Thủy sản nuôi trồng tăng 4,1% và khai thác tăng 1%

Báo cáo của Cục Thủy sản cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2024, sản lượng thủy sản khai thác chưa giảm được theo kế hoạch tuy nhiên tỷ lệ tăng đã thấp hơn nuôi trồng; cụ thể sản lượng nuôi trồng tăng 4,1% còn khai thác chỉ tăng 1%.

Tàu cá
Áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong nuôi trồng nâng cao hiệu quả

Kết quả chung

Trong 6 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng tăng 4,1% là chưa đạt kế hoạch, còn khai thác chỉ tăng 1% nhưng cũng đã vượt kế hoạch.

Số liệu cụ thể của Cục Thủy sản, tổng sản lượng thủy sản 4,385 triệu tấn, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 47,6% kế hoạch. Trong đó, nuôi trồng 2,431 triệu tấn, tăng 4,1% so với cùng kỳ, đạt 42,8% kế hoạch; khai thác 1,953 triệu tấn, tăng 1% so với cùng kỳ, đạt 55,2% kế hoạch. 

Giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm ước 4,355 tỷ USD, tăng 4,9% cùng kỳ năm 2023 và đạt 45,8% kế hoạch (9,5 tỷ USD).

Sản xuất giống và thức ăn 

Cả nước hiện có 7.256 cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản; tổng sản lượng khoảng 166 tỷ con. Trong đó, giống tôm nước lợ có 7 cơ sở nuôi tôm bố mẹ với khoảng 11.200 con; và 2.267 cơ sở sản xuất tôm giống thương phẩm với tổng sản lượng 82,9 tỷ con. Giống cá tra có 1.690 cơ sở, sản xuất 6,63 tỷ con cá bột và 0,9 tỷ con cá giống. Giống nhuyễn thể có 835 cơ sở, sản xuất 87,7 tỷ con. Giống cá biển có 112 cơ sở, sản xuất 135 triệu con. Giống cá rô phi/diêu hồng có 195 cơ sở, sản xuất 1,47 tỷ con. Cơ bản đã cung ứng đủ nhu cầu cho nuôi trồng thủy sản.

Về sản xuất, cung ứng thức ăn thủy sản. Cả nước có 824 cơ sở sản xuất, sản lượng trong 6 tháng đạt 2,72 triệu tấn; sản lượng thức ăn nhập khẩu khoảng 132 nghìn tấn. Cung ứng 0,7 triệu tấn cho tôm nước lợ; 1,02 triệu tấn cho cá tra; 1 triệu tấn cho thủy sản khác. Đã đáp ứng phục vụ nuôi trồng thủy sản, tuy nhiên giá thành thức ăn còn cao. 

Khai thác thủy sản

Tổng sản lượng khai thác 1,953 triệu tấn, tăng 1% so với cùng kỳ, đạt 55,2% kế hoạch cả năm. Gồm khai thác biển 1,864 triệu tấn (cá 1,45 triệu tấn; tôm 67 nghìn tấn; thủy sản khác 341 nghìn tấn) và khai thác nội địa 89 nghìn tấn.

Cán bộ
Tìm giải pháp khắc phục tạm thời sự cố mất kết nối thiết bị giám sát hành trình tàu cá. Ảnh: Bộ đội Biên phòng

Cả nước có 85.980 tàu cá (có 68.872 tàu đã đăng ký và 17.108 tàu chưa đăng ký). Trong đó, 39.867 tàu từ 6 - 12m; 16.561 tàu từ 12 - 15m; 27.022 tàu từ 15 - 24m; 2.530 tàu trên 24m. Việc đăng ký tàu cá dù các địa phương có nhiều nỗ lực nhưng với 17.108 tàu chưa đăng ký đang là áp lực lớn cho công tác gỡ thẻ vàng IUU những tháng tới.

Trong 6 tháng cũng phát hiện, xử lý 18 lượt tàu có chiều dài trên 24m vượt qua ranh giới vùng được phép khai thác thủy sản trên biển. Bên cạnh, 103 tàu có chiều dài hơn 24m mất kết nối hơn 10 ngày trên biển; 10.761 lượt tàu từ 24m trở lên mất kết nối từ 6 giờ đến 10 ngày trên biển. Đây cũng là một nội dung đang được các địa phương tập trung giải quyết để đón đoàn thanh tra của EC sang làm việc trong tháng 10/2024, gỡ được thẻ vàng IUU.

