Nuôi cá bống bớp: Hướng mới cho vùng tôm dịch bệnh

Sau nhiều năm nuôi tôm thất bát, anh Trần Văn Nhật ở xã Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh - Hà Tĩnh) đã đưa đối tượng cá bống bớp vào nuôi thử nghiệm. Đây là mô hình đầu tiên trên đất Hà Tĩnh, bước đầu có nhiều triển vọng, hứa hẹn cho hiệu quả kinh tế cao.

Nuôi cá bống bớp trên vùng tôm dịch bệnh
Anh Trần Văn Nhật thả hơn 1 vạn cá bống bớp trên diện tích 0,5 ha

Vùng nuôi tôm Eo Bu ở thôn Vĩnh Thuận, xã Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh) có diện tích hơn 29 ha nhưng mấy năm gần đây nuôi tôm bấp bênh, hiệu quả kinh tế thấp. Nguyên nhân chính là do nguồn nước bị ô nhiễm, dịch bệnh thường xuyên xẩy ra, ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế cũng như tâm lý của các hộ nuôi.

Mạnh dạn đưa đối tượng nuôi mới vào vùng đất nuôi tôm kém hiệu quả này là anh Trần Văn Nhật ở xã Kỳ Ninh - người đã có "thâm niên" nuôi tôm hơn 8 năm qua. Anh Nhật chia sẻ: Vài năm gần đây, nuôi tôm gặp nhiều rủi ro nên “cụt” vốn đầu tư, gần 7 ha ao nuôi coi như bỏ hoang. Khi Trung tâm Khuyến nông tỉnh xây dựng mô hình trình diễn nuôi cá bống bớp, anh đồng ý tham gia những mong chuyển hướng làm ăn, không để lãng phí tiềm năng đất đai. Cùng với sự hướng dẫn của trung tâm, anh đã “khăn gói” ra tỉnh Nam Định học hỏi quy trình nuôi cá bống bớp thương phẩm.


Vùng nuôi tôm Eo Bu ở xã Kỳ Ninh (thị xã Kỳ Anh) thường xuyên bị dịch bệnh

Sau khi tích lũy được kiến thức, ngoài 139 triệu đồng được hỗ trợ, anh mạnh dạn vay mượn hơn 103 triệu đồng để đầu tư cải tạo ao nuôi. Tháng 6/2018, anh mua hơn 1 vạn giống cá bống bớp về thả trên diện tích 0,5 ha ao nuôi tôm trước đây. Đây là đối tượng nuôi mới đầu tiên trên địa bàn Hà Tĩnh nên anh rất thận trọng trong đầu tư ao nuôi, kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh.

Anh Nhật phấn khởi cho biết thêm: “Nuôi cá bống bớp “khỏe” hơn gấp 2 - 3 lần nuôi tôm bởi rủi ro ít, kỹ thuật lại không quá khó, thức ăn chủ yếu các loại cá tạp dễ mua, giá rẻ nên chi phí thấp. Vào dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 này, tôi sẽ tiến hành cho thu tỉa vài tạ để bán ra thị trường, phục vụ nhu cầu. Đến khoảng tháng 3/2019, khi cá có kích cỡ 7-8 con/kg thì sẽ tiến hành cho thu hoạch. Sản lượng ước đạt 1,2 tấn cá thương phẩm, bán với giá 230 - 270 nghìn đồng/kg, trừ chi phí, lãi chắc 150 triệu đồng”.


Cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh kiểm tra, đánh giá mô hình thực nghiệm cá bống bớp

Anh Phạm Phú Hòa – cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông tỉnh, cho rằng: Xây dựng mô hình trình diễn nuôi cá bống bớp trong ao đất vỗ bờ bằng xi măng trên vùng nuôi tôm Eo Bù là để tìm ra đối tượng nuôi phù hợp nhằm tăng thu nhập trên cùng một diện tích mặt nước.

Trung tâm Khuyến nông tỉnh vừa kiểm tra đánh giá mô hình này qua 6 tháng chuyển giao công nghệ. Kết quả cho thấy, nuôi cá bống bớp có nhiều triển vọng, bởi các chỉ tiêu kỹ thuật đều đạt và vượt mức kế hoạch đề ra, đặc biệt là tỷ lệ sống đạt 90% và hiện cá sinh trưởng, phát triển rất tốt, có kích cỡ 20 – 23 con/kg...


Sau 6 tháng thả nuôi, cá bống bớp sinh trưởng và phát triển tốt, cho kích cỡ 20 – 23 con/kg...

Theo Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nguyễn Văn Trí, cá bống bớp là đối tượng mới, lần đầu tiên được nuôi tại Hà Tĩnh nhưng đã cho thấy được sự thích nghi tốt, hầu như không có dịch bệnh, tỷ lệ sống cao, dễ chăm sóc. Đây là đối tượng hải đặc sản có giá trị dinh dưỡng cao, thịt lành, bổ, thơm ngon nên mô hình cần được nhân rộng.

Tuy nhiên, nên nuôi với mật độ 1,5 - 2 con/m2 sẽ phù hợp với điều kiện của các hộ dân. Còn nuôi thâm canh mật độ lớn thì phải trang bị quạt nước để có hiệu quả hơn. Ngoài ra, liên kết xác định rõ đầu ra cho sản phẩm để tạo chuỗi sản xuất nhằm đảm bảo tính bền vững.

Báo Hà Tĩnh
Đăng ngày 20/12/2018
Hữu Trung
Nuôi trồng

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Chức năng của vôi canxi trong nuôi tôm

Vôi canxi đóng vai trò quan trọng trong nuôi tôm nhờ vào các chức năng cải thiện chất lượng môi trường nước và sức khỏe tôm.

Vôi
• 10:45 12/11/2024

Sản xuất cá bỗng đặc sản: Nông dân vùng cao thu về trăm triệu đồng

Tại các vùng cao nguyên phía Bắc, đặc biệt là tỉnh Hà Giang, cá bỗng đã trở thành một loại đặc sản quý hiếm, được xem như “vua của các loại cá” nhờ chất lượng thơm ngon và quy trình nuôi tự nhiên của người dân tộc Tày.

Cá bỗng
• 10:38 11/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 14:59 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 14:59 13/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:59 13/11/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 14:59 13/11/2024

Chức năng của vôi canxi trong nuôi tôm

Vôi canxi đóng vai trò quan trọng trong nuôi tôm nhờ vào các chức năng cải thiện chất lượng môi trường nước và sức khỏe tôm.

Vôi
• 14:59 13/11/2024
Some text some message..