này lâu lâu thèm miệng mới dám rớ. Bây giờ, tôm càng thường được dùng làm món kho tàu, kho mẳn, là những món ngon nhớ đời. Bàn tay người nội trợ sao tài quá. Khéo léo lặt đầu tôm, lấy gạch để trong chén ướp tiêu, bột ngọt, bột nêm, mỡ, trộn đều, sên trên bếp lửa nhỏ đến khi sánh. Tôm lột bỏ vỏ, chừa đuôi cho đẹp, rửa sạch, để ráo.

Cứ một phần muối hột dùng ba phần đường cát trắng cho vô nồi, xóc đều, để chừng ba bốn tiếng, mình tôm thấm đầy gia vị, săn trong.

Cho nồi lên bếp lửa than lớn. Khi những chiếc bong bóng phập phù trong nồi, để lửa riu riu tới lúc không còn chiếc bong bóng nào là lúc nước đã rút hết vào mình tôm, tôm chín, nhưng chưa kỹ. Gạt than khỏi bếp, khi tôm ửng đỏ, chế chén gạch tôm vào, xóc cho tôm thấm đều gạch và gia vị, để trên bếp lửa một lát rồi dọn ra bàn. (Có người thích kho sệt lấy nước chan cơm). Tôm kho tàu vàng ươm ăn nóng cùng với xà lách, rau thơm, dưa leo và cà chua xắt lát. Món này ngon ngoài mùi vị đặc trưng của tôm, vị tiêu cay, còn nhờ mùi than củi tỏa thấm mình tôm. Lại càng ngon hơn nhờ cái “vị” lành lạnh của tiết trời gần tết luẩn quẩn thịt da.

Để thay khẩu vị là nồi tôm kho mẳn. Tôm lột bỏ vỏ, ướp gia vị rồi cho vào nồi nước cùng một ít muối hột, bắc trên bếp lửa riu riu. Nước cạn, xăm xắp, tôm chín. Nước tôm kho lợn cợn những váng gạch hồng lợt, chan cơm ăn đã ngon, nhưng chấm đậu rồng non mới khoái khẩu. Đậu rồng non nổ giòn trong răng, chan chát mùi đất đai cùng vị mặn thơm của gia vị, của thịt tôm hòa quyện.

Nhiều người sành ăn tôm đều khẳng định đầu tôm là ngon hơn hết. Cắn đầu tôm cảm nhận giòn mềm, rồi vị béo ngọt tiết ra hậu bùi, lâng lâng khoái cảm.

Ăn tôm tốt cho tim mạch

Tôm tép có giá trị dinh dưỡng cao: rất giàu chất đạm, có đầy đủ các axit amin cần thiết cho cơ thể như lysin, valin, leucin, arginin... Ngoài ra còn có các loại vitamin và khoáng chất như B12, cholin, sắt, đồng, selen, canxi, photpho, iốt...

Ăn tôm có tác dụng bồi bổ cơ thể vì giàu đạm, chữa được bệnh thiếu máu vì có nhiều sắt và B12, giúp tăng cường miễn dịch và chức năng tuyến giáp. Selen là chất chống oxy hóa quan trọng, giúp chống lại các gốc tự do gây tổn thương màng tế bào và DNA. Ngoài ra, astaxanthin là chất tạo nên màu sắc trong tôm, đã được chứng minh có tác dụng giảm viêm, làm chậm quá trình lão hóa và bệnh tật.

Mối e ngại trước đây là sợ tôm chứa nhiều cholesterol có thể gây ra bệnh tim mạch. Nhưng kết quả các nghiên cứu cho thấy trong tôm (nhất là tôm hùm) chứa nhiều chất béo omega-3 tốt cho tim mạch.

Nghiên cứu của tiến sĩ E.D. Oliveira thuộc Đại học Rockefeller năm 1996 khi cho người tham gia ăn mỗi ngày khoảng 300 gam tôm (cung cấp 600mg cholesterol) trong ba tuần. Kết quả cho thấy tôm đã có một tác động tích cực trên tổng số cholesterol vì nó cải thiện cả HDL (cholesterol tốt) và triglycerid tổng cộng 25% so với chỉ làm tăng 7% LDL cholesterol xấu), tức “có lời” 18%.

Các chất béo có trong tôm chủ yếu là loại không bão hòa có tác dụng tốt cho hệ tim mạch. Nếu bạn là người bị lượng cholesterol máu cao thì cần hạn chế ăn tôm dạng chiên xào và cần tham khảo thêm lời khuyên của bác sĩ về chế độ ăn uống cholesterol.

Tôm có khả năng gây dị ứng ở mọi lứa tuổi. Nhẹ thì gây nghẹt mũi, hắt hơi, ngứa da, nổi mề đay, ngứa ran trong miệng, đau bụng, buồn nôn. Nặng có thể gây sốc phản vệ và tử vong. Vì vậy người có tiền sử dị ứng thức ăn nên cẩn thận khi ăn tôm.

                                                                                                                                        Bs Nguyễn Thanh Hải

Tuổi trẻ, 17/01/2016
Đăng ngày 17/01/2016
Cúc Tần
Ẩm thực

Cua Cà Mau: Đặc sản thiên nhiên vùng Đất Mũi

Cua Cà Mau nổi tiếng khắp nơi nhờ thịt chắc, ngọt và gạch béo bùi, là đặc sản trứ danh của vùng sông nước miền Tây. Được nuôi tự nhiên trong môi trường nước mặn và lợ, cua Cà Mau có sức sống dẻo dai, chất lượng vượt trội so với các vùng khác. Với giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, cua Cà Mau luôn là lựa chọn yêu thích trong các bữa tiệc hải sản

Cà Mau
• 09:49 12/11/2024

Don Quảng Ngãi: Vị ngon khó quên của miền Trung

Don Quảng Ngãi là một món ăn độc đáo của xứ Quảng, nổi bật với vị ngọt thanh từ con don nhỏ bé sống ở các dòng sông. Với cách chế biến giản dị nhưng đậm đà, món ăn này không chỉ là đặc sản mà còn là niềm tự hào của người dân Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi
• 09:00 30/10/2024

Đảo thiên đường Quan Lạn: Du lịch biển và khám phá "vàng ròng" của Quảng Ninh

Bên cạnh vẻ đẹp tự nhiên, Quan Lạn còn nổi tiếng với đặc sản sá sùng - loài hải sản quý hiếm được mệnh danh là "vàng ròng" của vùng biển. Sá sùng không chỉ là nguyên liệu bổ dưỡng trong ẩm thực mà còn có giá trị kinh tế cao, góp phần tạo nên sự phong phú và độc đáo cho du lịch ẩm thực tại đảo.

Đảo Quan
• 14:09 19/10/2024

Hòn ngọc quý Phú Quốc: Hương vị đặc sắc từ "vàng đen" của đại dương

Phú Quốc, ngoài vẻ đẹp hoang sơ của biển đảo, còn là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích ẩm thực hải sản, đặc biệt là nhum biển. Nuôi nhum tại Phú Quốc không chỉ tạo nên nguồn hải sản tươi ngon mà còn mang đến cho du khách cơ hội khám phá những món ăn độc đáo, đậm chất địa phương.

Hòn đảo ngọc Phú Quốc
• 12:00 15/10/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 16:38 27/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 16:38 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 16:38 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 16:38 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 16:38 27/11/2024
Some text some message..