Nuôi tôm càng xanh ở miền núi Trà Cổ

Cho thu nhập hơn 300 triệu đồng/ha/năm, nghề nuôi tôm càng xanh ngày càng khẳng định được vị thế là vật nuôi làm giàu chủ lực của người nông dân xã miền núi Trà Cổ, H.Tân Phú (Đồng Nai).

thu tôm càng
Thu hoạch tôm càng xanh ở xã Trà Cổ ẢNH: T.T

Xã Trà Cổ, được xem là “thủ phủ” nuôi tôm càng xanh với diện tích ao nuôi tập trung lớn nhất của tỉnh Đồng Nai. Theo người dân địa phương, thổ nhưỡng của xã Trà Cổ chủ yếu là đá tổ ong, đá mồ côi. Đất kém màu mỡ, trồng lúa và hoa màu cũng không hiệu quả nên những năm trước đây người dân chủ yếu là đào ao nuôi cá nhưng lợi nhuận mang lại không cao. Từ năm 2001, tận dụng lợi thế có nguồn nước sạch từ các hồ, đồi đá trong vùng rỉ ra, người dân xã Trà Cổ bắt đầu nuôi thử nghiệm tôm càng xanh. Thấy hiệu quả kinh tế vượt trội so với các loại cây, con truyền thống xưa nay ở địa phương, nhiều hộ dân đã mạnh dạn vay vốn, đào ao đầu tư nuôi tôm càng xanh để phát triển kinh tế.

Ông Nguyễn Tấn Tài - Tổ phó Tổ hợp tác nuôi tôm càng xanh xã Trà Cổ, cho hay gia đình ông nuôi tôm càng xanh trên 4 ha mặt nước. Nguồn giống thả nuôi được mua ở các lò sản xuất giống ở H.Trảng Bom (Đồng Nai). Tôm càng xanh nuôi khoảng bốn tháng là cho thu hoạch. Cứ xoay vòng liên tục các ao nuôi như vậy nên tuần nào ông cũng có tôm bán. “Tôm càng xanh ở địa phương nuôi đạt khoảng 20 con/kg, giá tôm dao động từ 160.000 - 180.000 đồng/kg, mỗi ha thu bình quân được khoảng 300 triệu đồng/năm. Nuôi tôm cũng không vất vả lắm mà cho thu nhập khá hơn những vật nuôi khác nên đời sống người dân từng bước được nâng cao”, ông Tài phấn khởi nói.

Đang tất bật cân lứa tôm vừa thu hoạch giao cho thương lái, ông Nguyễn Văn Hải chia sẻ: “Giá tôm hiện nay đang chững lại ở mức 160.000 đồng/kg. Dù giá không được như lúc trước nhưng đầu tư vào nuôi tôm càng xanh vẫn cho lợi nhuận khá. Nhờ nắm vững kỹ thuật, biết cách xử lý ao nuôi nên hầu như chưa có hộ nào trong vùng bị thua lỗ khi nuôi tôm càng xanh”.
Tôm càng xanh Trà Cổ được thương lái thu mua để mang đi tiêu thụ tại TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương… Chị Trương Thị Thanh Xuân (28 tuổi, ngụ xã Trà Cổ), chủ một vựa thu mua tôm tại địa phương, cho hay thời điểm hàng bán chạy thì vựa của chị xuất đi từ 5-7 tạ, còn bình thường thì bán khoảng 2 tạ tôm. Tôm trong vùng có bao nhiêu đều được chị thu mua về để dự trữ, khi các mối gọi điện thoại hỏi hàng là cho ô tô chở đi giao. “Giá tôm phân ra làm các loại 1, 2 và 3. Trung bình thời gian này tôi thu mua ở mức 155.000 đồng/kg. Thương hiệu tôm càng xanh Trà Cổ được đánh giá cao về chất lượng và được thực khách ưa chuộng nên thị trường tiêu thụ rất lớn. Tuy nhiên, người chăn nuôi phải đảm bảo được chất lượng tôm sạch, đạt chuẩn VietGAP, nghiêm cấm việc sử dụng kháng sinh thì mới giữ vững được thị trường và thương hiệu vốn có”.

Anh Nguyễn Minh Luân (cán bộ nông nghiệp xã Trà Cổ), cho biết toàn xã Trà Cổ hiện có 42 hộ nuôi tôm càng xanh với tổng diện tích khoảng 45 ha, tập trung chủ yếu ở các ấp 4 và 5. Năm 2015, Tổ hợp tác nuôi tôm càng xanh của xã thành lập với 32 hộ. Đến nay, diện tích nuôi tôm đạt chuẩn VietGAP của xã đã lên tới hơn 30 ha. Sản lượng tôm càng xanh tại địa phương đạt khoảng 2 tấn/ha/năm. Với giá tôm hiện tại là 160.000 đồng/kg, trung bình người nuôi thu nhập khoảng 300 triệu đồng/ha/năm.

“Nuôi tôm càng xanh là mô hình nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả kinh tế cao, mang lại cuộc sống khấm khá cho nông dân. Địa phương cũng đang hướng dẫn người dân phát triển nuôi tôm theo tiêu chuẩn VietGAP nhằm giữ vững và phát triển hơn nữa thương hiệu tôm càng xanh Trà Cổ”, anh Luân chia sẻ thêm.

Báo Thanh Niên, 02/02/2017
Đăng ngày 03/02/2017
Tiểu Thiên
Nuôi trồng

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Chức năng của vôi canxi trong nuôi tôm

Vôi canxi đóng vai trò quan trọng trong nuôi tôm nhờ vào các chức năng cải thiện chất lượng môi trường nước và sức khỏe tôm.

Vôi
• 10:45 12/11/2024

Sản xuất cá bỗng đặc sản: Nông dân vùng cao thu về trăm triệu đồng

Tại các vùng cao nguyên phía Bắc, đặc biệt là tỉnh Hà Giang, cá bỗng đã trở thành một loại đặc sản quý hiếm, được xem như “vua của các loại cá” nhờ chất lượng thơm ngon và quy trình nuôi tự nhiên của người dân tộc Tày.

Cá bỗng
• 10:38 11/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 10:10 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 10:10 14/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:10 14/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:10 14/11/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 10:10 14/11/2024
Some text some message..