Nuôi cá chình trên sông Son

Cá chình sống chủ yếu ở suối sâu nơi có nhiều hang đá và vực thẳm ở thượng nguồn các con sông. Sau mùa mưa lũ, cá theo dòng nước lũ về xuôi. Đến vùng đồng bằng, nơi giáp ranh với đại ngàn Trường Sơn, loài cá này được đánh bắt và chinh phục trong các lồng bè trên sông.

Cá chình sông Son
Ông Hoàng Văn Thái trên bè cá của mình

Chuyện lão nông bán bò nuôi cá

Sông Son nằm trong Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, đoạn chảy qua xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình có chiều dài trên 12km, rộng khoảng 100m, quanh năm nước trong xanh. Sông Son được nối từ hai nhánh ngọn Rào khe Cát và hang tối Chày Lập thuộc xã Phúc Trạch, nhánh còn lại được nối từ hang động Phong Nha.

Phía hạ nguồn giáp ranh với xã Hưng Trạch và đổ về sông Gianh. Hỏi đường về nhà ông Hoàng Văn Thái, thôn Xuân Tiến, xã Xuân Trạch, Bố Trạch, người đầu tiên nuôi thành công mô hình cá chình nước ngọt trên sông Son, ở đây nhắc đến ông Thái nuôi cá chình làng trên xóm dưới ai cũng biết. “Chú hỏi nhà ông Thái nuôi cá chình chứ gì, chú cứ đi đến cái nhà mới xây hai tầng cạnh bờ sông có mái tôn màu xanh”, một người dân nhiệt tình chỉ dẫn.

Cuối buổi chiều gần cuối năm, mùa này trên sông Son trời hay mưa và gió rét. Sau khi hỏi tên gia chủ, Ông Thái đon đả mời khách vào nhà: “Đúng tui đây, chú vào nhà uống nước, sao mưa gió thế này biết nhà tui mà tìm tới?” ông hỏi giọng xởi lởi.

Cuộc đời ông từ nhỏ đã gắn với con cá trên sông, 13 – 14 tuổi ông đã biết đi câu, bỏ túm. Con cá bắt trên sông ngày một khan hiếm, nhận thấy sông Son bốn mùa nước dồi dào, nước ở đây lại sâu, ông mạnh dạn đầu tư nuôi cá.

Vừa pha nước mời khách, ông nhớ lại cách đây hơn hai mươi năm về trước, một thời ông quyết tâm bán bò đầu tư nuôi cá. Ông kể “cá trắm là loại cá đầu tiên tui nuôi thử nghiệm, hồi đó, tui mua về 1.000 con cá trắm giống nuôi thử. Vì chưa có kinh nghiệm, lại nuôi trong lồng tre, lâu ngày lồng tre thối rữa nên cá chết nhiều”.

Không từ bỏ, ông lại xoay vốn đầu tư nuôi tiếp. Rút kinh nghiệm lần trước, ông nuôi số lượng ít hơn, thay vì nuôi lồng tre, ông chuyển sang nuôi lồng sắt, và lần này cho kết quả thành công. Lúc đó ông là trưởng thôn Xuân Tiến, nhiều năm liền ông được bầu là nông dân sản xuất giỏi, mô hình nuôi cá trắm của ông dần được nhiều bà con đến học hỏi.

“Cũng nhờ con cá mà tôi mới nuôi được 9 đứa con và làm được nhà đó chú!”, nói đoạn, ông phấn khởi chỉ tay lên ngôi nhà hai tầng khang trang mới xây cách đây hai năm. “Trừ chi phí, thu nhập từ cá cũng mang lại cho gia đình tui mỗi năm trên 50 triệu đồng”, ông Thái cho hay.

Kinh nghiệm nuôi cá chình

nuôi cá chình trên sông
Một đoạn sông được nuôi cá lồng

Tháng 8.2011 xã Sơn Trạch tổ chức đoàn tham quan học tâp mô hình nuôi cá chình lồng nước ngọt ở Hải Lăng (Quảng Trị). Trong đoàn đi ngoài chính quyền xã còn có ông Hoàng Văn Thái thôn Xuân Tiến và ông Huỳnh Văn Đệ, thôn Gia Tịnh. Sau lớp tập huấn, thấy loại cá này mang lại hiệu quả kinh tế cao, khoảng tháng 9 cùng năm, ông Thái mạnh dạn đầu tư nuôi thử nghiệm cá chình lồng.

