Nuôi ốc biển tự nhiên ở đảo Cái Chiên

Gia đình chị Nguyễn Thị Mận và anh Lê Hùng Sơn (thôn Đầu Rồng, xã đảo Cái Chiên, huyện Hải Hà, Quảng Ninh) đã thoát nghèo đi lên nhờ nuôi ốc biển trên các cồn đá tự nhiên ven đảo.

giới thiệu ốc nuôi
Anh Sơn giới thiệu các loại ốc nuôi tại bãi đá.

Cái Chiên, xã đảo duy nhất của huyện Hải Hà, cách đất liền khoảng 20 hải lý, còn khá hoang sơ. Vùng biển nơi đây giàu có với đủ loại cá, tôm, cua, ghẹ, mực, sò, ngao, sá sùng…

Và đặc biệt là ốc. Vô số các loại ốc với đủ kích cỡ, màu sắc, hình dạng… khác nhau như ốc đá, ốc màu, vôi xanh, vôi vang, trố, đụn…

Vùng biển ở đảo Cái Chiên và các đảo lân cận là nơi lý tưởng cho các loài ốc sinh sống, bởi có nhiều bãi đá ven bờ rất hoang sơ, ít có sự tác động của con người, ít tàu, thuyền qua lại. Không chỉ thế, nước biển ở đây sạch và lưu thông tốt, đáy biển lại có nhiều cát.

Từ xưa đến nay, dân đảo vẫn thường đi bắt ốc tự nhiên đem bán. Nguồn ốc còn nhiều, tưởng như không bao giờ cạn. Thế nhưng, ốc không tập trung mà phân bố rải rác, phải chèo đò qua các đảo để kiếm ốc khá vất vả.

Mặt khác, vào mùa ốc trưởng thành (từ tháng 9 đến hết năm), ốc bắt được quá nhiều, bán không hết, gia đình chị Mận đem thả ốc vào bãi đá sát mép biển, nơi các loài ốc vẫn thường sinh sống, để giữ ốc bán dần.

Trên bãi đá, đám ốc không những sống được lâu mà còn sinh sôi. Từ năm 2010, vợ chồng chị nảy ra ý định nuôi ốc biển trên các cồn đá tự nhiên phân bố ven đảo Cái Chiên và các đảo lân cận.

Trước tiên, chị đi khảo sát tất cả các cồn đá có ốc sinh sống. Cứ thấy bãi đá nào có loại ốc nào to trội hẳn so với ốc cùng loại ở các bãi đá khác là chị đi bắt ốc giống loại đó thả vào nuôi.

Cồn đá nào có hà bám nhiều thì thả ốc đá, cồn nào có hà nhưng lại toàn đá trơn thì thả ốc màu ở khu vực mớn nước cao nhất, còn mớn nước dưới thấp thì thả ốc rổ, xa nữa ra phía mép biển thì thả ốc đụn, ốc trố, vôi xanh, vôi vang…

Hiện gia đình chị Mận nuôi ốc nhiều nhất ở đảo Thoi Xanh, một đảo hoang không có người sinh sống, nằm ở phía đông đảo Cái Chiên. Ở đây có những bãi đá rất rộng và trải dài. Tổng diện tích các bãi đá mà chị thả nuôi ốc rộng khoảng 2 ha.

Vào mùa xuân, những tháng đầu năm là mùa sinh sản của các loài ốc biển. Anh chị đi bắt ốc giống từ khắp các đảo quanh vùng, mang về phân loại rồi thả ốc vào từng bãi đá thích hợp với từng loại.

Ốc giống cỡ khoảng 40 - 70 con/kg. Chị cũng mua ốc giống từ các ngư dân khác với giá 15 - 20 nghìn đồng/kg. Qua mùa sinh sản, ốc con vẫn có quanh năm nhưng ít hơn.

