Nuôi cá lồng ở Liệp Tè - Sơn La

Đánh bắt và nuôi thủy sản đang là một hướng đi mới của bà con tái định cư xã Liệp Tè (Thuận Châu), tạo đà cho nghề nuôi trồng thủy sản phát triển.

Cá lồng của hộ ông Lò Văn Tói, bản Tát Ướt
Cá lồng của hộ ông Lò Văn Tói, bản Tát Ướt

Con thuyền nhỏ đưa tôi và 2 cán bộ khuyến nông huyện ra khu vực nuôi cá lồng của anh Quàng Văn Thành, bản Ban Xa, 1 trong 10 hộ dân của xã được trung tâm khuyến nông tỉnh đầu tư giống, tiền làm lồng và hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá. Anh Thành cho biết: Hiện nhà anh có 2 ha sắn, 2 ha ngô. Vụ vừa rồi thu 4,5 tấn sắn, 8 tấn ngô. Từ ngày cả bản di vén lên, bà con có thêm nghề đánh bắt tôm, cá nhưng thu nhập vẫn thấp bấp bênh. Theo anh Thành thì nuôi cá lồng dễ, tận dụng được sức lao động, giá bán cũng cao, thức ăn chủ yếu là cỏ, sắn, ngô nên chỉ mất công đi lấy chứ không mất nhiều chi phí.

Rời khu cá lồng của anh Thành, chúng tôi ngược xuống bản Tát Ướt, khu nuôi cá lồng của hộ ông Lò Văn Tói. Vừa chuẩn bị đồ nghề, thức ăn xuống cho cá ăn, ông Tói vừa nói: Nhà tôi có 5 khẩu, nhưng lao động chính có 2 vợ chồng. Nhờ được hỗ trợ vốn, kỹ thuật nuôi cá lồng, nên có thu nhập khá hơn khi làm nương. Ông Tói bảo với 90.000- 100.000 đồng/kg cá, gia đình ông đang tỉa dần để bán. Cá nhà ông ai cũng thích mua, vì không nuôi bằng vi sinh. Bây giờ có kỹ thuật nuôi rồi, nên tôi yên tâm nhập thêm cá giống về thả. Lứa cá này tôi thả hồi đầu năm, dự định sang tháng sẽ bán.

Trao đổi với Bí thư Đảng ủy xã Tòng Xuân Sáng, chúng tôi được biết: Liệp Tè là địa phương đầu tiên của huyện Thuận Châu thực hiện chủ trương di vén dân của thủy điện Sơn La. Trước đây, bà con chỉ quen canh tác trên đất ruộng, đất nương, nhưng khi thủy điện Sơn La tích nước, đất canh tác bị thu hẹp do bị ngập, để thích nghi với cuộc sống, bà con đã tự trang bị cho mình những chiếc thuyền nhỏ và dụng cụ đánh bắt thủy sản. Làm nghề chài lưới, ngày ngày quăng lưới, thả câu. Đánh bắt được hay không phần nhiều do may rủi nên đời sống bà con cũng lênh đênh như những chiếc thuyền bè tự trang bị. Từ tháng 8-2011, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã đầu tư lồng, cá giống; cán bộ khuyến nông huyện trực tiếp bám địa bàn hướng dẫn kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay là đầu tư làm 1 lồng cá, do chi phí gần 10 triệu đồng, nên vẫn chưa nhân rộng lồng cá mà chỉ thả ghép vào các lồng cũ.

Mang câu chuyện cá lồng trao đổi với ông Vũ Duy An, Phó trưởng phòng Kỹ thuật, (Trung tâm Khuyến nông tỉnh) đơn vị chủ đầu tư, ông An cho hay: Từ khi thả cá giống, chúng tôi đã tổ chức 4 buổi tập huấn cho người dân, bao gồm: tập huấn lý thuyết kỹ thuật nuôi cá lồng; tập huấn tại hiện trường về các nội dung lắp ráp chuẩn bị lồng cá; kỹ thuật chọn thả cá, xử lý mầm bệnh trước khi thả cá giống; kỹ thuật quản lý, chăm sóc ao nuôi cá, phòng trị bệnh cá và thu hoạch. Theo dự án, 10 hộ dân trong xã được hỗ trợ 3 triệu đồng/hộ, mua giống và làm lồng nuôi cá. Những con cá giống ban đầu nặng 0,2 kg, mua với giá 100.000 đồng/kg giống. Sau 5 tháng tổ chức tổng kết, cá thu hoạch thử đạt trọng lượng bình quân 2 kg, với giá bán 90.000-100.000 đồng/kg, trừ chi phí tiền làm lồng, cá giống và thức ăn, mỗi lồng cá cho lãi từ 8-10 triệu đồng. Ông An cũng khẳng định, đối với nước tĩnh hồ thủy điện như ở Liệp Tè, mật độ thả cá là 3 con/m3 là vừa. Sau 5 tháng, trọng lượng cá nặng 2 kg/con là lớn nhanh, có thể phát triển và nhân rộng mô hình.

Tìm ra nghề mới cho bà con, nhất là vùng tái định cư là một việc làm hết sức cần thiết. Nhưng, để sản xuất bền vững và thực sự là “cứu cánh” xóa nghèo cho người dân thì rất cần có sự nhập cuộc của các cấp, các ngành, doanh nghiệp từ việc quy hoạch vùng, tập huấn kỹ thuật, nuôi thả, bao tiêu sản phẩm, nguồn vốn vay có như vậy mới giúp người dân yên tâm sản xuất, xóa đói giảm nghèo.

Theo hướng dẫn kỹ thuật, nuôi cá lồng, ngoài bỏ công chăm sóc, hàng tuần, người dân phải lặn xuống cọ rửa lồng để đảm bảo vệ sinh, chú ý đến 2 thời điểm cá dễ mắc bệnh là vào tháng 4, 5 và tháng 9, 10. Đây là lúc nước dâng, nhiệt độ trong nước thay đổi. Vì vậy biện pháp cho cá ăn thuốc phòng trước trước tháng cá bệnh là tốt nhất. 

Theo Báo Sơn La
Đăng ngày 14/11/2012
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 18:23 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 18:23 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 18:23 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 18:23 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 18:23 19/04/2024