Nuôi ba ba làm giàu

Học hỏi mô hình nuôi ba ba ở Hậu Giang và áp dụng ngay trên miếng vườn của mình, 3 năm nay, anh Phạm Tấn Hưng, ngụ ấp Thới Phước 1, xã Tân Thạnh, huyện Thới Lai (TP Cần Thơ) thành công với nghề nuôi ba ba, tăng thu nhập kinh tế gia đình đáng kể.

ba ba
Anh Phạm Tấn Hưng với ba ba 8 tháng tuổi, mỗi con trên 500 gram.

Anh Phạm Tấn Hưng tham gia bộ đội năm 1974, sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, anh tiếp tục làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia. Đến năm 1980, anh về sửa sang khôi phục lại vườn tược, cùng với ba mẹ canh tác thửa ruộng 2 ha. Vất vả với cây lúa từ 1 vụ chuyển dần lên 2, 3 vụ trong năm, năng suất cũng dần tăng lên theo từng thời vụ, kinh tế gia đình tương đối ổn định. Tuy vậy, anh Hưng không mấy hài lòng, nên cách đây 3 năm anh học hỏi mô hình nuôi ba ba ở Hậu Giang và đem về áp dụng ngay trên miếng vườn của mình. Nhờ có sự trợ giúp hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ chăn nuôi huyện, năm đầu, anh nuôi thử 500 con, qua 8 tháng thấy ba ba lớn nhanh, phát triển tốt, giá cả cũng hợp lý, anh tiếp tục nuôi thêm ba ba và dùng tôn che chắn nuôi 2.000 con. Với giá ba ba thịt hiện nay, con từ 500 gram (nửa ký) trở lên giá 200.000 đồng/ký, con dưới 500 gram giá 180.000 đồng/ký. Có bao nhiêu đem cân cho các nhà hàng hết bấy nhiêu.

Anh Hưng cho biết: "Hiện tại, nghề nuôi ba ba chắc ăn hơn nghề nuôi heo gấp mấy lần, vì nó ít bịnh dịch, thức ăn ít tốn kém hơn, nhưng quan trọng phải có hệ thống đăng bao chắc chắn, đừng cho ba ba leo trèo, bởi nó có thể đào hang xuyên ngang qua bờ 2 mét như chơi. Đợt rồi tôi nuôi 2.000 con, dùng tôn che chắn không đảm bảo nên ba ba chen đi phân nửa, số còn lại tôi tuyển từng đợt bán cộng lại cũng được 180 triệu đồng. Chi phí cho con giống, thức ăn, các chi phí khác hết 30 triệu, còn lời trên trăm triệu. Nhờ số tiền này mà tôi nuôi con trai út tốt nghiệp đại học ngành du lịch, hiện cháu đang làm hướng dẫn viên du lịch tại Cần Thơ. Các con lớn của tôi đều có nhà cửa ổn định". Theo anh Hưng, chi phí thức ăn cho ba ba không tốn nhiều tiền, vì ba ba ăn cá bổi tạp giá 5.000 - 10.000 đồng/ký. Thời gian đầu đem ba ba về nuôi, anh cho chúng ăn bằng thức ăn chế biến để ba ba khỏe mạnh, sau đó cho ăn cá tạp, ngày cho ăn ba cử, sáng, trưa, chiều. Ba ba là loại ăn tạp, ăn hổn nên cá, thịt sống nó đều ăn hết, không kén. Sau 8 tháng nuôi, ba ba đạt trọng lượng mỗi con từ nửa ký trở lên, có thể đem đi bán, nuôi 1 năm là ba ba đẻ.

Anh Hưng nói: "Giờ tôi cho ba ba đẻ và ấp trứng nở con tại nhà luôn. Muốn cho nó đẻ, bắt riêng ba ba cái với vài con đực nuôi chung trong cái bể nước có vách tường xi măng chắc chắn. Chính giữa bể làm một khoảnh vuông chứa cát dày chừng 4 tấc, bên trên có mái che cho râm mát, ban đêm ba ba trèo lên đẻ. Ba ba đẻ xuyên suốt 2 tháng mới thôi, mỗi con trọng lượng nửa ký trở lên mang trong bụng hàng trăm trứng. Cứ 3 ngày bươi cát lên lượm trứng một lần, đem trứng để riêng vô thùng phía dưới có cát ấm, đậy nắp thùng lại để vô mát 1 tháng là trứng nở con. Canh chừng ngày bắt ba ba con ra nuôi riêng vào hầm để dễ chăm sóc, cho ăn".

Anh Hưng cho biết thêm: Ba ba thường mắc 2 bệnh: mù mắt và ghẻ lở. Hai thứ bệnh này cũng dễ trị, dùng thuốc pha loãng xịt lên mặt nước trong diện tích hầm là sẽ hết. Để cho ba ba mau lớn thì theo dõi phần ăn và xả phên, thay nước thường xuyên trong hầm. Anh Hưng chỉ tay ra phía sau vườn và bộc bạch ý định của mình: "Tới đây tôi mua gạch, cát, xi măng xây bao quanh miếng đất này có diện tích 250m2 để nuôi 3.000 con ba ba, tôi rất mê thích nghề nuôi ba ba này rồi, không thể nghỉ được! Cũng nhờ nó mà 3 năm qua kinh kế gia đình tôi phất lên dư giả.

