Nuôi cá heo ở đầu nguồn An Giang

Cách nay ba năm, phong trào nuôi cá heo ở các huyện đầu nguồn tỉnh An Giang mới bắt đầu khởi động. Từ 1 hộ nuôi ban đầu, nay đã phát triển lên gần 20 hộ, nhiều nhất là ở huyện An Phú.

nuoi ca heo
Thu hoạch cá heo nuôi bè ở đầu nguồn An Giang.

Gần đây, du khách tới An Giang, ghé nhà hàng đặc sản nào cũng được các tiếp viên giới thiệu món cá heo nướng muối ớt, cá heo kho tiêu, cá heo nấu canh chua… bên cạnh nhiều món ăn đặc sản nổi tiếng ở vùng sông nước. Đặc biệt về giá cả, món cá heo còn cao hơn cả tôm càng.

Cá heo còn có tên là cá nanh heo (Botia modesta bleeker), một loài cá nước ngọt, được phân bố tự nhiên trên các sông Tiền và sông Hậu, nhiều nhất là thủy vực thuộc tỉnh An Giang. Đặc điểm của cá heo là con đực thường nhỏ và thon dài hơn cá cái, mình có sọc. Cá heo cái con to bằng ba ngón tay, da xanh bóng, đuôi màu đỏ cam, thịt thơm ngon, giá trị kinh tế cao hơn con đực. Trong thiên nhiên, cá cái chiếm tỷ lệ cao hơn cá đực. Do đó, người nuôi chỉ chọn cá cái làm giống để đạt năng suất và chất lượng cao hơn.

Theo thống kê của một số chuyên gia thế giới, hiện nay cứ 3 người có 1 người dùng thực phẩm sông nước. Hơn nữa, hiện nay là thời “tôm cá đang dần dần thay thế cho gia súc, gia cầm” vì các món ăn từ thủy sản không những an toàn mà còn cung cấp 15% nguồn protein cho con người. Do đó, việc phát triển nghề cá ở nước ta đang trở thành mối quan tâm đặc biệt đối với ngành ngư nghiệp. Cá heo là đối tượng mới, thịt ngon, giá trị kinh tế cao nên được nhiều người khai thác, nuôi lồng bè, vừa phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ vừa bảo tồn một nguồn lợi quý hiếm. Về đặc điểm sinh học, thịt cá heo có độ béo cao nhất vào tháng 5 hàng năm, vì đó là thời điểm cá cái tích lũy nhiều chất dinh dưỡng cho quá trình sinh sản.

Cách nay ba năm, anh Bùi Chí Linh, ở ấp Vĩnh Phú, xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú, là một trong những người đầu tiên nuôi thành công loài cá này. Năm 2011, nhờ ít người nuôi, sản lượng chưa nhiều nên vụ nào anh cũng lãi cao, bình quân mỗi bè, sau khi trừ hết các chi phí còn lời trên 20 triệu đồng. Anh Nguyễn Văn Lượng, quê ở xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên, năm nào tới mùa nước nổi cũng đi đặt lọp bắt cá heo tự nhiên, bình quân mỗi đêm cá chạy 2 – 3 kg. Đó là thời kỳ vàng son của con cá heo, người nuôi có thể bán ra với giá từ 280.000đồng đến 300.000đồng/kg nhưng không đủ cung cấp. 

Nhưng kể từ giữa năm 2012 đến nay, giá cá heo lại bắt đầu tụt xuống, chỉ còn 220.000đồng/kg nên tiền lời không đáng kể vì giá con giống và thức ăn cho cá quá cao. Người nuôi cho biết sở dĩ cá heo rớt giá là vì số người nuôi tăng lên tự phát, sản lượng nhiều, tiêu thụ không hết. Từ đó mới dẫn tới tình trạng “hàng nhiều dội chợ ”. Vả lại, đây là món ăn cao cấp, chỉ phục vụ cho các nhà hàng đặc sản, đầu ra chưa rộng khắp, chỉ mới xuất hiện ở một vài tỉnh và thành phố.

Hiện anh Linh đang sở hữu 10 lồng bè nuôi cá heo, mỗi bè có kích thước 2,6 m x 3,6 m, sản lượng bình quân mỗi năm trên 3 tấn cá heo. Thông thường mùa thu hoạch bắt đầu từ tháng 8 – 9 nhưng do nhu cầu tiêu thụ của các nhà hàng đặc sản nên anh không kéo lưới một lần mà rải vụ quanh năm để có đủ hàng cung cấp cho các nhà hàng, quán ăn ở Cần Thơ và An Giang.

Những người nuôi cho biết cá heo con (giống) xuất hiện hằng năm vào khoảng tháng 11 âl. Do đó, mùa thả cá cũng bắt đầu từ thời điểm này và thu hoạch từ tháng 8 năm sau, mỗi năm chỉ nuôi có một đợt. Cái khó là con giống phải mua từ những người chài lưới hoặc đặt hàng từ Campuchia. Theo anh Linh, cá heo tuy dễ nuôi nhưng muốn đạt năng suất cao, nguồn cá giống phải tốt, lồng bè phải đặt nơi có dòng chảy mạnh, nước sạch và thường xuyên làm vệ sinh, tuyệt đối không để cho nước bị ô nhiễm.

Theo ông Trần Văn Lành, một ngư dân chuyên nuôi cá lồng bè trên sông Mương Vú thuộc ấp An Hòa, xã Khánh An, huyện An Phú, ngoài việc số người nuôi tăng lên, cung nhiều hơn cầu, còn có các yếu tố khác, đó là do nguồn nước nhiễm bẩn, cá hao hụt nhiều, nhất là giá thức ăn tăng cao trong khi giá bán ra lại giảm nên người nuôi không lời. Theo tính toán của ông, 1kg cá giống sẽ cho ra 3kg cá thịt, đó là chưa kể hao hụt do bị bệnh hoặc sút lồng. Cá heo tuy dễ nuôi nhưng một khi nhiễm bệnh lây lan thì rất khó xử lý. Chính vì vậy mà mấy năm rồi tuy ông sản xuất trên 2 tấn cá nhưng lời không cao.

Bà con nuôi cá heo lồng bè ở An Giang đang hy vọng trong tương lai sẽ có được nguồn cá giống nhân tạo để giảm chi phí sản xuất, người nuôi có lời.

Báo Cần Thơ
Đăng ngày 01/05/2013
Thành Hiệp
Nuôi trồng

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 10:18 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 11:00 19/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 09:36 21/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:36 21/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 09:36 21/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 09:36 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 09:36 21/12/2024
Some text some message..