Nuôi sò huyết ở đầm Ô Loan: Mô hình triển vọng

Sò huyết đầm Ô Loan từ lâu đã nổi tiếng và là đặc sản của huyện Tuy An. Tuy nhiên, những năm gần đây, nguồn sò huyết trong đầm ngày càng cạn kiệt. Nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản quý này, huyện Tuy An đang đầu tư cơ sở hạ tầng và quy hoạch chi tiết vùng nuôi nhằm giúp người dân từng bước chuyển đổi nghề, tạo sinh kế mới.

Nuôi sò huyết ở đầm Ô Loan: Mô hình triển vọng
Người nuôi sò huyết ở đầm Ô Loan (huyện Tuy An) đang vớt rong và kiểm tra sò ở vùng nuôi - Ảnh: ANH NGỌC

Người nuôi có lãi

Theo ông Nguyễn Tri Phương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, nuôi sò huyết bằng chắn đăng ở đầm Ô Loan là một hướng nuôi mới, đảm bảo định hướng phát triển của ngành. Mô hình này góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi, chuyển đổi đối tượng nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần bảo vệ nguồn lợi quý mang tính đặc hữu của đầm.

Ô Loan là đầm nước lợ ven biển nên có nhiều loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, nhất là sò huyết. Thế nhưng, nguồn sò huyết trong đầm ngày càng cạn kiệt, có lúc không thấy loại thủy sản này xuất hiện trong đầm. Theo Sở NN-PTNT, nguyên nhân là do nghề nuôi tôm phát triển mạnh ở đầm Ô Loan, việc sử dụng các loại thuốc, hóa chất xử lý ao nuôi đã ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái và sự phát triển tự nhiên của sò huyết. Mặt khác, một thời gian dài cửa biển Tân Quy bị bồi lấp, làm hạn chế việc trao đổi nước giữa đầm Ô Loan với biển nên môi trường nước trong đầm không ổn định. Điều này khiến nguồn sò huyết đầm Ô Loan bị cạn kiệt từ năm 2007; riêng các năm 2008, 2009 hầu như không thấy sò xuất hiện trong đầm.

Năm 2014, Ban Quản lý dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD) Phú Yên đã triển khai mô hình nuôi thử nghiệm 2ha sò huyết tại đầm Ô Loan thuộc khu vực xã An Hải. Năm 2015, ban quản lý dự án này tiếp tục triển khai nuôi 6ha.

Ông Lê Hữu Phước ở xã An Hải, một trong những hộ tham gia mô hình, cho biết: “Năm 2014, gia đình tôi tham gia mô hình và nuôi với diện tích 1ha. Vì đây là vật nuôi mới nên bước đầu, chúng tôi gặp một số trở ngại, sò giống khi thả xuống đã bị chết và hao hụt rất nhiều. Trong quá trình nuôi, rong xuất hiện dày đặc ở đáy ao làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của sò. Mặc dù chưa thành công lắm, nhưng sau 4 tháng rưỡi thả nuôi, sò đạt kích cỡ khoảng 70-75 con/kg, lãi hơn 25 triệu đồng. Năm 2015, gia đình tôi tiếp tục tham gia mô hình với diện tích 0,5ha. Do sò giống hơi nhỏ (khoảng 1.100 con/kg) nên phải nuôi đến hơn 6 tháng và sò đạt kích cỡ khoảng 60-80 con/kg. Vụ nuôi này, tỉ lệ sò hao hụt ít hơn (khoảng 40%), lãi thu được gần 35 triệu đồng”. Còn ông Trần Văn Ban ở xã An Hải, cho hay: “Năm 2015, gia đình tôi tham gia mô hình nuôi sò huyết đầm Ô Loan với diện tích 0,5ha. Lượng giống thả ban đầu là 112kg, sau 6 tháng nuôi đạt kích cỡ khoảng 70 con/kg, tổng sản lượng thu được hơn 1 tấn, lãi khoảng 40 triệu đồng. Sau khi kết thúc mô hình, gia đình tôi và một số hộ khác ở địa phương có ý định tiếp tục nuôi sò huyết, nhưng vùng nuôi quy hoạch chưa xong nên người dân chưa được giao mặt nước vùng nuôi”