Nuôi trồng thủy sản

Trong 6 tháng đầu năm, diện tích thả nuôi không tăng nhiều so với cùng kỳ nhưng sản lượng tăng nhanh do áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến và tuân thủ quy định về mùa vụ. Giá nguyên liệu, vật tư đầu vào tiếp tục tăng cao nên hạn chế hiệu quả kinh tế.

Nuôi nước lợ diện tích 674,5 nghìn ha, tăng 1,1% so với cùng kỳ; tổng sản lượng 450,3 nghìn tấn, tăng 4,9%. Trong đó, tôm nước lợ 665,5 nghìn ha, sản lượng 454,8 nghìn tấn (tôm sú 122,1 nghìn tấn; tôm thẻ chân trắng 332,7 nghìn tấn); kim ngạch xuất khẩu đạt 1,63 tỷ USD. Nuôi cá biển ao và hỗn hợp khác 9 nghìn ha với sản lượng 38 nghìn tấn.

Nuôi cá tra diện tích 3.104 ha, giảm 2,8% so với cùng kỳ. Sản lượng 832 nghìn tấn, tăng 5,4% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu 863 triệu USD.

Nuôi biển khoảng 9,2 triệu m3 lồng (gồm 4 triệu m3 lồng nuôi cá biển; 5,2 triệu m3 lồng nuôi tôm hùm) và 55 nghìn ha nuôi nhuyễn thể. Tổng sản lượng 370,4 nghìn tấn, tăng 12,6% so với cùng kỳ; trong đó cá biển 21 nghìn tấn, tôm hùm 1,35 nghìn tấn, nhuyễn thể 203 nghìn tấn, đối tượng khác 145 nghìn tấn.

Đăng ngày 26/07/2024
Sáu Nghệ @sau-nghe
Góc nhìn

Khảo sát về tình hình nuôi trồng thủy sản hậu đại dịch

Chúng tôi xin phép gửi đến quý bà con thực hiện khảo sát phần quà nhỏ là 10.000VND card điện thoại như một lời cảm ơn chân thành, kính mong quý bà con giúp đỡ.

khảo sát thủy sản
• 17:21 24/02/2022

Tép Bạc tròn 10 tuổi

Tép Bạc kỷ niệm 10 năm thành lập (22/02/2012 - 22/02/2022).

Thủy sản Tép Bạc
• 21:38 22/02/2022

22/02/2022 NGÀY VÀNG - NGÀN ƯU ĐÃI

Còn chần chờ gì nữa mà không vào chọn sản phẩm rồi bỏ vào giỏ hàng ngay, đến 22-23/02 bấm mua hàng thì sản phẩm sẽ đến tay bạn thật sớm dù bạn ở gần hay xa.

tepbac eshop
• 09:51 22/02/2022

Chi cục thủy sản Hà Nội gửi thư mời tham dự Hội thảo miễn phí

Thư mời tham gia Hội thảo "Phát huy hiệu quả của chuyển đổi số trong Nuôi trồng thủy sản" do Chi cục thủy sản Hà Nội và công ty Tép Bạc phối hợp tổ chức.

Hội thảo thủy sản
• 01:33 21/02/2022

Thủy sản Việt Nam chuyển động cùng thế giới đổi thay

Trước rủi ro từ chính sách thuế quan của Hoa Kỳ, nhiều doanh nghiệp thủy sản Việt Nam chủ động tái cơ cấu thị trường xuất khẩu và để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, sản phẩm được chế biến đa dạng hơn. Trong khó khăn đang rõ khả năng chuyển động cùng thế giới thay đổi của thủy sản Việt Nam.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:57 19/06/2025

Năm 2025 kinh tế biển chuyển mình vượt lên nguồn lợi suy giảm

Số liệu của Cục Thủy sản và Kiểm ngư, nguồn lợi thủy sản trong 15 năm qua đã giảm 22% và đang để lại nhiều khó khăn thách thức. Tuy nhiên, năm 2025, Bộ NN&MT xác định kinh tế biển sẽ chuyển mình để năm 2030 đóng góp 10% GDP cả nước.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:55 17/06/2025

Vấn đề tiêm vaccine phòng bệnh cho cá tra giống

Mấy năm nay, tiêm vaccine cho cá tra giống được xác định là một giải pháp hiệu quả giúp phòng ngừa dịch bệnh, giảm sử dụng kháng sinh, nâng cao chất lượng sản phẩm và lợi nhuận cho người nuôi, đảm bảo sự phát triển ổn định. Thế nhưng đến nay, mới tỷ lệ nhỏ cá tra giống được tiêm vaccine, đặt ra yêu cầu cần đẩy mạnh.

