Nuôi cá lồng tại Thanh Thủy thiệt hại nặng nề do thủy điện xả đáy

Trong chưa đầy một tháng, do thủy điện Hòa Bình tiến hành xả đáy, hàng chục chủ lồng cá bè thuộc các xã trên địa bàn huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) lại tiếp tục phải hứng chịu thiệt hại.

Nuôi cá lồng tại Thanh Thủy thiệt hại nặng nề do thủy điện xả đáy
Các hộ dân tranh thủ vớt cá chết về làm thức ăn cho lợn, gà và đem chôn.

Ông Dương Tiến Dũng chủ 17 lồng cá tại khu 5, xã Xuân Lộc cho biết, bắt đầu từ ngày 11/8, khi thuỷ điện Hoà Bình tiến hành xả đáy cửa số 3, thì cá ở nhiều lồng trên địa bàn lại có hiện tượng giãy chết.


Hàng chục hộ nuôi cá lồng trên sông Đà đang lao đao vì thủy điện xả đáy.

Theo ông Dũng, cá chết chủ yếu vẫn là rô phi, diêu hồng và chép. Riêng cá lăng, chết rải rác từ ngày 7/8 khi xả cửa số 2, cho đến những ngày gần đây, tiếp tục chết nhiều.

Toàn bộ cá lăng chết có dấu hiệu phồng da, nổ lỗ chỗ, sau đó ngáp nổi và chết. Cá rô phi giống thì mắt lồi, nổ mắt và chết rất nhiều. Nhiều chủ lồng quả quyết: "Khả năng trong nước sông có khí độc".

Thông tin ban đầu từ các chủ lồng, thì đợt xả lũ thứ hai trong vòng một tháng nay đã gây ảnh hưởng rất lớn đến các hộ nuôi cá lồng trên địa bàn huyện Thanh Thủy. Từ ngày 11/8 đến nay, nhiều chủ lồng bị thiệt hại nặng nề, có lồng, tỷ lệ cá chết lên tới 80% như hộ ông Thiều Minh Thế với hơn 40 lồng, Đặng Văn Luyện 22 lồng, Vũ Quốc Trung 25 lồng...


Hộ ông Đặng Văn Luyện đã bị chết gần chục tấn cá thương phẩm và cá giống chỉ trong gần một tháng 

Có mặt tại bè cá nhà ông Luyện, PV quan sát thấy cá rô phi, lăng, ngạnh, diêu hồng chết khá nhiều. Chủ nhà cho biết, đến ngày 17/8 cá chết nhiều quá, ông không muốn vớt và đem tiêu hủy.

Nhìn những con cá lăng 3 - 4 kg chết nổi trên mặt nước, ông Luyện ngao ngán: "Chưa năm nào, người nuôi cá lồng chúng tôi thiệt hại lớn như năm nay. Của đau, con xót, nhưng không biết làm thế nào khi hằng ngày, tài sản, miếng cơm của mình cứ chết dần trong các lồng mà không cách gì cứu được".


Cá lăng chết có dấu hiệu phồng da, nổ lỗ chỗ. 

Ông Dũng cho biết thêm, đến nay, hộ ông Thế đã chết đến 2 tấn cá, chủ yếu rô phi và cá lăng loại to. Nhiều ngày nay, chủ lồng chỉ lo vớt cá chết đem tiêu hủy hoặc làm thức ăn cho gia súc mà không có cách nào cứu vãn được.


Nhiều con cá lăng nặng 4 - 5 kg cũng chết nổi ở các lồng. 

Hộ ông Bùi Ngọc Thanh, vay mượn làm được 7 lồng cá, sau hai đợt xả lũ, cơ bản các lồng cá đã  bị chết hết, hiện có 3 lồng đã kéo lưới bọc lồng lên treo. Ông Thanh ngán ngẩm: "Giờ cả gốc, lãi ngân hàng, tiền cám hàng trăm triệu chưa biết lấy nguồn đâu mà trả nói chi đến chuyện phục hồi nghề nuôi cá lồng".

Còn ông Luyện cho biết, trong hai đợt xả lũ gần một tháng qua, hộ ông mất khoảng chục tấn cá thương phẩm và cá giống. Không chỉ ở Xuân Lộc, nhiều xã như Bảo Yên, Đoan Hạ… cũng xuất hiện hiện tượng cá chết rải rác. Nhiều chủ lồng bị thiệt hại lớn, những lồng còn tồn tại sau đợt xả lũ cuối tháng 7, đến nay có lồng chết sạch, còn hầu lại bị chết từ 50 - 70% mà không làm cách gì cứu được.


Hầu hết cá rô phi giống bị lồi mắt sau đó nổ và chết 

Chỉ trong gần một tháng trở lại đây, kể từ khi thủy điện Hòa Bình xã lũ thì trên địa bàn huyện Thanh Thuỷ, hàng trăm lồng cá đã bị thiệt hại nặng nề, có nhà mất trắng không có cơ hội phục hồi nghề nuôi cá lồng...

Ông Dũng cho biết: Riêng đợt này, nhà ông chết khoảng hơn 2 tấn cá các loại. Cá chết rộ từ ngày 11/8 đến ngày 15/8. Đến nay, hiện tượng cá chết đã giảm dần, nhưng có những lồng đã bị thiệt hại tới 50%. Còn theo ông Luyện, thì nhà ông đã bị chết hơn một tấn cá lăng loại to sắp xuất bán, các loại cá giống như lăng, diêu hồng, rô phi, bống, ngạnh chết vài chục nghìn con...


Hàng tấn cá diêu hồng giống cũng chết khắp các lồng trên địa bàn xã Xuân Lộc 

Người nuôi cá lồng trên địa bàn huyện Thanh Thủy và sông Đà hiện đang rất cần những chuyên gia thủy sản vào cuộc, tư vấn kỹ thuật cứu cá. Và cần sự hỗ tích cực về vốn, giống, kinh nghiệm phòng chống cá chết khi xả lũ của các cơ quan liên quan và địa phương để sớm phục hồi nghề nuôi cá lồng trên sông Đà thời gian tới.

Báo Phú Thọ
Đăng ngày 20/08/2018
PV
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:55 30/11/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 13:55 30/11/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 13:55 30/11/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 13:55 30/11/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 13:55 30/11/2024
Some text some message..