Nuôi cá leo trong ao đất

Cá leo, một loài cá có giá trị kinh tế cao bắt đầu được nông dân Lâm Đồng nuôi thử nghiệm trong ao đất. Và kết quả ban đầu cho thấy, con cá leo thực sự sống được với khí hậu vùng cao nguyên B’Lao, hứa hẹn những mẻ lưới bội thu.

Cá leo.
Cá leo. Ảnh: FreshWaterFishersOfSriLanka.

Anh Trần Hữu Tự, thôn Tân Hóa 2, xã Lộc Nga, thành phố Bảo Lộc vốn là nông hộ có kinh nghiệm nuôi cá nước ngọt thương phẩm như cá rô phi, cá chép, cá trắm. Năm 2020, theo sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông, anh nuôi thử nghiệm cá leo, một giống cá còn rất mới mẻ với hầu hết nông hộ nuôi cá xứ núi. Và kết quả ban đầu cho thấy, ao đất nhà anh là nơi con cá leo sống và phát triển rất khả quan.

Chỉ vào ao cá rộng gần 2 sào mặt nước, anh cho biết tháng 6/2020, anh đã thả 2.000 cá leo giống. Giống cá do Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng hỗ trợ, trung tâm còn hỗ trợ thêm 70% lượng cám cho cá ăn cũng như chuyển giao kỹ thuật chăm sóc. Anh trao đổi: “Cá leo giống khi thả nặng tầm 7-8 gram/con, trọng lượng khoảng 150 con/kg. Hiện sau 10 tháng nuôi, con cá leo bắt lên cân thử nặng trung bình 1,4 kg/con, coi như phát triển khá tốt”. Theo anh Tự, cá leo là loài ăn đêm. Khi còn nhỏ, cá leo ăn cám là chủ yếu. Khi lớn hơn, cá leo ăn mồi sống như cá con, tép con..., khá dễ chăm và hầu như không có bệnh tật. Cá sống ở tầng đáy nên phía trên, anh vẫn có thể thả cá ăn tầng mặt như trắm, rô phi.


Anh Tự kéo thùng thức ăn cho cá.

Anh Tự cho biết, trước khi thả cá, anh làm vệ sinh ao rất kỹ, bỏ vôi, bón phân hữu cơ để nước sạch, giàu dinh dưỡng. Ao lại có hệ thống van, lọc để nước ra - vào suối Lộc Nga nên nước sạch và được thay đổi liên tục. Chính vì vậy, đám cá leo có môi trường sống khá gần môi trường sống trong tự nhiên, không bệnh tật. Ngoài ra, anh Tự còn nuôi nhiều cá rô phi. Giống rô phi ăn trên tầng nước mặt, nhiều con rô phi cái đẻ trứng, trứng nở ra cá con, cung cấp thức ăn tươi cho cá leo ở tầng đáy. Cán bộ khuyến nông kiểm tra cá leo nhà anh Tự nhận xét cá phát triển tốt, nhanh lớn, tương tự với cá leo sống trong tự nhiên. 

Do cá có kích thước lớn, giàu giá trị dinh dưỡng, chất lượng thịt thơm ngon, rất được thị trường ưa chuộng nên bị khai thác nhiều. Vì vậy, Trung tâm thực hiện mô hình “Nuôi cá leo thương phẩm trong ao đất” để thử nghiệm một vật nuôi có giá trị kinh tế cao.

Theo tính toán của anh Thành, cá leo sau 10 tháng nuôi có thể đạt trọng lượng từ 1 - 1,5 kg. Và trên thực tế, cá leo nuôi tại hộ anh Trần Hữu Tự sau 10 tháng cũng cho trọng lượng trung bình 1,4 kg/con, khả năng sinh trưởng rất tốt. Một nông hộ khác cũng cho kết quả tương tự khi nuôi trong mô hình ao đất. Với giá bán trung bình 90 ngàn đồng/kg cá leo thương phẩm trên thị trường, khi thu hoạch các hộ có thể thu được từ 140-160 triệu đồng/hộ. Tuy nhiên, anh Trần Hữu Tự cho biết, anh sẽ không thu hoạch ngay mà sẽ chờ tới 16-18 tháng nuôi, khi cá đạt trong lượng từ 2 kg/con trở lên mới bán, cá có chất lượng ngon hơn và thị trường ưa chuộng hơn.

Mô hình đã giúp người dân có thêm lựa chọn đối tượng nuôi mới nhằm thay thế các đối tượng nuôi truyền thống, qua đó nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản, ngày càng đáp ứng nhu cầu thị trường trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng: Anh Nguyễn Văn Thành đánh giá.

Cá leo là loài cá da trơn to lớn, phàm ăn sinh sống trong các khu vực với bờ cỏ, chủ yếu ẩn nấp trong các hang hốc dọc bờ sông hay kênh. Gắn liền với các vùng nước sâu và chảy chậm có lớp bùn đáy. Chúng là loài cá ăn đêm, kiếm ăn tại tầng bùn đáy. Cá non chủ yếu ăn côn trùng, cá trưởng thành ăn cá con, tép nhỏ và các động vật thân mềm.

Đây là loài cá đẻ trứng và đẻ vào khoảng thời gian mùa hè trước gió mùa. Trong lưu vực sông Mê Kông, chúng còn di cư vào các sông suối nhỏ và vùng ngập lụt.

Báo Lâm Đồng
Đăng ngày 17/05/2021
Diệp Quỳnh
Nuôi trồng

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 10:18 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 11:00 19/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 14:37 20/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:37 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 14:37 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 14:37 20/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 14:37 20/12/2024
Some text some message..