Với kinh nghiệm vốn có bao nhiêu năm nay, ông đầu tư hẳn nuôi bằng lồng được hàn kín bằng kẽm. Lồng nuôi cá chình được hàn bằng kẽm nguyên tấm dày khoảng 2,5mm, chiều dài khoảng 2m, chiều rộng khoảng 2,5m và chiều cao khoảng 1,8m xung quanh lồng được khoan lỗ tròn, to bằng đầu chiếc đũa ăn cơm, bên trong lồng được đặt hai ống nhựa dài từ 1 – 1,2m, đường kính khoảng 20cm.

Ông giải thích: “Giống cá chình ưa sống trong tối nên đặt ống nhựa trong lồng”. Với diện tích như trên, giá thành của một lồng nuôi cá chình nhẩm tính khoảng 14 triệu đồng.

Cá chình là giống kén ăn so với các loại cá nước ngọt ăn tạp khác. Thức ăn chính của cá chình là cá bống sông, giun đất và cua đồng. Cá chỉ ăn thức ăn trong ngày chứ không để lâu.

Cá chình chỉ cần cho ăn ngày một lần, với số lượng 150 con trong một lồng từ 3 lạng đến 4kg cho ăn khoảng 3kg thức ăn là đủ.

“Cá chình nuôi một năm có trọng lượng khoảng 1– 1,5 kg, nuôi trên một năm mới bán được. Với diện tích như lồng ông Thái nuôi có thể thả số lượng tối đa được 300 con. Để nuôi thuận tiện và tiết kiệm, lồng nên được ngăn đôi, cá lớn cho qua một ngăn, cá nhỏ hơn cho qua một ngăn để tránh việc chúng tranh giành thức ăn”, ông Thái cho biết thêm.

Biết cùng đợt tham quan học tập mô hình nuôi cá chình với ông Thái ở Quảng Trị, chúng tôi qua thăm nhà ông Nguyễn Văn Đệ thôn Gia Tịnh, xã Sơn Trạch. Hỏi chuyện nuôi cá chình ông cho biết: “Tui đi cùng đợt tham quan tập huấn với ông Thái, nhưng vì tui nuôi trong hồ nước đọng nên cá chết hết”.

Qua trò chuyện ông còn chia sẻ một số kinh nghiệm: “Tui cũng biết con cá chình rõ lắm, nuôi nó là lãi hơn nuôi cá chi hết. Cá chình nuôi ở sông là thích hợp nhất, nước phải chảy thường xuyên và ở nhiệt độ càng lạnh càng tốt, vì vậy mà nó chỉ có ở các con suối trên cao nơi có nhiều hang hốc. Cá chình nuôi ở hồ thì nhanh lớn hơn, nhưng vì nước hồ về mùa hè hay nóng, có khi đáy hồ sâu gần hai mét mà nước vẫn nóng, cá khô nhớt và chết.

Cá chình giống mua ngoài chợ đem về nuôi được đánh bắt bằng túm là tốt nhất vì đánh điện con cá chậm lớn lắm, còn không may mua nhằm cá người ta câu đem ra chợ bán thì không nuôi được.

Trước đây, khi cá chết, tôi mổ ra xem gần chục trường hợp đều mắc lưỡi câu ở trong. Cá mắc lưỡi câu khi mua về nuôi phải đến 5-6 tháng sau mới chết. Cá giống mua về nuôi tốt nhất có trọng lượng từ 2 – 3 lạng, cá nuôi nhanh lớn mà giá mua lại rẻ.” – Ông Đệ chia sẻ. Ông cũng thừa nhận rằng, nhiều người dân đã nuôi thành công trên sông Son nhưng nguồn giống và đầu ra cho con cá này vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

Gian nan đầu vào, chưa có đầu ra

Lồng nuôi cá chình
Lồng nuôi cá chình.

“Chưa có một nơi nào trên nước ta lai tạo được giống cá chình, người nuôi chỉ mua được ở chợ, do người dân đánh bắt đem về nuôi”, ông Thái khẳng định. Cá chình mua về nuôi có trọng lượng từ 1 – 9 lạng, vì cá từ 1kg trở lên các nhà hàng mới mua về chế biến.