Chị chỉ việc thả ốc xuống bãi, không phải cho ăn cũng không tốn công chăm sóc. Các bãi cũng không phải quây lại, nếu ngăn thì chỉ cần ngăn hai đầu bãi đá.  

Ốc hầu như không thất thoát. Chúng tự kiếm thức ăn từ các sinh vật tự nhiên trong nước biển. Khoảng 6 tháng đến 1 năm sau khi thả nuôi là ốc đạt kích cỡ thương phẩm.

Theo chị Mận, nuôi ốc tự nhiên rất dễ, chi phí chỉ là đầu tư con giống và công thu hoạch. Với cách nuôi này, ốc vẫn là ốc sống trong tự nhiên, hương vị vẫn thơm ngon đậm đà của một thứ đặc sản biển.

Chị thu hoạch rồi mang vào đất liền bán cho thương lái với giá 60 - 100 nghìn đồng/kg. Thương lái sẽ lọc chọn những con to, đẹp bán sang Trung Quốc qua cửa khẩu Móng Cái (chủ yếu là ốc vôi và ốc màu), còn lại ốc loại 2, loại 3 thì bán cho các nhà hàng, quán bia… trên địa bàn Quảng Ninh và các tỉnh, thành bạn.

Ngoài ra, chị còn bán ốc cho khách du lịch đến với đảo Cái Chiên. Du khách còn có một trải nghiệm tuyệt vời là tham quan bãi ốc ven đảo và làm ngư dân bắt ốc. Ngày nào gia đình chị cũng lái đò đi thu hoạch ốc ở các bãi đá thả nuôi và ngoài tự nhiên, trừ những ngày nước kém (nước lưng chừng) hoặc nước ngâm (nước to).

Chị Mận cho biết, phụ thuộc vào thủy triều, cứ đều đặn 10 ngày thì 7 ngày có thể đi biển bắt ốc. Mỗi ngày nhà chị bắt được vài chục kg ốc các loại.

Vào mùa ốc trưởng thành rộ, nhà chị phải thuê thêm người bắt ốc tại các bãi nuôi. Họ được trả công 20 - 30 nghìn đồng/kg, tùy kích cỡ ốc, và chỉ được bắt ốc cỡ to đến cỡ vừa, còn ốc con để lại nuôi.

ốc thương phẩm
Ốc thương phẩm 

Ban đầu vì không có vốn mua giống, chỉ tận dụng giống bắt được trong tự nhiên nên chị chỉ có thể thu hoạch tỉa dần những con ốc đã lớn. Đến nay, khi đã có thể mua giống với số lượng lớn vào đầu năm, chị có thể thu hoạch đồng loạt vào những tháng cuối năm.

Sau 5 năm nuôi ốc trên đảo hoang, từ một hộ nghèo, gia đình chị Mận đã vươn lên thoát nghèo. Nhưng chị vẫn không khỏi âu lo.

Trước hết là lo vốn để mua giống vào đầu năm, mùa ốc giống. Chị cho biết, gia đình chị không được hỗ trợ vay vốn từ nguồn nào nên phải tự xoay sở rất vất vả.

Hơn nữa, từ năm 2011,gia đình chị đã làm hồ sơ lên UBND huyện Hải Hà xin thuê lâu dài diện tích bãi ven đảo Thoi Xanh để yên tâm nuôi ốc, phát triển kinh tế gia đình.

Tuy nhiên, đã nhiều năm qua hồ sơ của chị không được giải quyết mà không có bất cứ hồi âm nào từ phía UBND huyện. Khi chị lặn lội vào đất liền để hỏi thì cán bộ huyện trả lời là một phần hồ sơ của chị đã bị thất lạc (!).

Chị Mận cũng không biết phải làm gì, hỏi ai để tiếp tục hoàn thiện các thủ tục giấy tờ cần thiết.

Bởi vì, ngay chính quyền xã cũng đã có lần gửi giấy yêu cầu thu lại bãi triều của mà nhà chị đang thả nuôi ốc nhưng không giải thích lý do.