Theo ông Lê Quang Hiệp, Giám đốc Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản, năm 2015, mô hình nuôi sò huyết ở đầm Ô Loan có 12 hộ tham gia. Trong đó, 10 hộ có lãi từ 20-50 triệu đồng, chỉ 2 hộ nuôi có tỉ lệ sò chết quá cao nên hòa vốn. “Khó khăn nhất trong nuôi sò huyết ở đầm Ô Loan là con giống và thời gian thả chưa chủ động. Để khắc phục vấn đề này thì khâu vận chuyển con giống phải nhanh và đảm bảo, người nuôi cần tranh thủ thời gian thả giống sớm để kịp thu hoạch trước mùa mưa”, ông Hiệp nói.

Sớm nhân rộng mô hình

Hiện nay, ngư dân ở khu vực đầm Ô Loan sống chủ yếu bằng nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản nên thu nhập không cao và thiếu ổn định. Để giúp ngư dân có thu nhập ổn định hơn, tỉnh và huyện Tuy An đã và đang đầu tư nhiều công trình, cơ sở hạ tầng nhằm thúc đẩy nghề nuôi trồng thủy sản phát triển. Từ nguồn vốn dự án CRSD, tỉnh đã đầu tư xây dựng tuyến đường bằng bê tông xi măng nối từ tuyến đường cơ động ven biển (đường từ xã An Hải đi gành Đá Đĩa) đến khu nuôi trồng thủy sản và sò huyết ven đầm Ô Loan. Tuyến đường này dài khoảng 2km, rộng 3,5m, tổng mức đầu tư hơn 7 tỉ đồng và hoàn thành trong năm 2016. Ông Võ Kim Nhường ở xã An Hải, một trong những hộ tham gia mô hình nuôi sò huyết ở đầm Ô Loan, cho biết: Lâu nay, muốn đến khu nuôi sò huyết, đa số người nuôi phải đi thuyền từ cầu An Hải lên, còn đi đường bộ thì rất vất vả, không thể đi xe máy được. Do đó, chúng tôi rất mừng khi Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng con đường này, tạo điều kiện thuận lợi cho bà con đi đến nơi sản xuất.

Theo UBND huyện Tuy An, diện tích đầm Ô Loan khoảng 1.570ha, có nguồn lợi thủy sản phong phú và đa dạng, là nơi mưu sinh của nhân dân 8 thôn thuộc 5 xã sống ven đầm. Sò huyết là đặc sản nổi tiếng của địa phương và cũng là đối tượng ăn lọc, góp phần cải tạo môi trường nước trong đầm. Nuôi sò huyết ở đầm Ô Loan là một mô hình mới nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản đặc hữu của đầm, đồng thời giúp người dân địa phương từng bước chuyển đổi nghề, tạo sinh kế mới. Ông Trần Sáu, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Tuy An, cho biết: “Huyện đã khảo sát và họp dân để lấy ý kiến quy hoạch vùng nuôi sò huyết đầm Ô Loan. Trước mắt, huyện sẽ quy hoạch vùng nuôi là vùng có sò huyết tự nhiên sinh sống, với diện tích khoảng 100ha. Phòng NN-PTNT đang tham mưu cho UBND huyện quy hoạch chi tiết vùng nuôi này, trung bình từ 0,5-1ha mặt nước cho mỗi ô nuôi. Vùng quy hoạch sẽ được định vị theo tọa độ, đánh dấu bằng biển báo, phao ganh. Khi hoàn thành, huyện sẽ công bố quy hoạch chi tiết và giao cho người dân địa phương có nhu cầu nuôi sò huyết ở đầm Ô Loan”.

Báo Phú Yên
Đăng ngày 27/04/2017
Anh Ngọc
Nuôi trồng

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:45 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 14:20 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 14:20 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 14:20 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 14:20 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 14:20 26/11/2024
Some text some message..