“Mua cá chình giống không phải là chuyện dễ, vì cá này chỉ xuất hiện nhiều sau mùa mưa bão, cá ở trên sông, suối và hang hốc đá theo nước về xuôi. Trước đây để mua được cá giống, ông phải lặn lội vào Huế nhờ đầu mối trong đó gom cá. Cá giống trong đó mua với giá khoảng 500 ngàn đồng/1kg, còn trên địa bàn giá bán 450 ngàn đồng/kg trọng lượng từ 1 – 9 lạng. Vì ở địa bàn giá rẻ hơn nên mấy năm gần đây ông không mua ở Huế như trước.

Kinh nghiệm chọn cá gống, phải chọn con có da xanh, khỏe mạnh, tránh mua cá mắc câu mua về để nuôi. Vài năm trước đây, sau mỗi trận lụt, ra chợ cũng gom được vài ba cân, hai năm gần đây thì tìm không ra mà mua nữa, chúng tôi muốn nuôi cũng không biết mua ở đâu” – ông Thái tiếp lời. Ông nói vui rằng, cá chình này ngon và hiếm nên chỉ có nhà giàu mới ăn được.

Cá chình từ 1kg trở lên bán ra có giá tới 500 - 600 ngàn đồng, trừ chi phí, mang lại hiệu quả kinh tế gấp 4 lần so với các loại cá nước ngọt khác. “Vừa rồi tôi mới bán bốn con thu về được 6,5 triệu đồng”, ông tự hào khoe. Vì giá thành của cá cao nên khan hiếm người mua, phần vì ít người biết đến nên người dân nuôi được nhưng bán được con cá cũng khó, họa may tết đến mới có vài người mua biếu khách hoặc người thân, còn nhà hàng thi thoảng mới mua vài con về bán cho khách. Cá chình có đặc tính là khi bắt một vài con thì cả đàn cá sẽ sợ, có khi bỏ ăn đến mấy hôm, nên người nuôi thường muốn bán với số lượng nhiều.

Trao đổi với chúng tôi về mô hình nuôi cá chình trên sông Son, ông Nguyễn Công Trứ - Chủ tịch UBND xã Xuân Trạch cho biết, đây là loại cá mang lại giá trị kinh tế cao, vừa đa dạng hóa vật nuôi. Loại cá này sống ở môi trường nước sâu nên đảm bảo được luồng lạch giao thông trên sông, tiết kiệm diện tích nuôi thả, tầng trên nuôi cá trắm, kết hợp với tầng dưới nuôi cá chình. Cá chình ít bệnh tật, nuôi cá này ít rủi ro.

Khó khăn nhất hiện nay là chưa có đầu ra, vì thị trường chưa biết nhiều về loại cá này, con giống chưa có, nếu nuôi với quy mô lớn rất khó khăn trong vấn đề tiêu thụ. Hiện nay trên địa bàn xã Xuân Tiến có trên 350 hộ nuôi cá với số lượng khoảng 400 lồng, chủ yếu là cá trắm. Về mô hình cá chình đã có 8 hộ nuôi, vì chưa có đầu ra nên mỗi hộ chỉ dám nuôi một lồng. Hiện tại với giá thành khoảng 80 – 100 ngàn đồng/1kg, cá trắm vẫn tiêu thụ được, với con cá chình, ông Nguyễn Công Trứ khẳng định rằng: “Đã nuôi thành công mô hình cá chình lồng trên sông Son, song cả người dân và chính quyền địa phương vẫn chưa tìm được đầu vào và đầu ra cho loại cá này”.

Báo Lao Động
Đăng ngày 13/01/2014
Huy Hoàng
Nông thôn

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 09:57 13/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 07:05 14/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 07:05 14/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:05 14/11/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 07:05 14/11/2024

Chức năng của vôi canxi trong nuôi tôm

Vôi canxi đóng vai trò quan trọng trong nuôi tôm nhờ vào các chức năng cải thiện chất lượng môi trường nước và sức khỏe tôm.

Vôi
• 07:05 14/11/2024
Some text some message..