Nuôi cá lồng bè phía Bắc: Cần đẩy mạnh quảng bá thương hiệu

Những năm gần đây, nghề nuôi cá lồng bè trên hồ chứa ở các tỉnh trong vùng phát triển rất mạnh, có ý nghĩa rất lớn về cả mặt kinh tế, xã hội và môi trường, vừa giúp bà con tận dụng diện tích mặt nước và tạo thu nhập cho người dân. Tuy nhiên còn gặp nhiều khó khăn tron

Nuôi cá lồng bè phía Bắc: Cần đẩy mạnh quảng bá thương hiệu
Ông Nguyễn Văn Tuyển - Công ty TNHH Thủy hải sản Hải Đăng giới thiệu mô hình nuôi cá lồng theo VietGAP trên lòng hồ thủy điện sông Đà

Đối tượng nuôi có giá trị cao được đưa vào nuôi thâm canh như: cá chiên, cá lăng, cá bỗng, cá trắm đen, cá rô phi, cá tầm, cá lóc, cá vược… được phát triển mạnh.

Điển hình ở là nuôi cá lồng trên vùng hồ Sông Đà của tỉnh Hòa Bình phát triển khá mạnh, có 4.050 lồng nuôi, đã hình thành một số điểm nuôi tập trung như khu vực xóm Vôi xã Thái Thịnh thành phố Hòa Bình; Thung Nai huyện Cao Phong; xã Hiền Lương huyện Đà Bắc; Ngòi Hoa huyện Tân Lạc; Phúc Sạn huyện Mai Châu...

Tất cả doanh nghiệp đều đầu tư cải tiến hệ thống lồng, thiết kế làm bằng lồng lưới, khung sắt chắc chắn (chiếm 60% tổng số lồng nuôi), mỗi lồng có thể tích từ 100 - 120 m3, có thể nuôi được mật độ nhiều, khi thu hoạch mỗi lồng đạt 4 - 4,5 tấn cá/lồng.

Nổi bật là Công ty TNHH Thủy sản Hải Đăng có quy mô lớn 160 lồng nuôi trên khu vực hồ Hòa Bình, áp dụng công nghệ tiên tiến. Đối tượng nuôi chủ yếu là cá lăng, vược, chép giòn, trắm giòn..., sản lượng khoảng 300 tấn/năm. Quy trình nuôi nghiêm ngặt từ khâu chọn giống đến quá trình chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh, bảo đảm an toàn thực phẩm, thức ăn cho cá hoàn toàn là thức ăn tự chế biến từ cá tạp mua thu gom trên lòng hồ và bột đậu tương nhập khẩu từ Úc. Công ty đã xây dựng được 30 cửa hàng thực phẩm sạch để cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn tại thị trường Hà Nội và một số tỉnh trong vùng, mỗi tháng tiêu thụ 15-25 tấn cá. Công ty là một trong những doanh nghiệp tham gia chương trình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cá sông Đà theo chuỗi giá trị.

Từ những thành công của các doanh nghiệp, hiện nay, nhiều hộ gia đình  cũng đã đầu tư làm lồng lưới khung sắt để nuôi cá.

Vẫn còn những trăn trở

Nghề nuôi cá lồng bè cũng gặp nhiều khó khăn như cơ sở hạ tầng sản xuất giống thủy sản kém, mới đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu về giống của nhân dân, chưa hình thành được chuỗi liên kết, chuỗi giá trị sản phẩm, trong khi đó thị trường tiêu thụ còn ít, chưa đẩy mạnh quảng bá thương hiệu.

Nhiều địa phương có nghề nuôi cá lồng phát triển như Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Điện Biên... cũng đồng quan điểm cần có cơ chế chính sách hỗ trợ nuôi cá lồng, tăng cường liên kết nhằm thúc đẩy quảng bá và tiêu thụ sản phẩm đến người tiêu dùng.

Với những tiềm năng, lợi thế về địa lý, đặc điểm khí hậu, điều kiện môi trường của vùng Trung du miền núi phía Bắc, cùng sự hỗ trợ về cơ chế chính sách, liên kết sản xuất của doanh nghiệp và người nuôi cá, hy vọng nghề nuôi cá lồng trong lồng bè sẽ ngày càng phát triển.

TTKNQG
Đăng ngày 23/11/2017
Nông thôn

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 09:39 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 09:33 26/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 17:31 27/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 17:31 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 17:31 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 17:31 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 17:31 27/11/2024
Some text some message..