Nuôi cua biển - khó đầu ra

Những vùng nuôi tôm kém hiệu quả đã được nông dân Quỳnh Lưu (Nghệ An) đưa giống cua biển thương phẩm vào nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

mo hinh nuoi cua bien
Mô hình nuôi cua biển của anh Hoàng Văn Thắng ở An Hòa, Quỳnh Lưu.

Sự lựa chọn phù hợp

Tại vùng nuôi cua ở khu vực Hói Mạ, xã An Hòa, nhiều hộ dân đang tập trung nhân lực vệ sinh ao đầm để chuẩn bị cho vụ nuôi cua tiếp theo. Đang chỉ đạo công nhân xử lý ao đầm, anh Nguyễn Xuân Hương ở thôn Tân Thắng cho biết: Sau bao năm nuôi tôm thẻ chân trắng đều thất bại thì việc chọn và đưa giống cua biển vào nuôi đã cho thấy hiệu quả cao. Tháng 8/2015, Trạm Khuyến nông huyện chọn hộ anh Hương làm thí điểm mô hình nuôi cua biển thương phẩm. Với diện tích 4.000m2 ao hồ, anh được hỗ trợ 100% giá giống, sau 4 tháng nuôi và chăm sóc, đạt bình quân 2 - 3 con/kg.

“Nuôi cua biển không khó, lợi nhuận không cao bằng nuôi tôm nhưng an toàn, ít dịch bệnh, tỷ lệ sống đạt 60%. Vụ nuôi vừa rồi, gia đình thu hoạch khoảng gần 1 tấn cua thương phẩm, sau khi trừ chi phí thu lãi 150 triệu đồng/ao”. Anh Hương phấn khởi nói.

Xã An Hòa có 10 ha trước trước đây nuôi tôm chuyển sang nuôi cua biển thương phẩm. Ông Nguyễn Anh Hùng - Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện cho biết: “Cua biển không chỉ dễ nuôi mà còn thích hợp tốt với các điều kiện ao hồ, và có thể nuôi với nhiều hình thức khác nhau. Tại một số vùng nuôi khó có điều kiện và khả năng phát triển nuôi tôm bền vững thì nuôi cua thương phẩm là sự lựa chọn phù hợp. Hiệu quả kinh tế đã cho thấy, mô hình này hiệu quả hơn so với các đối tượng là cá vực, cá chẽm, cá mú, rong câu... rất nhiều. Thời gian tới, trạm sẽ khảo sát thêm các vùng nuôi tôm không có hiệu quả để khuyến khích bà con chuyển sang nuôi cua”.

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn

Nghề nuôi cua biển đang là một hướng đi mới, có hiệu quả cho người nông dân ở Quỳnh Lưu nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Theo nhiều nông dân nuôi cua biển, khó khăn lớn nhất hiện nay là đầu ra cho sản phẩm. Hiện việc tiêu thụ sản phẩm cua biển chỉ dừng lại ở việc bán hàng hải sản nhỏ lẻ với khối lượng ít, chứ chưa thể bán đại trà và theo hình thức xuất khẩu như tôm, nên người dân chỉ biết thu hoạch và bán ở mức cầm chừng.

sinh truong cua cua bien
Cua biển sinh trưởng tốt có thể đạt 3 con/kg.

Một khó khăn khác khi tăng quy mô sản xuất nuôi cua là vấn đề thức ăn. Khi sản xuất với quy mô nhỏ, việc sử dụng các loài tôm, cá tạp rẻ tiền, các loài nhuyễn thể, các loại bột ngũ cốc chế biến cho cua ăn là điều dễ thực hiện. Tuy nhiên, khi tăng quy mô sản xuất, nguồn thức ăn được chế biến theo phương thức công nghiệp (giống như thức ăn cho tôm) là điều rất cần thiết. Hiện nay, do nhiều nguyên nhân, nguồn thức ăn này vẫn chưa có trên thị trường. Vì cua là giống rất háo ăn nên khi nguồn thức ăn không được đáp ứng, cua có thể ăn thịt lẫn nhau, sẽ gây hao hụt.

Khó khăn nữa là hầu hết những hộ nuôi cua đều tự tìm hiểu khoa học, kỹ thuật để áp dụng vào quá trình nuôi chứ phiá cơ quan chức năng chưa tập huấn nghiệp vụ. Do đó, hiệu quả kinh tế sẽ có phần hạn chế, khả năng dịch bệnh phát sinh cao.

