Nuôi cá đối mục, giải pháp tốt cho vùng nuôi tôm bị bỏ hoang

Để góp phần sử dụng có hiệu quả vùng đất nuôi tôm bị bỏ hoang, trong năm 2012 Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã triển khai một số mô hình phát triển nuôi cá vược, cá đối mục và cá hồng mỹ trong ao.

nuôi cá đối mục
Cá đối mục là đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao

Đến nay các mô hình đã đem lại kết quả và hiệu quả kinh tế cao. Một trong những điển hình là mô hình nuôi cá đối mục trong ao tại các vùng đất bỏ hoang tại Thừa Thiên Huế.

Vùng ven biển huyện Phú Vang đã được nhà nước quan tâm đầu tư phát triển vùng nuôi tôm tập trung, tuy nhiên từ năm 2004 - 2008 tình hình nuôi tôm sú trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, nhiều hộ nuôi thua lỗ nặng do môi trường ngày càng ô nhiễm, dịch bệnh xảy ra trên diện rộng, giá tôm thương phẩm không ổn định, môi trường các vùng nuôi không phù hợp với tôm sú… chi phí sản xuất tăng cao nên diện tích ao nuôi tôm bỏ hoang ngày càng nhiều.

Năm 2012, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Trung tâm Khuyến nông lâm ngư Thừa Thiên Huế triển khai mô hình “Nuôi cá đối mục trong ao ở những vùng nuôi tôm bị bỏ hoang” tại thị trấn Thuận An và xã Phú Diên, huyện Phú Vang, quy mô hình 5.000m2/hộ, mật độ thả 1,5 con/m2, cỡ giống thả 5-6 cm.

Sau gần 5 tháng nuôi cá đạt trọng lượng trung bình 0,45 kg/con, tỷ lệ sống đạt 80%, ước sản lượng đến khi thu đạt 3.000kg, năng suất trên 6 tấn/ha, lợi nhuận ước đạt khoảng 120 triệu đồng/hộ. Mô hình đã đón tiếp các đồng chí lãnh đạo huyện, lãnh đạo các xã lân cận và hơn 150 hộ đến tham quan học tập chia sẻ kinh nghiệm.

Mô hình thành công đã góp phần giúp người dân ở những vùng nuôi tôm bị bỏ hoang phát triển đối tượng nuôi mới có hiệu quả kinh tế cao và chủ động về nguồn giống để đầu tư phát triển sản xuất.

Theo đánh giá của các cơ quan chính quyền và chuyên môn tại địa phương, đây được xem là một mô hình điển hình mở ra hướng sản xuất mới, sử dụng có hiệu quả vùng đất bỏ hoang do nuôi tôm kém hiệu quả, có ý nghĩa quan trọng, trong khi đang có chủ trương đầu tư cải tạo để trở lại sản xuất nông nghiệp.

Theo định hướng phát triển kinh tế của địa phương, mô hình sẽ được áp dụng rộng rãi nhằm góp phần giúp bà con ngư dân có điều kiện phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho các hộ gia đình và xã hội, tạo việc làm mới cho các lao động ở nông thôn.

Cá đối mục là đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao, dễ nuôi, chủ động được nguồn giống, thích nghi tốt với các sự biến động của môi trường, đồng thời có khả năng làm sạch môi trường… đã góp phần giải quyết tình hình dịch bệnh ở tôm nuôi trên địa bàn, đem lại hiệu quả kinh tế khá ổn định và bền vững cho nghề nuôi trổng thuỷ sản.

Trong khi các đối tượng nuôi khác như cá dìa, cá kình… chưa chủ động được nguồn giống, tốc độ sinh trưởng chậm, năng suất không cao, chỉ phù hợp với hình thức nuôi xen ghép ở vùng hạ triều nên nhiều ao nuôi ở vùng cao triều chưa chuyển đổi được hình thức nuôi.

Theo kinh nghiệm của các chủ hộ thực hiện mô hình cho thấy kỹ thuật và chi phí đầu tư nuôi đối tượng này gần giống kỹ thuật nuôi cá rô phi. Cá đối mục có thể nuôi quanh năm vì có khả năng thích nghi tốt với sự biến động của nồng độ muối từ 0 - 42‰, khả năng chịu rét tốt nên rất phù hợp với điều kiện tự nhiên ở khu vực miền Trung và miền Bắc. Mô hình được xem là bước đột phá mới trong nuôi trồng thủy sản ở các vùng qui hoạch nuôi tôm bị bỏ hoang.