Thịt ba ba ngọt ngon chế biến được nhiều món như: Ba ba nấu thuốc bắc, ba ba luộc nước dừa, ba ba nấu ca ri, sa tế, ba ba rang muối, ba ba nấu chuối sáp, ba ba nấu cháo xé phay trộn gỏi… Những bữa tiệc tùng ở nhà hàng, ba ba được coi là món đặc sản quý khoái khẩu, vì thịt vừa ngọt, vừa dai nhưng lại vừa mềm, được nhiều người ưa thích.

Báo Cần Thơ, 06/04/2014
Đăng ngày 09/04/2014
Nhật Hồng
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Kích thích hệ miễn dịch cho tôm nên sử dụng sản phẩm có chứa thành phần nào?

Để bảo vệ sức khỏe và nâng cao sức đề kháng của tôm, việc kích thích hệ miễn dịch thông qua việc sử dụng các sản phẩm chứa những thành phần đặc biệt là rất cần thiết. Các thành phần này không chỉ giúp tôm phát triển khỏe mạnh mà còn giảm thiểu rủi ro mắc bệnh, từ đó tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.

Tôm thẻ
• 09:49 26/07/2024

Tiến bộ khoa học đột phá trong nuôi tôm: Quản lý tự động môi trường 3 giai đoạn

Dự án "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ quản lý tự động các yếu tố môi trường trong nuôi tôm thẻ chân trắng 3 giai đoạn" đã được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An thực hiện thành công từ tháng 4/2023 đến tháng 7/2024. Dự án này đã mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho người nuôi tôm, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng bền vững trên địa bàn tỉnh.

Tôm thẻ
• 09:51 25/07/2024

Xác định nhu cầu tiêu thụ để có hướng nuôi phù hợp

Việc xác định nhu cầu tiêu thụ là một bước quan trọng trong quy trình nuôi tôm. Trước khi bắt đầu bất kỳ hoạt động nuôi trồng nào, người nuôi cần phải hiểu rõ thị trường tiêu thụ.

Tôm thẻ
• 08:00 25/07/2024

Bảo quản và quản lý chế độ ăn của tôm ngày mưa

Vào những ngày mưa, người nuôi cần có những biện pháp cụ thể để bảo quản và quản lý chế độ ăn nhằm đảm bảo tôm không bị stress và duy trì năng suất cao. Dưới đây là một số hướng dẫn quan trọng về cách bảo quản và quản lý chế độ ăn cho tôm vào những ngày mưa.

Nhá ăn
• 09:55 24/07/2024

Giải oan cho loài cá xấu xí nhất thế giới

Trên thế giới không hiếm sinh vật biển nổi tiếng nhờ ngoại hình xinh đẹp; thế nhưng đối với trường hợp của loài cá Blobfish thì cá biệt hơn bởi chúng gây chú ý với nhiều người nhờ vào vẻ ngoài “có một không hai” của mình.

Cá giọt nước
• 09:44 27/07/2024

Thủy sản nuôi trồng tăng 4,1% và khai thác tăng 1%

Báo cáo của Cục Thủy sản cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2024, sản lượng thủy sản khai thác chưa giảm được theo kế hoạch tuy nhiên tỷ lệ tăng đã thấp hơn nuôi trồng; cụ thể sản lượng nuôi trồng tăng 4,1% còn khai thác chỉ tăng 1%.

Tàu cá
• 09:44 27/07/2024

Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2024 tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2023

Theo Trung tâm chuyển đổi số và Thống kê Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT), sản lượng thủy sản tháng 6/2024 ước đạt 869,5 nghìn tấn, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản lượng cá đạt 1.727,1 nghìn tấn, tăng 2,8%; sản lượng tôm đạt 366,6 nghìn tấn, tăng 4,1%.

Cá biển
• 09:44 27/07/2024

Kích thích hệ miễn dịch cho tôm nên sử dụng sản phẩm có chứa thành phần nào?

Để bảo vệ sức khỏe và nâng cao sức đề kháng của tôm, việc kích thích hệ miễn dịch thông qua việc sử dụng các sản phẩm chứa những thành phần đặc biệt là rất cần thiết. Các thành phần này không chỉ giúp tôm phát triển khỏe mạnh mà còn giảm thiểu rủi ro mắc bệnh, từ đó tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.

Tôm thẻ
• 09:44 27/07/2024

Quản lý tốt chất thải trong ao nuôi tôm

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, quản lý chất thải là một trong những yếu tố then chốt quyết định đến sự thành công và bền vững của mô hình nuôi. Đặc biệt, với ao nuôi tôm, chất thải từ thức ăn dư thừa, phân tôm và các chất hữu cơ khác có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng nếu không được quản lý đúng cách.

Vỏ tôm lột
• 09:44 27/07/2024
Some text some message..