Ông Nguyễn Xuân Dinh - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Quỳnh Lưu cho biết: Trên địa bàn hiện này có khoảng gần 15 ha diện tích nuôi cua tập trung ở các xã Quỳnh Lương, Sơn Hải, An Hòa... Cua biển là đối tượng được người dân nuôi để thay cho tôm thẻ chân trắng. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tham mưu với huyện hỗ trợ, xây dựng mô hình nuôi cua bền vững, chuyển giao khoa học kỹ thuật. Liên kết với cơ sở sản xuất giống ở xã Quỳnh Lương để đảm bảo cua giống có thương hiệu, chất lượng tốt để giúp người nông dân phát triển nghề nuôi cua biển một cách bền vững.

Để nuôi cua đạt hiệu quả cao, phải cải tạo ao đầm đúng quy trình kỹ thuật, con giống đảm bảo có chất lượng tốt, cỡ cua giống thả ban đầu phải ≥2cm/con, mật độ thả phù hợp nhất là 1 con/m2. Thức ăn hàng ngày của cua chủ yếu là cá tạp, và thức ăn phải hoàn toàn tươi sống. Môi trường ao nuôi phải trong sạch, không để thức ăn dư thừa làm ô nhiễm môi trường nước, thường xuyên vệ sinh đáy ao để loại bỏ thức ăn thừa thối rữa, thay nước theo thuỷ triều để đảm bảo môi trường ao nuôi trong sạch và kích thích cua bắt mồi, lột xác, giúp cua sinh trưởng và phát triển nhanh.

Báo Nghệ An, 11/03/2016
Đăng ngày 14/03/2016
Việt Hùng
Nuôi trồng

Rủi ro của việc xét nghiệm không đầy đủ trong quy trình kiểm dịch

Quy trình kiểm dịch đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, và hàng hóa. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản, các bước xét nghiệm trong kiểm dịch giúp phát hiện và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, kiểm soát các chất cấm, và đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn an toàn thực phẩm.

Thủy
• 10:43 12/12/2024

Phèn ngăn cản việc gây màu nước cho ao nuôi tôm

Trong nuôi tôm, việc gây màu nước là một bước quan trọng để tạo môi trường lý tưởng cho sự phát triển của tôm.

Ao tôm phèn
• 09:54 11/12/2024

Tạo màu nước trong ao để chuẩn bị sang tôm

Việc tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng để chuẩn bị môi trường sống tối ưu trước khi tiến hành sang tôm. Màu nước không chỉ là yếu tố thẩm mỹ mà còn thể hiện chất lượng môi trường ao nuôi. Một màu nước ổn định và phù hợp có thể giúp giảm căng thẳng cho tôm, duy trì hệ sinh thái tự nhiên và ngăn ngừa sự phát triển của các loại vi khuẩn hay sinh vật có hại.

Ao nuôi tôm
• 09:37 11/12/2024

Như thế nào là tôm giống giá rẻ?

"Tôm giống giá rẻ" là cụm từ dùng để chỉ các loại tôm giống được cung cấp với mức giá thấp hơn so với giá trung bình trên thị trường.

Tôm giống
• 10:05 10/12/2024

Rủi ro của việc xét nghiệm không đầy đủ trong quy trình kiểm dịch

Quy trình kiểm dịch đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, và hàng hóa. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản, các bước xét nghiệm trong kiểm dịch giúp phát hiện và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, kiểm soát các chất cấm, và đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn an toàn thực phẩm.

Thủy
• 21:12 12/12/2024

Máy cho ăn tự động Farmext Feeder Lite - Công nghệ tinh gọn, nhẹ nhàng chi phí

Giải quyết nỗi lo về chi phí cho người nuôi tôm trong vấn đề cần một thiết bị vừa tiết kiệm nhưng vẫn phải đảm bảo sự hiệu quả. Farmext Feeder Lite – Phiên bản mới chính là giải pháp thông minh, đáp ứng trọn vẹn nhu cầu của bà con. Với mức giá hợp lý, máy vẫn đảm bảo các tính năng hiện đại như điều khiển từ xa, hẹn giờ tự động, giúp việc nuôi tôm trở nên dễ dàng và tối ưu hơn bao giờ hết.

Máy cho tôm ăn
• 21:12 12/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 21:12 12/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 21:12 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:12 12/12/2024
Some text some message..