“Nếu có quy hoạch, dự án hay vì mục đích an ninh quốc phòng… thì chúng tôi sẵn sàng trả lại xã vì lợi ích chung nhưng xã đòi thu lại bãi nuôi mà không nêu ra lý do chính đáng nào, cũng không có thông tin gì về quy hoạch…

Còn gia đình tôi thì đã đầu tư không ít để mua giống ốc thả vào đó. Cứ đi theo những thủ tục hành chính ấy mệt mỏi vô cùng, mà gia đình tôi công việc lúc nào cũng bận rộn, lại còn trông nom hai đứa con nhỏ nữa… Nên thôi mình cứ làm”, chị Mận chia sẻ.

Câu chuyện dùng dằng mãi cho đến thời gian gần đây, địa phương có sự thay đổi về nhân sự lãnh đạo thì chính quyền xã lại khuyến khích nuôi trồng thủy hải sản ven bờ, đặc biệt là nuôi ốc. Cách đây ít hôm, xã đã cho bà con đi cắm cọc, chia nhau các bãi đá ven đảo để thả nuôi ốc theo gương gia đình chị Mận, anh Sơn.

Báo Nông nghiệp VN, 17/08/2015
Đăng ngày 17/08/2015
Hân Minh
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Chủ động bảo vệ thủy sản nuôi trong mùa nắng nóng

Nhiệt độ nước là một trong những thông số quan trọng trong quản lý chất lượng môi trường nuôi, là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của động vật thủy sản. Hiện nay, trên địa bàn các tỉnh miền Trung, thời tiết nắng nóng kéo dàu, nhiệt độ phổ biến 37 – 39 độ C, có nơi trên 40 độ C.

Ao tôm
• 08:00 30/04/2024

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 10:05 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Hai loài cá sở hữu hàm răng giống con người

Trong tự nhiên không thiếu những động vật có răng, dưới đại dương cũng có rất nhiều loài cá sở hữu những chiếc răng để thuận tiện cho việc tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, hai loài cá dưới đây có bộ răng rất độc đáo: Một loài thì có hàm răng đều tăm tắp, còn răng của loài kia cứ như hút thuốc lâu ngày.

Cá răng người
• 04:46 01/05/2024

Chủ động bảo vệ thủy sản nuôi trong mùa nắng nóng

Nhiệt độ nước là một trong những thông số quan trọng trong quản lý chất lượng môi trường nuôi, là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của động vật thủy sản. Hiện nay, trên địa bàn các tỉnh miền Trung, thời tiết nắng nóng kéo dàu, nhiệt độ phổ biến 37 – 39 độ C, có nơi trên 40 độ C.

Ao tôm
• 04:46 01/05/2024

Thả giống thực hiện mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Thực hiện Chương trình Khuyến nông năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã triển khai mô hình Nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trên ao nuôi diện tích 1.000 m2 của ông Phạm Xuân Phương, thôn Đức Phổ 1, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, Bình Định

Thả tôm giống
• 04:46 01/05/2024

Săn lùng loài ốc “ hoàng hậu” với giá đắt đỏ

Những năm gần đây, ốc hoàng hậu khá nổi tiếng bởi thịt thơm ngon, được giới nhà giàu săn lùng mua dù có giá đắt đỏ lên tới hàng triệu đồng. Tuy vậy chúng cũng khá khan hiếm, muốn thưởng thức loại ốc nữ hoàng này, khách thường phải đặt trước.

Ốc hoàng hậu
• 04:46 01/05/2024

Nên chọn loại quạt nước nào cho ao nuôi tôm?

Chất lượng nước luôn là mối quan tâm hàng đầu trong ngành nuôi trồng thủy sản nhất là nuôi tôm thâm canh. Trong đó, nồng độ oxy hòa tan (DO) đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo môi trường sống lý tưởng cho tôm cá.

Ao tôm
• 04:46 01/05/2024