Cá tra
• 11:22 04/06/2025

Ô nhiễm ánh sáng làm tảo độc bùng phát trong ao

Một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Water Research (Đức) cho biết, ô nhiễm ánh sáng len lỏi tận đáy ao nước ngọt làm bùng phát tảo độc có hại cho thủy sản và cuộc sống con người. Trước đây, ô nhiễm ánh sáng gây rối loạn hệ sinh thái thì đã được khẳng định.

Tảo
• 10:12 29/05/2025

Nghêu Việt Nam: Tăng trưởng liên tục

Ngành xuất khẩu nghêu của Việt Nam đang thực sự gây ấn tượng mạnh mẽ trên bản đồ thương mại thủy sản quốc tế. Với những con số tăng trưởng đầy lạc quan trong nửa đầu năm 2025, nghêu không chỉ khẳng định vị thế của mình mà còn mở ra một chương mới đầy triển vọng cho kinh tế biển Việt Nam. Đây không chỉ là câu chuyện về kim ngạch, mà còn là hành trình vươn lên của một ngành hàng tiềm năng, từ những bãi bồi ven biển đến bàn ăn của người tiêu dùng toàn cầu.

Nghêu
• 20:37 20/06/2025

Tôm lột xác sai chu kỳ do có mưa lớn kéo dài

Mưa lớn kéo dài luôn là một trong những nỗi lo hàng đầu của người nuôi tôm, không chỉ vì nguy cơ xói mòn bờ ao, mà còn vì những tác động tiêu cực đến môi trường nước và sức khỏe tôm nuôi. Trong đó, hiện tượng tôm lột xác sai chu kỳ do ảnh hưởng của mưa là một vấn đề nghiêm trọng, gây thiệt hại không nhỏ đến năng suất và lợi nhuận.

Vỏ tôm lột
• 20:37 20/06/2025

Mùa khai thác rong mơ ở Quảng Ngãi: Lộc vàng từ biển cả

Mỗi năm, khi nắng bắt đầu gắt và biển lặng hơn vào đầu mùa hè, người dân ven biển Quảng Ngãi lại tất bật bước vào mùa khai thác rong mơ – một loài rong biển quý, có giá trị cao về mặt kinh tế và sinh thái. Không chỉ mang lại nguồn thu đáng kể cho ngư dân, rong mơ còn được xem là biểu tượng của sinh kế bền vững gắn với vùng ven biển miền Trung.

Khai thác rong mơ
• 20:37 20/06/2025

Tôm bơi lờ đờ và kéo đàn: Dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm trong ao nuôi

Một trong những hiện tượng khiến người nuôi tôm lo lắng và cần đặc biệt chú ý chính là tôm bơi lờ đờ và kéo đàn. Đây không chỉ là biểu hiện của sự suy yếu mà còn có thể là lời cảnh báo về những vấn đề nghiêm trọng đang xảy ra trong ao, từ môi trường xuống cấp đến sự bùng phát của dịch bệnh.

Tôm bơi lờ đờ
• 20:37 20/06/2025

Loại cá mờm cơm: Từ món ăn bình dân đến đặc sản xuất khẩu

Tại những làng chài ven biển Nam Trung Bộ và Tây Nam Bộ, cá mờm cơm từ lâu đã là món ăn dân dã, gắn bó với đời sống ngư dân. Ít ai ngờ rằng, loài cá nhỏ bé này đang từng bước trở thành mặt hàng xuất khẩu giá trị, được ưa chuộng tại nhiều quốc gia châu Á và châu Âu. Hành trình từ bữa cơm gia đình đến bàn tiệc quốc tế của cá mờm cơm là một câu chuyện đầy thú vị về tiềm năng biển cả Việt Nam.

Cá mờm cơm
• 20:37 20/06/2025
Some text some message..