Nuôi tôm càng xanh ở Lộc Hà lãi 140 triệu đồng/ha

Mô hình nuôi tôm càng xanh thâm canh trong ao nuôi nước ngọt tại Hà Tĩnh mang lại lợi nhuận 137 triệu đồng/ha, tỷ suất lợi nhuận so với mức đầu tư đạt gần 37%, thể hiện tính ưu việt hơn hẳn so với các đối tượng nuôi nước ngọt hiện nay.

Nuôi tôm càng xanh ở Lộc Hà lãi 140 triệu đồng/ha
Với kỹ thuật mới, sau 6 - 7 tháng nuôi sẽ cho thu hoạch với số lượng tôm loại 1 tăng từ 30 -35 % so với cách nuôi truyền thống.

Đây là kết quả quan trọng thuộc dự án ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình nuôi thâm canh tôm càng xanh tại Hà Tĩnh do các nhà khoa học Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh thực hiện.

Mô hình được triển khai với quy mô 2ha tại HTX sản xuất nông nghiệp và thủy sản Lộc Hà (xã Ích Hậu). Kết quả sau 6 – 7 tháng nuôi, sản lượng tôm đạt 4,9 tấn (năng suất 2,45 tấn/ha); tỷ lệ tôm đực chiếm 80%, tỷ lệ sống ước đạt 79%.

nuôi tôm, nuôi tôm càng xanh, nuôi tôm càng, mô hình nuôi tôm, tôm càng xanh

Trọng lượng bình quân tôm càng xanh khi thu hoạch đạt khoảng 26,43 g/con (tương đương với khoảng 38 con/kg).

Tổng doanh thu mô hình đạt được trên 1 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận đạt 275 triệu đồng, tính ra, mỗi ha tôm càng xanh cho lãi hơn 137 triệu đồng. Trong khi đó, mức lợi nhuận đối với các loại cá nước ngọt chỉ đạt 20 – 30 triệu đồng/ha.

nuôi tôm, nuôi tôm càng xanh, nuôi tôm càng, mô hình nuôi tôm, tôm càng xanh

Theo nhiều người dân địa phương, các nhà khoa học cần bổ sung quy trình nuôi tôm càng xanh thâm canh, quảng canh và nuôi xen ghép (tôm - cá, tôm - lúa...) để nhiều đối tượng có thể tiếp cận và áp dụng phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng, năng lực sản xuất của từng cá nhân, hộ gia đình.

Việc hoàn thiện quy trình công nghệ nuôi tôm càng xanh của Chi cục Thủy sản sẽ mở ra hướng đi mới cho việc phát triển các đối tượng có giá trị kinh tế cao trong vùng nước ngọt, góp phần tăng hiệu quả kinh tế trên cùng đơn vị diện tích.

Được biết, kỹ thuật san thưa, sang ao và bẻ càng là những điểm mới của dự án giúp tôm lớn nhanh hơn và giảm hao hụt.

Báo Hà Tĩnh
Đăng ngày 03/02/2019
Dương Chiến
Nuôi trồng

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Chức năng của vôi canxi trong nuôi tôm

Vôi canxi đóng vai trò quan trọng trong nuôi tôm nhờ vào các chức năng cải thiện chất lượng môi trường nước và sức khỏe tôm.

Vôi
• 10:45 12/11/2024

Sản xuất cá bỗng đặc sản: Nông dân vùng cao thu về trăm triệu đồng

Tại các vùng cao nguyên phía Bắc, đặc biệt là tỉnh Hà Giang, cá bỗng đã trở thành một loại đặc sản quý hiếm, được xem như “vua của các loại cá” nhờ chất lượng thơm ngon và quy trình nuôi tự nhiên của người dân tộc Tày.

Cá bỗng
• 10:38 11/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 10:09 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 10:09 14/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:09 14/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:09 14/11/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 10:09 14/11/2024
Some text some message..