Nuôi tôm công nghệ cao

Nuôi tôm ứng dụng công nghệ lót vải bạt, phủ lưới cho lợi nhuận gấp nhiều lần so với cách nuôi truyền thống. Công nghệ mới này đang được cả chục hộ dân nuôi tôm tại các huyện Nhơn Trạch, Long Thành ứng dụng và tiếp tục nhân rộng.

trao doi truc tiep
Ông Banchong Buahung (bìa trái), Giám đốc kỹ thuật bộ phận thủy sản của Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam, trao đổi với người nuôi tôm tại huyện Nhơn Trạch về kỹ thuật nuôi tôm theo công nghệ mới.

Kỹ thuật nuôi tôm công nghệ cao này do Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam (Khu công nghiệp Biên Hòa 2, TP.Biên Hòa) chuyển giao đến nông dân. Doanh nghiệp sẽ tiếp tục triển khai chương trình hỗ trợ để nhân rộng công nghệ này cho các hộ nuôi tôm ở Đồng Nai. Doanh nghiệp cũng rất quan tâm đến khâu tiêu thụ nên vấn đề đầu ra cho con tôm cũng được đảm bảo.

Lợi nhuận cao

Chỉ với 2 ao nuôi tôm lót vải bạt rộng gần 3.500m2, từ đầu năm đến nay ông Nguyễn Trường Đại ở xã Vĩnh Thanh (huyện Nhơn Trạch), đã thu hoạch được gần 20 tấn tôm thịt, đạt lợi nhuận hàng tỷ đồng/năm. Ông Đại so sánh: “Với cách nuôi truyền thống trong ao đất tôi thường thả 50 con giống/m2, nhưng với ao lót bạt tôi thả đến 200 con/m2. Nhờ quy trình nuôi an toàn sinh học, chọn lọc con giống tốt nên con tôm khi thu hoạch đạt được cỡ lớn từ 25-30 con/kg. Đây là mức trọng lượng rất khó đạt được nếu nuôi theo quy trình cũ”. Vụ thu hoạch vừa qua với diện tích ao khoảng 2 ngàn m2, ông Đại thu được trên 8 tấn tôm thịt, năng suất cao hơn gấp 4 lần so với cách nuôi truyền thống.

Bà Nguyễn Thị Lê Hoa (ngụ xã Long Phước, huyện Long Thành) cũng là người tiên phong trong ứng dụng công nghệ mới này để nuôi tôm. Bà Hoa chia sẻ: “8 năm qua theo nghề nuôi tôm, tôi gặp thất bại nhiều hơn thành công vì rủi ro dịch bệnh của con tôm thẻ chân trắng nuôi trong ao đất rất lớn. Khi chuyển qua mô hình mới này, 2 vụ liên tiếp tôi đều thu lợi nhuận cao hơn gấp nhiều lần so với cách nuôi truyền thống. Điều tôi yên tâm nhất là do luôn chủ động kiểm soát môi trường nuôi nên hạn chế được rất nhiều nguy cơ dịch bệnh cho con tôm. Từ 1 ao nuôi thử nghiệm ban đầu, tôi tiếp tục đầu tư mở rộng thêm 5 ao ứng dụng công nghệ cao này”.

Ứng dụng công nghệ này, nông dân phải chọn con giống sạch, chất lượng; tuân thủ đúng quy trình xử lý nguồn nước đầu vào; sử dụng vi khuẩn có lợi cạnh tranh với vi khuẩn có hại; đặc biệt ao được thiết kế để các chất thải, chất bẩn có hại tập trung lắng xuống khu trũng ở đáy ao, người nuôi phải vệ sinh hàng ngày và hút các chất bẩn ra khỏi ao nuôi... Đây là những nội dung chính được ông Banchong Buahung, Giám đốc kỹ thuật bộ phận thủy sản của Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam, luôn nhấn mạnh khi hướng dẫn cho nông dân ứng dụng công nghệ mới này.

Xây dựng vùng chuyên canh

Theo các hộ nông dân, để chuyển đổi từ nuôi ao đất sang nuôi ao lót vải bạt, phủ lưới lan thường chỉ cần đầu tư thêm vài trăm triệu đồng. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay của nhiều hộ nuôi tôm tại 2 huyện Long Thành và Nhơn Trạch là do vùng chăn nuôi nằm tách biệt với khu dân cư, nhiều hộ vẫn phải chạy máy dầu phát điện trong sản xuất khiến chi phí đầu tư lớn, tốn nhiều công lao động.

“Hiện toàn huyện có hơn 10 hộ đã ứng dụng công nghệ cao để nuôi tôm và đều đạt lợi nhuận tốt. Xác định đây là mô hình kinh tế cho hiệu quả cao nên địa phương đang triển khai nhân rộng cho bà con. Huyện sẽ ưu tiên đầu tư về cơ sở hạ tầng, như: đường, điện...cho các vùng chuyên canh nuôi tôm thâm canh để khuyến khích nông dân ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất” - ông Nguyễn Văn Nhân, Phó trưởng phòng Kinh tế huyện Nhơn Trạch, cho biết.

