Nuôi thương phẩm cá tầm Siberi

Trung tâm Nghiên cứu thuỷ sản nước lạnh (Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1) đã làm chủ công nghệ ương con giống, nuôi thương phẩm cá tầm Siberi.

Giống cá tầm Siberi ương nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu thủy sản nước lạnh
Giống cá tầm Siberi ương nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu thủy sản nước lạnh

 ThS Nguyễn Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu thủy sản nước lạnh cho biết, mỗi năm trung tâm đủ khả năng cung cấp khoảng 20 vạn giống cá tầm cho khu vực miền núi phía Bắc. Giống cá tầm Siberi có thời gian nuôi 1 - 2 năm tùy theo nhu cầu.

Với cá tầm ương giống, sau 2 tháng nuôi từ cỡ 12 - 15 cm (trọng lượng 5 - 7gr/con) đạt trọng lượng khoảng 80 - 100gr với kích cỡ 25 - 30cm, tỷ lệ sống đạt 75%, cá khoẻ mạnh và hạch toán có lãi. Đối với cá thương phẩm, sau khi nuôi 12 tháng từ cá giống cỡ 80 - 100gr, đạt trọng lượng 2kg, với tỷ lệ sống 90%, năng suất đạt 20 kg/m2.

Ưu điểm khi nuôi cá tầm không gây ô nhiễm môi trường nguồn nước, tạo sản phẩm hàng hoá có tính cạnh tranh cao. Đặc biệt, cá có thể nuôi thương phẩm bằng thức ăn công nghiệp sản xuất tại Việt Nam. Trong những năm qua, Trung tâm Nghiên cứu thủy sản nước lạnh đã chuyển giao công nghệ và cung cấp giống cho các tỉnh khu vực miền núi phía Bắc.

Kết quả thực tiễn từ các mô hình chuyển giao kỹ thuật ương giống và nuôi thương phẩm cá tầm tại các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Sơn La cho thấy, tiềm năng tận dụng nguồn nước chảy từ các sông suối, nguồn nước từ các hồ tự nhiên, hồ chứa hoặc mạch ngầm giàu oxy nuôi cá tầm là khá lớn.

Tổng sản lượng cá từ các mô hình đều trên 15.000 kg, lợi nhuận mỗi mô hình bình quân đều trên 2 tỷ đồng. Các dự án thành công đã góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo công ăn việc làm cho người lao động tại địa phương, khai thác hiệu quả ưu thế về điều kiện tự nhiên của khu vực miền núi phía Bắc.

“Thời gian thu hoạch cá nên tiến hành thu một đợt lọc hết những con to trội để thu, không nên kéo dài làm nhiều đợt gây strees, cá sẽ giảm ăn, tỷ lệ hao hụt lớn. Cá tầm là loài cá sống trong môi trường có hàm lượng oxy cao nên khi thu hoạch thao tác cần nhanh gọn, tránh để chúng trong môi trường không khí lâu cá sẽ chết”, ThS Nguyễn Thanh Hải.

Đặc biệt, nhiều mô hình triển khai tại các tỉnh, phương pháp nuôi cá tầm không quá phức tạp khi có thể nuôi trong bể composite, xi măng, hoặc bằng tôn không gỉ sét với độ sâu nước 1 - 1,2m.

Kích thước bể (m3), đường kính chỉ cần 2 - 2,5 m, cao 1 - 1,2m. Thức ăn của cá tầm là thức ăn công nghiệp chế biến sẵn dạng viên chìm, có thể sử dụng thức ăn nhập hoặc thức ăn sản xuất trong nước nên có tiềm năng, lợi thế để nuôi với quy mô lớn.

Tại những mô hình trên, Trung tâm Nghiên cứu thủy sản nước lạnh chuyển giao cho bà con nông dân cá giống có kích cỡ từ 80 - 100gr/con, đồng đều, khỏe mạnh, không bệnh tật, không dị hình. Mật độ thả đối với nuôi bể là 10 - 15 con/m3. Thời gian nuôi cá tầm từ cá giống cỡ 80 - 100gr/con đến lúc đạt kích cỡ thương phẩm trung bình > 2 kg/con đúng theo lý thuyết trong khoảng 12 - 15 tháng.

Các cán bộ tại Trung tâm Nghiên cứu thủy sản nước lạnh lưu ý, khẩu phần ăn của cá tầm được xác định theo khối lượng cá và nhiệt độ nước, trước khi cho ăn quan sát xem tình trạng bắt mồi của cá để định lượng cho phù hợp với điều kiện.

Về cuối bữa cho cá ăn với lượng nhỏ, ít một, thả ít thức ăn và quan sát trong vòng 10 phút thấy thức ăn bị phân tán, cá không có hoạt động bắt mồi ngừng không cho ăn, như vậy là lượng thức ăn đã đáp ứng đủ khẩu phần.

