Nuôi cá lóc trong ao lót bạt

Nhờ áp dụng phương pháp lót bạt để nuôi cá lóc, ông Ung Tấn Lịch (Quảng Nam) đã thu về gần 200 triệu đồng/năm.

Nuôi cá lóc trong ao lót bạt
Ông Ung Tấn Lịch thăm cá lóc nuôi trong ao lót bạt của gia đình. Ảnh: Mạnh Cường

Tình cờ xem chương trình nhà nông làm giàu, thấy mô hình nuôi cá lóc của một số bà con khá phát triển và có thể làm giàu, ông Lịch (60 tuổi, ở thôn Phú Bình, xã Tam Xuân 1, H.Núi Thành) suy nghĩ “họ nuôi được sao mình không thử”. Năm 2014, ông bàn với vợ rồi bắt tay vào xây dựng mô hình nuôi cá lóc trên chính phần đất trống sau vườn của gia đình. Ông dùng tấm bạt trải lót để giữ nước, rồi xây gạch bao quanh thành bờ ao. Lo xong phần ao nuôi, với hơn 30 triệu đồng tích góp được, ông vào nam mua gần 5.000 con giống về nuôi thử nghiệm.

Vụ nuôi đầu tiên, do chưa có kinh nghiệm, cá lóc chưa quen với điều kiện khí hậu ở địa phương nên việc chăm sóc gặp nhiều khó khăn. Cá phát triển chậm, thường bị chết khiến nhiều thành viên trong gia đình lo lắng, muốn chuyển hướng làm ăn khác. Tuy nhiên, ông Lịch nghĩ do nuôi lứa đầu chưa có nhiều kinh nghiệm, nếu khắc phục được tình trạng này nhất định sẽ thành công, nên quyết tâm đeo đuổi.

Để có kinh nghiệm nuôi thực tế, ông tìm đến một số cơ sở nuôi cá lóc để học hỏi. Sau hơn 6 tháng nuôi, vụ đầu tiên gia đình thu được gần 4 tấn cá thịt. Thấy hiệu quả tốt, ông nhân rộng quy mô nuôi, đến nay gia đình có 5 ao với tổng diện tích gần 200 m2, thả hơn 40.000 con cá lóc. Mỗi ao diện tích 40 m2 ông thả gần 8.000 con. Theo ông Lịch, thức ăn chủ yếu của cá lóc là cá tạp và bột. Mỗi năm gia đình ông xuất bán 2 vụ, mỗi vụ bán ra thị trường gần 20 tấn cá. “Cá nuôi trong vòng 5 - 7 tháng là có thể xuất bán thịt với trọng lượng khoảng 0,5 - 0,8 kg. Với giá ngoài thị trường dao động từ 40.000 - 45.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí giống, thức ăn, gia đình thu về gần 200 triệu đồng/năm. Nếu nắm bắt được kỹ thuật thì nuôi cá lóc không khó. Có thể nói, nuôi cá lóc trong ao lót bạt một vốn, bốn lời”, ông Lịch tính toán.

Với kinh nghiệm của mình, ông chia sẻ nuôi cá lóc trong ao lót bạt có thể chủ động được nguồn nước, đồng thời kiểm soát được các dịch bệnh về cá nên ít khi gặp rủi ro. Trong quá trình nuôi, khâu quan trọng và quyết định đến hiệu quả chính là nguồn nước, phải thay nước cho cá 1 - 2 lần trong ngày. “Cá thường bị chết khi thời tiết thay đổi đột ngột. Vì vậy, để tránh tình trạng này tôi thường xay nhỏ tỏi hòa với thức ăn để giúp cá tăng sức đề kháng. Nếu cá bị nấm hay lở loét thì nên vò nát lá cây bàng ra rồi thả vào ao, việc này sẽ giúp cá nhanh khỏi bệnh”, ông Lịch nói về bí quyết trị bệnh cho cá.

Báo Thanh Niên
Đăng ngày 21/10/2017
Bài & ảnh: Mạnh Cường
Nuôi trồng

Các giống cá lóc mới lai tạo tăng trưởng nhanh, ít bệnh, phù hợp xuất khẩu

Cá lóc, hay còn gọi là cá chuối, là một trong những loài cá nuôi phổ biến tại Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á. Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường xuất khẩu, nhu cầu về các giống cá lóc có khả năng tăng trưởng nhanh, ít bệnh và đạt chất lượng cao ngày càng tăng. Trong bài viết này, Tép Bạc sẽ giới thiệu các giống cá lóc lai tạo đột phá, đáp ứng nhu cầu nuôi trồng và xuất khẩu hiện đại.

Cá lóc
• 08:00 29/01/2025

Cách kiểm soát lượng thức ăn để giảm chi phí

Việc nuôi tôm một cách hiệu quả và tiết kiệm không chỉ là việc cung cấp đủ thức ăn cho chúng, mà còn là sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp quản lý môi trường, lịch trình cung cấp thức ăn, và sử dụng thông minh nguồn thức ăn tự nhiên và nhân tạo, sử dụng công nghệ mới.

Tôm thẻ
• 08:00 28/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 08:00 27/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 09:00 26/01/2025

Cá lóc cảnh có dễ chăm sóc không?

Cá lóc cảnh đang trở thành một loại cá cảnh được yêu thích nhờ vẻ đẹp mạnh mẽ và tính cách linh hoạt. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn tự hỏi liệu loại cá này có dễ chăm sóc hay không. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Cá lóc cảnh
• 00:41 29/01/2025

Cách kiểm soát lượng thức ăn để giảm chi phí

Việc nuôi tôm một cách hiệu quả và tiết kiệm không chỉ là việc cung cấp đủ thức ăn cho chúng, mà còn là sự kết hợp hài hòa giữa các biện pháp quản lý môi trường, lịch trình cung cấp thức ăn, và sử dụng thông minh nguồn thức ăn tự nhiên và nhân tạo, sử dụng công nghệ mới.

Tôm thẻ
• 00:41 29/01/2025

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 00:41 29/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 00:41 29/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 00:41 29/01/2025
Some text some message..