Lợi thế không nhỏ của mô hình này là thu hút được doanh nghiệp quan tâm đồng hành với nông dân trong sản xuất. Ông Bùi Phúc Bảo, Trưởng phòng Kinh doanh bộ phận thủy sản của Công ty cổ phần C.P. Việt Nam, chia sẻ: “Chương trình chuyển giao công nghệ mới trong nuôi tôm được Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam triển khai tại nhiều tỉnh, thành của Việt Nam. Riêng tỉnh Đồng Nai, chúng tôi đã hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật và một phần chi phí con giống cho hơn 10 hộ nuôi tại 2 huyện Long Thành và Nhơn Trạch, và đều đạt kết quả tốt. Doanh nghiệp vẫn tiếp tục đồng hành với người nuôi để nhân rộng mô hình này. Chúng tôi hiện có các nhà máy chế biến tôm đông lạnh tại huyện Trảng Bom (Đồng Nai), tại tỉnh Bến Tre... nên người nuôi không lo về đầu ra cho sản phẩm”.

Báo Đồng Nai, 16/10/2016
Đăng ngày 17/10/2016
Bình Nguyên
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Bến Tre: Huyện Thạnh Phú mở rộng 1.500ha nuôi tôm công nghệ cao

BDK - Năm 2024, Thạnh Phú dự kiến sẽ có khoảng 3.620ha diện tích nuôi tôm biển thâm canh, tập trung chủ yếu ở các xã như Thạnh Hải, Thạnh Phong, Giao Thạnh, An Điền, An Nhơn, An Qui, An Thạnh, An Thuận, Mỹ An. Sản lượng nuôi tôm của huyện ước tính đạt khoảng 36.200 tấn với năng suất bình quân là 10 tấn/ha. Trong số đó, diện tích nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao (CNC) đã đạt 1.333/1.500ha, tương đương 88,86% so với kế hoạch đến năm 2025. Sản lượng tôm nuôi CNC ước đạt 26.660 tấn, với năng suất trung bình 20 tấn/ha.

Ao nuôi
• 09:00 01/09/2024

Nuôi trồng thủy sản chiếm một nửa nguồn cung cấp cá của thế giới

Trong công bố mới nhất của FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc). Lần đầu tiên trong lịch sử, sản lượng nuôi trồng thủy sản chiếm một nửa nguồn cung cấp trên thế giới. Đây được xem là tín hiệu vui, dự báo nuôi trồng có thể đáp ứng nhu cầu thủy sản trên toàn cầu.

Nuôi cá
• 10:15 30/08/2024

Các yếu tố làm giảm nguy cơ mắc bệnh phân trắng trên tôm

Bệnh phân trắng là một trong những vấn đề nghiêm trọng trong nuôi tôm, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của tôm và năng suất nuôi. Để giảm nguy cơ mắc bệnh này, người nuôi cần chú ý đến nhiều yếu tố trong quá trình quản lý ao nuôi và chăm sóc tôm. Dưới đây là các yếu tố quan trọng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh phân trắng trên tôm.

Ao nuôi
• 09:35 30/08/2024

Giữ độ sâu mực nước ao ở mức tối ưu

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm, việc duy trì độ sâu mực nước ao ở mức tối ưu là yếu tố then chốt giúp đảm bảo sự phát triển và sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ
• 09:57 29/08/2024

Khám phá Phú Yên: Thưởng thức đặc sản vùng biển có 1-0-2

Phú Yên không chỉ nổi tiếng với những bãi biển đẹp mà còn sở hữu tiềm năng kinh tế biển dồi dào cùng nền ẩm thực độc đáo. Hãy cùng theo chân bé Tép khám phá những nét đặc trưng làm nên sức hấp dẫn của vùng đất này nhé!

Phú Yên
• 06:54 01/09/2024

Bệnh vẩy cá trên cá chẽm

Cá chẽm (Lates calcarifer) là loài nuôi trồng thủy sản quan trọng về mặt thương mại, có giá trị kinh tế đáng kể trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Loài này được nông dân ưa chuộng do tốc độ tăng trưởng nhanh và thích nghi tốt với nhiều điều kiện nuôi khác nhau.

Cá chẽm
• 06:54 01/09/2024

Nuôi trồng thủy sản chiếm một nửa nguồn cung cấp cá của thế giới

Trong công bố mới nhất của FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc). Lần đầu tiên trong lịch sử, sản lượng nuôi trồng thủy sản chiếm một nửa nguồn cung cấp trên thế giới. Đây được xem là tín hiệu vui, dự báo nuôi trồng có thể đáp ứng nhu cầu thủy sản trên toàn cầu.

Nuôi cá
• 06:54 01/09/2024

Một gia đình ở Cần Thơ cưu mang nhiều tấn cá dưới sông

Gia đình anh Dương Anh Tuấn ở phường Cái Khế (Ninh Kiều, Cần Thơ) đang cho ăn, chăm sóc, bảo vệ nhiều tấn cá tự nhiên dưới sông.

Anh Tuấn
• 06:54 01/09/2024

Một số doanh nghiệp hải sản Alaska đứng trước bờ vực phá sản

Những năm gần đây, ngành hải sản Alaska, một trong những ngành công nghiệp chủ chốt của bang này, đang đối mặt với những thách thức chưa từng có. Không chỉ là những khó khăn từ tự nhiên, như biến đổi khí hậu và nguồn lợi hải sản suy giảm, mà còn là tác động nghiêm trọng từ xung đột địa chính trị toàn cầu.

Hải sản
• 06:54 01/09/2024
Some text some message..