Nuôi lươn công nghiệp

Nuôi lươn không bùn (hay còn gọi là nuôi lươn công nghiệp) đang phát triển tại các tỉnh miền Trung...

bể lươn
Mô hình nuôi lươn không bùn tại xã Bình Trị

Tại Quảng Ngãi, mô hình nuôi lươn không bùn đã được bà con nuôi thử nghiệm hiệu quả.​ Nhiều hộ tái định cư nhường đất cho khu kinh tế Dung Quất tại xã Bình Trị, huyện Bình Sơn đã mạnh dạn đầu tư mô hình nuôi lươn không bùn.

Tận dụng khoảng đất hơn 50m2 còn thừa sau khi làm nhà, gia đình anh Nguyễn Thiện Nhâm ở khu dân cư Trảng Bông, xã Bình Trị đã xây dựng 7 hồ xi măng và nhập giống lươn từ miền Nam về thả nuôi. Mật độ nuôi khoảng 50kg lươn giống cho 6m2 nền hồ, mỗi kg lươn giống khoảng 30 con. Một năm cho thu hoạch 2 lần. Anh Nhâm cho biết: Nhờ nguồn thức ăn cá tươi dồi dào sẵn có tại địa phương nên con lươn thích nghi và phát triển rất tốt.

Với 50kg giống (giá giống 260 ngàn đồng/kg) sau 120 ngày thả nuôi trong hồ 6m2 cho thu lãi từ 6 - 7 triệu đồng. So với nuôi lươn theo cách truyền thống thì nuôi lươn không bùn ít bệnh, có thể nuôi mật độ cao hơn.

Mô hình nuôi lươn không bùn ở khu tái định cư Trảng Bông đã thu hút nhóm thanh niên tại thôn Lệ Thủy cùng xã Bình Trị học hỏi và nhân rộng. Tại đây, anh Lê Minh Vương cùng 2 thanh niên khác đã góp vốn trên 50 triệu đồng để xây 2 hồ và mua giống trên 4 tháng tuổi về thả nuôi. Lươn phát triển tốt, dự kiến có thể thu hoạch sau 4 - 5 tháng.

Anh Vương chia sẻ, với 2 hồ, diện tích trên 12m2 anh thả nuôi 120kg giống lươn (trên 4 tháng tuổi), khả năng thu được trên 400kg lươn thương phẩm, thu nhập trên 70 triệu đồng.

Nuôi lươn theo cách truyền thống, từ khi thả con giống đến khi thu hoạch là 12 tháng. Nuôi không bùn thì chỉ mất 6 - 8 tháng là xuất bán, giúp người nuôi tiết kiệm tiền chi phí thức ăn, thuốc thú y, phù hợp cho nhu cầu tiêu thụ lươn sạch, hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần.

Đầu tư mô hình nuôi lươn không bùn vừa không chiếm nhiều diện tích, vừa tận dụng được lợi thế sẵn có tại địa phương, đặc biệt là nguồn nước và nguồn thức ăn cho lươn. Song theo các hộ nuôi, để mô hình nuôi đạt được hiệu quả cao đòi hỏi nguồn con giống phải đảm bảo.

Với kết quả ương nuôi giống lươn thành công và định hướng đầu tư dự án sản xuất giống lươn những năm đến ngay tại tỉnh, Trung tâm giống Thủy sản Quảng Ngãi tin tưởng rằng phong trào nuôi lươn không bùn sẽ phát triển mạnh trong thời tới.

Nông Nghiệp Việt Nam, 18/02/2016
Đăng ngày 18/02/2016
Hải Yến
Nuôi trồng

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 03:43 18/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 03:43 18/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 03:43 18/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 03:43 18/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 03:43 18/11/2024
Some text some message..