Nuôi cá lồng bè trên sông: Thiệt hại nặng do bão lũ

Nhiều mô hình nuôi cá lồng bè tự phát ở các lưu vực sông trên địa bàn tỉnh đã chịu nhiều thiệt hại sau các đợt mưa bão vừa qua, vì thế rất cần giải pháp để chấn chỉnh, hướng đến phát triển bền vững.

nuôi cá lồng bè
Lồng bè nuôi cá của người dân tan hoang do bão số 9 tàn phá . Ảnh: Việt Nguyễn

Thiệt hại nặng

Nhiều người nuôi cá lồng bè ở các lưu vực sông trên địa bàn tỉnh đang khóc ròng vì thiệt hại quá lớn trong các đợt bão lũ vừa qua. Ở TP.Hội An, hầu hết 2.800 lồng bè nuôi cá điêu hồng, chẽm, dìa trên sông Cổ Cò ở phường Cửa Đại đều bị thiệt hại.

Ông Lê Phước Trình (khối phố Phước Trạch, phường Cửa Đại, TP.Hội An), chủ hộ nuôi cá ở 10 lồng bè trên sông Cổ Cò cho biết: “Dù đã di dời các lồng bè nuôi cá vào sát bờ, chằng cột cẩn thận nhưng cá vẫn thoát ra ngoài vì gió giật quá mạnh, lưới quanh lồng bị rách. Các loại cá chết hàng loạt vì môi trường bị biến động khi nước biển dâng kết hợp với nước đục ngầu từ thượng nguồn về. Bão lại sắp sửa vào đất liền nên rất lo lắng, chỉ mong thu hoạch, bán cá xong là chúng tôi chuyển đổi nghề”.

Tương tự, ở các xã Tam Xuân 2, Tam Quang, Tam Hòa, Tam Hải (Núi Thành) có 150 lồng bè bị thiệt hại do bão số 9. Ở TP.Tam Kỳ, hàng trăm lồng bè nuôi cá cũng bị bão đánh chìm. Đáng nói, trong lịch mùa vụ được Chi cục Thủy sản ban hành trước khi bắt đầu vụ mới đã khuyến cáo nông dân nuôi cá lồng bè cần thu hoạch, bán cá trước ngày 30.9 để tránh thiệt hại do bão lũ gây ra.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, phần lớn nông hộ nuôi cá trong lồng bè vì muốn nuôi trái vụ để thu lợi lớn vì bán vào thời điểm cuối năm, dịp tết nên bất chấp khuyến cáo của ngành chức năng. Trong khi đó, ở một số vùng nuôi cá lồng bè như Tam Phú (TP.Tam Kỳ) hay Tam Xuân 2 (Núi Thành), người dân không kịp thu hoạch cá trước mùa bão lũ để bán cho tư thương vì cá còi cọc, sinh trưởng chậm.

“Thông thường cần 7 - 9 tháng thì có thể thu hoạch cá chẽm nhưng có thể do chất lượng cá giống kém nên chậm lớn. Thức ăn chúng tôi mua với giá rẻ nên có thể không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cá phát triển bình thường. Tôi sẽ học hỏi thêm nghề nuôi cá lồng bè để đầu tư tốt hơn trong năm đến” - ông Trương Công Dũ (thôn Tân Phú, xã Tam Phú, chủ hộ nuôi cá chẽm trong lồng bè ở sông Tam Kỳ) nói.

Tìm giải pháp

Theo ông Nguyễn Hữu Trường - Trưởng phòng Nuôi trồng thủy sản (Chi cục Thủy sản), dù Quảng Nam đã có quy hoạch nuôi cá lồng bè nhưng đến nay vẫn còn tình trạng tự phát. Trước khi bước vào vụ mới, ngành thủy sản phối hợp với các địa phương tổ chức tập huấn, hướng dẫn nông dân áp dụng bài bản quy trình nuôi cá nhưng họ không mặn mà tiếp thu, vận dụng. Ngành cũng ban hành lịch mùa vụ, hướng dẫn chi tiết cách đầu tư, chăm sóc, phòng tránh bệnh để giúp người dân nuôi cá tốt, thu hoạch trước mùa bão lũ nhưng rất ít nông dân áp dụng.

“Không có cơ sở nào để xử phạt nông hộ nuôi cá trong mùa bão lũ. Chúng tôi đã tuyên truyền, vận động, phối hợp với chính quyền cơ sở kêu gọi người dân rời khỏi lồng bè trước khi bão lũ diễn ra để đảm bảo an toàn tính mạng. Người dân cần thay đổi nhận thức, tập quán để nuôi cá trong lồng bè đúng mùa vụ, đúng quy trình kỹ thuật nhằm thu được giá trị kinh tế cao, tránh những thiệt hại như đã diễn ra” - ông Nguyễn Hữu Trường nói.

Một trong những bất cập của nghề nuôi cá lồng bè là hạn chế về con giống. Cá dìa hiện nay chưa được sinh sản nhân tạo, các chủ cơ sở bán cá giống trên địa bàn tỉnh dù chưa qua đào tạo, cấp chứng chỉ nhưng vẫn ương dưỡng cá giống từ tự nhiên rồi bán trôi nổi trên thị trường. Để nuôi cá chẽm, phần lớn nông dân đặt mua qua trung gian rồi nhận hàng được vận chuyển về từ TP.Nha Trang (Khánh Hòa) mà không hề có giấy kiểm dịch để loại trừ mầm bệnh, chứng minh chất lượng. Đến nay, trên thị trường, thức ăn cho cá được bán tràn lan, thượng vàng hạ cám, không được kiểm định nên người nuôi không biết nhãn hiệu nào đảm bảo để mua về dùng.

Nuôi cá lồng bè là mô hình kinh tế được kỳ vọng khai thông lợi thế, tiềm năng của tỉnh. Để phát huy thế mạnh, nông hộ cần đầu tư lớn, chủ động thị trường, trước hết là tránh các tác động xấu của bão lũ, đảm bảo an toàn cho thủy sản nuôi cũng như chủ thể nuôi thủy sản.

Báo Quảng Nam
Đăng ngày 05/11/2020
Việt Nguyễn
Nuôi trồng

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 09:41 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:45 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 15:55 27/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 15:55 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 15:55 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 15:55 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 15:55 27/11/2024
Some text some message..