Nuôi cá lồng nhôm - nghề phụ có thu nhập cao

Phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế là vùng đồng bằng được bao bọc bởi sông Bồ với chiều dài gần 4 cây số. Trong những năm qua, nông dân ở đây nuôi cá lồng bằng tre - lưới nhựa đem lại thu nhập khá lớn, nhưng vẫn còn bấp bênh do không an toàn, cá bị thất thoát vì bão lụt và nạn rạch lưới bắt trộm, làm cho nông dân không yên tâm sản xuất.

nuôi cá lồng
Thu hoạch cá lồng

Để giải quyết vấn nạn trên, từ nguồn vốn vay 200 triệu đồng của Quỹ Hỗ trợ nông dân thuộc Hội Nông dân tỉnh, Hội Nông dân phường Hương Xuân đã đầu tư Dự án thí điểm nuôi cá lồng bằng nhôm tại Tổ dân phố số 7 (thôn Xuân Đài cũ) với 8 hộ tham gia.

Ông Phạm Viết Hồng - Chủ tịch Hội Nông dân phường Hương Xuân cho biết: “Mục tiêu của chúng tôi là xây dựng tổ hợp tác liên kết nhằm đảm bảo an toàn, tránh thiệt hại do thiên tai, mất trộm, tránh dịch bệnh và cải thiện vệ sinh môi trường; làm cho chất lượng cá ngon hơn, sản lượng đảm bảo, trọng lượng cá xuất lồng lớn hơn, không còn cảnh bán cá non chạy lũ, từ đó doanh thu trên một đơn vị lồng sẽ cao hơn. Qua hoạt động của dự án nhằm thu hút nông dân rộng rãi vào tổ chức Hội”.

Ông Hồ Bửu, các bà Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, Hồ Thị Tuyệt, Nguyễn Thị Hương, Nguyễn Thị Hạnh là những hộ tham gia dự án, phấn khởi cho rằng: “nuôi lồng nhôm năng suất cao hơn, tăng thêm thu nhập cho mỗi hộ 20 triệu đồng/năm. Chúng tôi được học hỏi kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật hướng tới sản xuất hàng hóa sạch, tạo việc làm, từng bước cải thiện đời sống cho gia đình, góp phần giảm nghèo và làm giàu bền vững; từ đó đẩy mạnh việc nhân rộng mô hình trên địa bàn”. Các hộ tham gia dự án đã sử dụng vốn vay đúng mục đích, sản phẩm đạt chất lượng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đạt hiệu quả kinh tế cao...

Ông Nguyễn Xuân Nam cho chúng tôi biết thêm, một lồng nhôm giá 25 triệu đồng, có giá trị sử dụng trên 10 năm; hạch toán đầu tư nuôi cá 2 lứa/2 năm hết 175 triệu đồng, thu nhập chung của dự án (8 lồng) 576 triệu đồng, trừ chi phí sản xuất, thu nhập bình quân của 01 hộ hơn 50 triệu đồng/2 năm. Như vậy, với lồng nhôm, trong 10 năm, người nuôi cá có trong tay lãi ròng 250 triệu đồng-một nghề phụ của nông dân nhưng có thu nhập cao.

Trong tháng 6/2014, Hội Nông dân phường Hương Xuân sẽ mở 02 lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cá nước ngọt cho 90 hộ đang nuôi cá lồng trên địa bàn, trong đó tập trung chủ yếu 8 hộ tham gia dự án để nhân rộng mô hình trên, tiến tới thành lập Câu lạc bộ nuôi cá lồng trực thuộc Hội Nông dân phường nhằm tổ chức các hoạt động, sinh hoạt trao đổi kinh nghiệm sản xuất, nuôi trồng ngày càng hiệu quả thiết thực hơn.

Tỉnh Ủy Huế
Đăng ngày 30/05/2014
Vũ Anh
Nuôi trồng

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Chức năng của vôi canxi trong nuôi tôm

Vôi canxi đóng vai trò quan trọng trong nuôi tôm nhờ vào các chức năng cải thiện chất lượng môi trường nước và sức khỏe tôm.

Vôi
• 10:45 12/11/2024

Sản xuất cá bỗng đặc sản: Nông dân vùng cao thu về trăm triệu đồng

Tại các vùng cao nguyên phía Bắc, đặc biệt là tỉnh Hà Giang, cá bỗng đã trở thành một loại đặc sản quý hiếm, được xem như “vua của các loại cá” nhờ chất lượng thơm ngon và quy trình nuôi tự nhiên của người dân tộc Tày.

Cá bỗng
• 10:38 11/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 07:15 14/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 07:15 14/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:15 14/11/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 07:15 14/11/2024

Chức năng của vôi canxi trong nuôi tôm

Vôi canxi đóng vai trò quan trọng trong nuôi tôm nhờ vào các chức năng cải thiện chất lượng môi trường nước và sức khỏe tôm.

Vôi
• 07:15 14/11/2024
Some text some message..