Nuôi hải sản dưới tán rừng

Hàng trăm hộ nghèo nhận khoán đất rừng phòng hộ ven biển Bạc Liêu đã vươn lên khá giàu nhờ áp dụng thành công mô hình nuôi tôm - cua - cá dưới tán rừng.

nuôi tôm dưới tán rừng
Thu hoạch tôm, cua nuôi dưới tán rừng phòng hộ - Ảnh: Trần Thanh Phong

Toàn tỉnh Bạc Liêu hiện có trên 8.000 ha rừng được giao khoán cho các hộ nghèo. Hầu hết diện tích rừng phòng hộ đều nằm ngoài đê bao biển Đông, tập trung nhiều nhất ở 2 huyện Đông Hải (2.202 ha), Hòa Bình (4.800 ha) và TP.Bạc Liêu (1.082 ha). Các hộ nghèo nhận khoán đất đều áp dụng mô hình nuôi tôm - cua - cá dưới tán rừng, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu, các hộ áp dụng mô hình này thường tận dụng nguồn nước mặn từ biển Đông theo chế độ thủy triều và thả nuôi thủy sản với mật độ thưa: tôm từ 1 - 2 con/m2, cua từ 500 - 700 con/ha, đồng thời kết hợp thả thêm các loại cá đối, cá nâu, cá phi… Sau 2,5 tháng thả nuôi, người dân bắt đầu thu hoạch theo hình thức “thu tỉa, thả bù”, tức là định kỳ từ 30 - 45 ngày thả bổ sung thêm tôm, cua, cá giống. Suốt nhiều năm qua, mô hình này đã cho hiệu quả khả quan, năng suất bình quân mỗi năm đạt từ 400 - 500 kg/ha, hầu hết các hộ có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm.

Điển hình như hộ ông Nguyễn Văn Trường (ngụ ấp 12, xã Vĩnh Hậu A, H.Hòa Bình), trước đây, gia đình ông có hoàn cảnh rất khó khăn, không đất sản xuất, nhà cửa tạm bợ. Năm 2003, sau khi nhận khoán 3 ha rừng phòng hộ, gia đình ông Trường bắt tay vào cải tạo và áp dụng ngay mô hình nuôi tôm - cua - cá dưới tán rừng. Ông Trường cho biết mỗi năm ông thả 4 đợt tôm giống (khoảng 150.000 con/đợt), còn cua giống ông thả gối đầu khoảng 2.000 con/tháng, thêm ít con giống cá đối, cá nâu… ven các cửa sông. Sau gần 3 tháng, ông bắt đầu thu tỉa tôm, cua lớn để bán, trung bình mỗi tháng kiếm được khoảng 10 triệu đồng. Nhờ áp dụng mô hình này mà đến nay, gia đình ông có nguồn thu nhập khá và thoát nghèo.

Mô hình nuôi tôm - cua - cá kết hợp cho thu hoạch khả quan - Ảnh: Trần Thanh Phong
Mô hình nuôi tôm - cua - cá kết hợp cho thu hoạch khả quan - Ảnh: Trần Thanh Phong

Hộ ông Nguyễn Văn Đước (ngụ ấp Canh Điền, xã Long Điền Tây, H.Đông Hải) cũng áp dụng khá thành công mô hình nuôi tôm - cua - cá dưới tán rừng. Năm 2000, khi mô hình này bắt đầu phát triển, ông cải tạo đất, tỉa nhánh cây rừng kết hợp thả thêm cua, cá... Ban đầu, do kinh nghiệm hạn chế, thu hoạch còn phụ thuộc vào thiên nhiên, nên lợi nhuận chưa cao. Năm 2007, ông Đước bỏ công sức cải tạo bờ bao khép kín để bảo đảm việc cấp thoát nước. Với hơn 5 ha đất rừng được giao khoán, mỗi năm ông thu lãi gần 150 triệu đồng. Nhờ bảo vệ tốt rừng phòng hộ, nên các loại thủy sản sống dưới tán rừng ít bị dịch bệnh, phát triển tốt, đồng thời rừng đước, mắm ngày càng phát triển.

Nuôi tôm - cua - cá dưới tán rừng là mô hình nuôi tự nhiên, hoàn toàn không sử dụng thức ăn, nên chi phí rất thấp. Các hộ nhận khoán đất chỉ cần tận dụng diện tích mặt nước dưới tán rừng để nuôi các loài thủy sản. Mô hình này đang được ngành nông nghiệp Bạc Liêu khuyến khích nhân rộng, nhằm giúp người dân tăng cường ý thức bảo vệ rừng, đồng thời tạo điều kiện để các hộ nghèo có nguồn thu nhập ổn định.

Báo Thanh Niên
Đăng ngày 01/08/2013
trần thanh phong
Nuôi trồng

Tái chế nước thải trong ao nuôi để bảo vệ môi trường

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, vấn đề xử lý nước thải trong ao nuôi đang trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu.

Ao nuôi tôm
• 09:41 24/01/2025

Mẹo nuôi cá cảnh thành công

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui của nhiều người, mà còn mang lại không gian sống sinh động, gần gũi với thiên nhiên. Tuy nhiên, để nuôi một bể cá thành không, chúng ta cần nắm vững một số yếu tố quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu mẹo nuôi cá cảnh trong bài viết dưới đây nhé!.

Cá cảnh
• 10:20 23/01/2025

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:11 21/01/2025

Khí độc NH4 gây hại gì cho tôm?

Nuôi tôm là một ngành kinh tế mũi nhọn tại Việt Nam, nhưng cũng đi kèm với nhiều thách thức. Trong đó, sự xuất hiện của khí độc NH4 (amoniac) là một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất đối với các ao nuôi. NH4 không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại kinh tế lớn nếu không được kiểm soát.

Khí độc ao tôm
• 10:47 20/01/2025

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 12:12 24/01/2025

Tổng quan và phân tích thị trường giá cá lóc hiện nay

Cá lóc là một trong những loài cá được yêu thích nhất tại Việt Nam nhờ hương vị đậm đà, dễ chế biến, và giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, giá cá lóc thay đổi đáng kể tùy theo loại, khu vực, và nhiều yếu tố khác

Cá lóc
• 12:12 24/01/2025

Tái chế nước thải trong ao nuôi để bảo vệ môi trường

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, vấn đề xử lý nước thải trong ao nuôi đang trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu.

Ao nuôi tôm
• 12:12 24/01/2025

Không khí nhộn nhịp ở các cảng cá dịp tết Nguyên Đán

Vào những ngày cận kề Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, không khí tại các cảng cá, đặc biệt là cảng cá Thọ Quang (Sơn Trà, TP Đà Nẵng), trở nên nhộn nhịp và sôi động hơn bao giờ hết. Đây là thời điểm các ngư dân miền Trung và các tiểu thương bận rộn với công việc đánh bắt và tiêu thụ hải sản phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp Tết.

Chợ hải sản
• 12:12 24/01/2025

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Năm 2025 hứa hẹn là một năm đầy triển vọng đối với ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Với nền tảng vững chắc từ các năm trước và những chiến lược phát triển phù hợp, ngành thủy sản không chỉ duy trì mà còn đẩy mạnh đà tăng trưởng, tạo ra cơ hội lớn cho nền kinh tế quốc gia.

Xuất khẩu thủy sản
• 12:12 24/01/2025
Some text some message..