Nuôi cá chiên ở xứ Tuyên

Suốt 3 năm thử nghiệm mô hình nuôi cá chiên nơi nước tĩnh, ông Chu Đức Minh, thị trấn Na Hang, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang đã thành công ngoài mong đợi...

Ông Chu Đức Minh chọn bắt cá chiên xuất bán
Ông Chu Đức Minh chọn bắt cá chiên xuất bán

Năm 2007, khi thủy điện Na Hang dâng nước, ông Chu Đức Minh mạnh bạo chuyển lên thác Mơ, nơi có mặt nước tự nhiên mênh mông để đóng bè nuôi cá lồng. Nước trong sạch, những mẻ cá lồng như cá lăng nha, cá chê lai, cá tra, rô phi đơn tính... đã giúp ông thu nhập cao, cải thiện cuộc sống và kinh tế gia đình ngày càng khấm khá.

Thế nhưng, các loại các thông thường chỉ phục vụ các thực khách bình dân, làm nhiều nhưng tiền tích lũy chẳng bao nhiêu, trong khi nhiều thương lái đến đặt mua cá chiên quý hiếm với giá từ 500.000 - 600.000 đ/kg. Dẫu biết cá chiên có giá trị cao, nhưng vấn đề nuôi nhốt loại cá quý hiếm này không đơn giản vì tiền mua giống đến thức ăn đều phức tạp.

Đặc tính của cá chiên chỉ ưa sinh sống nơi nước chảy xiết, hoặc các hang hốc đá dưới chân thác nước. Từ trước tới nay vẫn chưa ai có kinh nghiệm nuôi loài cá này. Riêng ông cũng chỉ biết đến loại cá chiên qua việc đánh bắt, thả câu đầu mùa hạ và có bắt được chỉ để bán hoặc giết thịt, chứ nuôi nhốt chưa bao giờ làm.

Đúng lúc đang muốn nuôi thử cá chiên, ông Minh nghe tin Phòng Nông nghiệp huyện Na Hang đang có dự án hỗ trợ tiền giống, thức ăn để giúp nông dân thực hiện thí điểm nuôi cá chiên nước tĩnh tại hồ thủy điện Na Hang.

Ngay lập tức, ông liên hệ với cán bộ Phòng Nông nghiệp huyện và được biết qua kiến thức cơ bản nuôi cá chiên như: Vị trí đặt lồng nuôi, cách thức chăm sóc, cách chọn cá giống... Một thông tin giá trị, làm ông Minh quyết tâm thực hiện, đó là cá chiên ăn thịt các loại cá nhỏ hơn, cá tạp sẵn có trong tự nhiên. Ông thấy phù hợp với nghề đánh vó điện. Vì mỗi lần cất vó đủ loại cá tạp, cá nhỏ sau đó loại ra phục vụ chăn nuôi vì không bán được. Ông đã về nghiên cứu thiết kế lồng nuôi theo hướng dẫn kỹ thuật của cán bộ Phòng Nông nghiệp.

Khi đóng xong lồng nuôi, ông đi đăng ký với các thuyền câu cá chiên giống dọc bờ sông Gâm để mua gom từng con giống. Cá chiên giống cũng khá đắt, với mỗi kg con giống chỉ được trung bình từ 4 - 5 con, giá thời điểm mua năm 2011 là 450.000 đ/kg. Do nguồn vốn ít, ông chỉ mua hơn 20 kg cá giống, đếm được 80 con đem về thả lồng.

Hàng ngày, mỗi lần cất vó, ông gom nhặt những con cá tạp đem về vất xuống cho chúng ăn. Thấy cá ăn đều đặn, sau mấy tháng bắt thử vài con lên cân thấy lớn đều và không có bị nấm bệnh như những lồng cá trê lai gần đó.

Hơn 2 năm nuôi nhốt, tất cả những con cá chiên của ông Minh đều lớn khỏe bình thường, con nhỏ được 2,5 kg, con lớn được gần 3 kg. Giá mỗi kg cá chiên bán tại chỗ cũng được 500.000 đ. Với kết quả đó, ông tiếp tục mua cá giống thả bù, với phương châm vừa nuôi con nhỏ, vừa bán những con to để giảm chi phí thức ăn chăn nuôi.

Qua nuôi nhốt, ông Minh rút ra rằng, cá chiên dễ tính hơn loài cá khác ở chỗ chúng chỉ cần ăn mỗi ngày một bữa. Đôi khi bận việc hoặc không kiếm được cá tạp, thì cách một hoặc hai ngày không chăm nó cũng chẳng chết, nên rất phù hợp với lối nuôi thả rông dài của nông dân miền núi.

Với kết quả khả quan này, Phòng Nông nghiệp huyện Na Hang tiếp tục hỗ trợ tiền đóng lồng cho các hộ dân nuôi cá trên mặt hồ mở rộng nuôi cá chiên đặc sản nơi nước tĩnh, với mỗi lồng là 1,6 triệu đồng. Cách hỗ trợ kịp thời của chính quyền huyện Na Hang đã giúp một số hộ dân tích cực tham gia vào mô hình nuôi cá chiên nơi nước tĩnh.

Mô hình nuôi cá chiên nước tĩnh thành công trên lòng hồ thủy điện Na Hang không chỉ giúp gia đình ông Chu Đức Minh có cuộc sống ngày một khấm khá hơn, mà góp phần tạo hướng đi mới, phát huy thế mạnh của hơn 8.000 ha mặt nước hồ thủy điện Na Hang nuôi cá đặc sản theo nhu cầu thị trường.

Trong quá trình nuôi cá chiên, ông Chu Đức Minh đã mấy lần bị hú vía, bởi khi cho thức ăn xuống lồng, không thấy con nào nhao lên ăn, cứ tưởng bị thủng hay hỏng lồng, cá chiên đã đi hết. Thế nhưng, qua mấy lần cá chiên nằm im và bỏ ăn, ông đã đúc kết được một kinh nghiệm thú vị: "Nuôi cá chiên không giống các loại cá khác, mỗi khi chuẩn bị thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh hoặc sắp có mưa bão, động đất... thì cả lồng cá tĩnh lặng, không con nào bơi lội cả, cứ nằm im dưới đáy lồng. Mấy lần đầu cứ tưởng nó bị sao, nhưng đến khi thời tiết ổn định, cá lại lên ăn bình thường".

"Mấy ngày cuối tháng 4 vừa rồi ở Na Hang oi bức chuẩn bị có mưa đá và gió lốc, cá bỏ ăn đến cả tuần. Bây giờ hễ không thấy nó lên ăn, tôi lại chuẩn bị củi đuốc và buộc lại lồng bè để chuẩn bị... đón trời mưa to, gió lớn", ông Minh chia sẻ.

 

NNVN
Đăng ngày 09/05/2013
âu vượng
Nuôi trồng

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:45 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 13:15 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 13:15 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 13:15 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 13:15 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 13:15 26/11/2024
Some text some message..