Đặc biệt, khoảng 15 - 30 ngày cân mẫu cá 1 lần để xác định kích cỡ trung bình và tổng khối lượng cá trong ao để xác định lượng cho ăn bằng cách cân và lấy trung bình khối lượng của 30 cá thể để điều chỉnh lượng thức ăn cho kỳ tiếp theo. Sau khi nuôi 12 - 15 tháng, khi cỡ cá đạt khoảng 2 - 3 kg/con có thể thu hoạch, trước thời gian thu hoạch 2 ngày ngừng cho cá ăn.

Năm 2005, Trung tâm Nghiên cứu thuỷ sản nước lạnh bắt tay thực hiện dự án nhập công nghệ ương giống cá tầm.

Năm 2006, chính thức triển khai đề tài KH-CN cấp Bộ “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ nuôi thương phẩm cá tầm Acipencer baerri”.

Năm 2009, dự án hoàn thành và nghiệm thu, trung tâm đã làm chủ công nghệ ương con giống và nuôi thương phẩm cá tầm trong điều kiện tại Việt Nam.

Nông Nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 18/07/2016
Nguyễn Huân
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Các kỹ thuật quản lý tôm sau mưa bão

Mưa bão là một trong những yếu tố thời tiết có ảnh hưởng mạnh mẽ đến môi trường nuôi tôm, gây ra nhiều thay đổi đột ngột về chất lượng nước, nhiệt độ, và nồng độ oxy hòa tan. Sau mỗi cơn mưa bão, người nuôi tôm cần áp dụng các kỹ thuật quản lý kịp thời và hiệu quả để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo sức khỏe cho đàn tôm.

Ao tôm
• 11:12 17/09/2024

Quản lý thức ăn và dinh dưỡng cho tôm khi thời tiết xấu

Khi thời tiết xấu, như mưa lớn, bão, hoặc nhiệt độ đột ngột giảm, việc quản lý thức ăn và dinh dưỡng cho tôm trở nên cực kỳ quan trọng. Dưới đây là những yếu tố cần lưu ý để giúp tôm vượt qua giai đoạn thời tiết bất lợi mà vẫn đảm bảo được sức khỏe và tốc độ tăng trưởng.

Tôm thẻ
• 09:00 16/09/2024

Hiện tượng tôm bị đóng rong trong ao nuôi

Tình trạng tôm đóng rong khi các loại tảo và rong rêu phát triển mạnh mẽ trong ao nuôi, bám chặt vào cơ thể tôm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và giá trị thương phẩm của chúng.

Tôm bị đóng rong
• 11:15 11/09/2024

Vai trò của thức ăn tự nhiên trong nuôi tôm

Tôm là loài ăn tạp, khi được ương trong trại giống tâm vật lẫn động vật (tảo, artemia ... Do đó, trong những tháng đầu mới thả, việc bổ sung thêm thức ăn tự nhiên cho tấm bên cạnh thức ăn công nghiệp là điều rất quan trọng.

Vi tảo
• 10:16 11/09/2024

Bí quyết nhân giống cá cảnh thành công từ chuyên gia

Nhân giống cá cảnh không chỉ là một thú vui tao nhã mà còn mang lại nhiều lợi ích hấp dẫn cho người nuôi. Khi tự tay nhân giống, bạn sẽ có cơ hội quan sát sự phát triển từ trứng đến cá con, từ đó hiểu rõ hơn về quá trình sinh sản tự nhiên.

Cá cảnh
• 20:49 18/09/2024

Hệ thống AI cảnh báo sớm triệu chứng stress tôm nuôi

Một nhóm các nhà nghiên cứu đã phát triển một hệ thống thị giác máy tính dựa trên AI cho phép phát hiện và theo dõi sớm sự tăng trưởng, quy mô quần thể, tỷ lệ tử vong và căng thẳng ở tôm nuôi.

Hệ thống AI
• 20:49 18/09/2024

Khi tôm nuôi có dấu hiệu EHP ta nên làm gì?

Khi tôm nuôi có dấu hiệu nhiễm EHP, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý kịp thời để giảm thiểu tác động và kiểm soát bệnh hiệu quả. Dưới đây là những bước cần thực hiện khi phát hiện tôm nhiễm bệnh EHP.

Tôm bệnh
• 20:49 18/09/2024

Chống bán phá giá: Hiểu đúng để bảo vệ ngành tôm xuất khẩu

"Chống bán phá giá" nghe có vẻ phức tạp, nhưng thực chất là việc các quốc gia bảo vệ ngành sản xuất trong nước bằng cách áp thuế lên hàng hóa nhập khẩu được bán với giá quá thấp so với giá sản xuất. Khi xuất khẩu tôm, các doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu rõ quy định này để tránh rủi ro bị áp thuế.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:49 18/09/2024

Chung tay góp sức khắc phục hậu quả sau bão đi qua

Sau cơn bão số 3 - Yagi, ngành nuôi trồng thủy sản thường phải đối mặt với những thiệt hại nặng nề. Do đó, nhiệm vụ quan trọng và cần thiết lúc này là cùng nhau chung tay góp sức khắc phục hậu quả khi bão đi qua.

Nuôi lồng bè
• 20:49 18/09/2024
Some text some message..