Khuyến nông VN
Đăng ngày 02/02/2013
Hà Thanh Tùng - Châu Ngọc Phi
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất

Ngày nay, việc nuôi tôm thẻ chân trắng đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Điều này không chỉ bởi giá trị kinh tế cao của loài tôm này, mà còn do thời gian nuôi ngắn và khả năng chịu đựng với độ mặn cao, mở ra cơ hội phát triển mô hình nuôi tôm thẻ với quy mô và chuyên môn ngày càng tốt hơn. Vậy tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất?

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 11:00 06/05/2024

Hồ Sông Mây chìm trong màn sương cá chết

Hồ Sông Mây, từng là viên ngọc xanh của Đồng Nai, giờ đây chìm trong màn sương mù dày đặc bởi thảm cảnh cá chết trắng hồ do nắng hạn và thi công. Nỗi đau này là hồi chuông cảnh tỉnh về sự tàn phá của biến đổi khí hậu và những tác động tiêu cực của con người lên môi trường.

Hồ mây cá chết hàng loạt
• 09:53 06/05/2024

Nước mưa ảnh hưởng đến sức khỏe tôm

Các trận mưa bất chợt đã xuất hiện xen kẽ vào chuỗi ngày nắng nóng kéo dài trên các khu vực nuôi. Tuy đã giảm được nhiệt độ môi trường đáng kể, nhưng những trận mưa này cũng đem đến rất nhiều nguy hiểm tiềm tàng cho ao nuôi bà con. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao tôm
• 08:00 06/05/2024

Hiện trạng tôm càng chết hàng loạt do ngập mặn tấn công ao nuôi

Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề nắng nóng, xâm nhập mặn kéo dài tại các tỉnh miền Nam đang trở nên ngày càng nghiêm trọng đối với ngành nuôi trồng thủy sản. Kiên Giang, với diện tích lớn dành cho việc nuôi tôm càng xanh kết hợp với canh tác lúa, đang phải đối mặt với hậu quả đáng kể của hạn hán và xâm nhập mặn.

Tôm càng xanh
• 09:00 03/05/2024

Tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất

Ngày nay, việc nuôi tôm thẻ chân trắng đã trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Điều này không chỉ bởi giá trị kinh tế cao của loài tôm này, mà còn do thời gian nuôi ngắn và khả năng chịu đựng với độ mặn cao, mở ra cơ hội phát triển mô hình nuôi tôm thẻ với quy mô và chuyên môn ngày càng tốt hơn. Vậy tại sao tôm thẻ chân trắng lại được lựa chọn nuôi nhiều nhất?

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 02:27 07/05/2024

Tình hình tôm chết sớm nghi bệnh mờ đục trên ấu trùng tôm thẻ (TPD)

Theo ghi nhận từ Sở Nông nghiệp và PTNT về việc rà soát, nắm thông tin tình hình tôm nuôi chết sớm nghi do bệnh TPD và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Tôm thẻ
• 02:27 07/05/2024

Tăng cường quản lý nuôi trồng thủy sản trên biển

Theo dự báo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, hiện tượng El Nino kéo dài từ năm 2023 sẽ duy trì đến tháng 4/2024, sau El Nino suy yếu và có khả năng chuyển sang La Nina vào cuối năm 2024. Vì vậy, hiện tượng nắng nóng tại khu vực Nam Trung Bộ nhiều khả năng đến sớm và xuất hiện nhiều hơn so với trung bình nhiều năm.

Nuôi trồng thủy sản
• 02:27 07/05/2024

Hồ Sông Mây chìm trong màn sương cá chết

Hồ Sông Mây, từng là viên ngọc xanh của Đồng Nai, giờ đây chìm trong màn sương mù dày đặc bởi thảm cảnh cá chết trắng hồ do nắng hạn và thi công. Nỗi đau này là hồi chuông cảnh tỉnh về sự tàn phá của biến đổi khí hậu và những tác động tiêu cực của con người lên môi trường.

Hồ mây cá chết hàng loạt
• 02:27 07/05/2024

Nước mưa ảnh hưởng đến sức khỏe tôm

Các trận mưa bất chợt đã xuất hiện xen kẽ vào chuỗi ngày nắng nóng kéo dài trên các khu vực nuôi. Tuy đã giảm được nhiệt độ môi trường đáng kể, nhưng những trận mưa này cũng đem đến rất nhiều nguy hiểm tiềm tàng cho ao nuôi bà con. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao tôm
• 02:27 07/05/2024