Nuôi lươn đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang Nhật Bản

Theo đánh giá của nhiều hộ nuôi lươn, trong thời điểm dịch bệnh Covid-19, một số loài thủy sản có giá sụt giảm nhưng với con lươn vẫn có đầu ra ổn định, nhất là với lươn nuôi đạt tiêu chuẩn, chất lượng để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tại hộ nuôi của anh Nguyễn Thanh Tuấn, ngụ ấp B1, xã Thạnh Tân, huyện Thạnh Trị (Sóc Trăng).

bể nuôi lươn
Anh Nguyễn Thanh Tuấn bên bể nuôi lươn của gia đình, nuôi theo tiêu chuẩn “sạch” nhằm phục vụ thị trường xuất khẩu (ảnh chụp trước thời điểm dịch Covid-19 bùng phát) . Ảnh: THÚY LIỄU

Tham quan mô hình nuôi lươn xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của anh Tuấn nhận thấy, mô hình cũng tương tự như các hộ nuôi lươn bằng cách xây bể nuôi trên mặt đất. Theo chủ hộ, con lươn nuôi phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nghĩa là khi đến thu hoạch, công ty xuất khẩu test lươn không có chất kháng sinh, lươn phải hoàn toàn “sạch”, không có bất cứ chất tồn dư nào thì mới đúng theo hợp đồng giữa hộ nuôi và công ty ký kết trước đó.

Anh Tuấn bắt đầu nuôi lươn gần 2 năm qua. Một trong những điều hấp dẫn để anh quyết định đầu tư xây dựng 40 bể nuôi lươn là do được công ty ở Vĩnh Long liên kết thu mua hết số lượng lươn sau thu hoạch tại hộ, xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và hộ nuôi phải cam kết nuôi lươn “sạch”. Trong tổng số 40 bể nuôi, anh Tuấn đã sử dụng 18 bể nuôi lươn thương phẩm, diện tích 400m2 và lươn nuôi đã thu hoạch được 3 đợt, sản lượng hơn 16 tấn, trong đó lươn nhất đạt hơn 95%.

Anh Thanh Tuấn cho biết: “Để con lươn đảm bảo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, tôi đầu tư luôn chuồng nuôi trùn quế, nhằm cung ứng thức ăn cho lươn, bởi con trùn quế có giá trị dinh dưỡng, giàu đạm, protein giúp lươn mau lớn, đặc biệt là lươn tăng trưởng tốt và khi test xuất khẩu sẽ đảm bảo chất lượng. Khu vực xây dựng bể nuôi phải thoáng mát, có mái che, xây luôn hệ thống lọc nước, để cấp nước hàng ngày vào bể nuôi lươn khi thay nước. Một trong những bí quyết nuôi lươn nhanh lớn, ngoài cung cấp thức ăn đầy đủ cho lươn, người nuôi phải thay nước trong bể nuôi 3 lần/ngày, vào lúc sáng sớm trước khi cho lươn ăn cữ sáng, trưa trước khi lươn ăn và vào chiều tối. Tôi tận dụng nguồn nước thải từ bể nuôi lươn, đào luôn cái ao rộng vài trăm mét vuông thả nuôi đủ các loại cá, để cá ăn thức ăn thừa, khi vệ sinh bể nuôi lươn, xả nước thải xuống ao hàng ngày”.

Cũng theo anh Tuấn, để đảm bảo lươn “sạch”, khi mới bắt lươn về nuôi, cho lươn ăn bằng trùn quế hoàn toàn trong 4 tháng đầu, sau đó mới sử dụng thức ăn công nghiệp và trước 2 tháng thu hoạch, chuyển sang cho lươn ăn hoàn toàn trùn quế. Lươn nuôi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản phải đạt trọng lượng trên 500g/con, giá công ty thu mua là 380.000 đồng/kg, so giá bán lươn như trên, người nuôi lươn thu về lợi nhuận tốt sau mỗi đợt nuôi.

Bên cạnh nuôi lươn thương phẩm để bán thì anh Tuấn đang phát triển nuôi lươn sinh sản trong các bể nuôi còn lại, để lấy nguồn con giống nuôi lươn thương phẩm và bán lươn giống cho người nuôi nếu có nhu cầu. Ngoài nguồn thu nhập từ nuôi lươn đã ký kết với công ty xuất khẩu sang Nhật, anh Tuấn còn có nguồn thu từ bán trùn quế thương phẩm, cứ cách 2, 3 ngày là thu hoạch, mỗi tháng thu được tầm 2 - 3 tấn, giá bán 50.000 - 60.000 đồng/kg.

Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thạnh Trị Trần Trang Nhã cho biết: “Mô hình nuôi lươn của anh Tuấn được đầu tư rất khoa học, từ quy mô xây dựng bể nuôi tới việc áp dụng quy trình nuôi an toàn vệ sinh thực phẩm và triển khai luôn nguồn thức ăn là trùn quế cung cấp cho lươn. Cùng với đó, tận dụng nguồn nước xả thải trong bể nuôi lươn để nuôi cá nên đảm bảo môi trường xung quanh khu vực nuôi. Qua đó, mô hình mở ra thêm nhiều cơ hội cho hộ nuôi lươn “sạch” kết nối cùng các công ty thu mua lươn, xuất khẩu sang các thị trường khó tính, góp phần tăng thu nhập cho hộ nuôi…”.

Báo Sóc Trăng
Đăng ngày 24/09/2021
Thúy Liễu
Nuôi trồng

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 10:18 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 11:00 19/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:52 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:52 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 10:52 20/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 10:52 20/12/2024

Chlorine Aqua-ORG - Giải pháp tiên tiến vượt trội, lựa chọn hàng đầu trong nuôi trồng thuỷ sản

Trong nuôi trồng thủy sản, đảm bảo chất lượng nước luôn sạch và ổn định chính là chìa khóa giúp tôm, cá tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh, đem lại năng suất cao.

Chlorine Aqua-ORG
• 10:52 20/12/2024
Some text some message..