Nuôi tôm, cua dưới rừng ngập mặn

Mô hình nuôi tôm, cua quảng canh cải tiến kết hợp trồng và bảo vệ rừng ngập mặn đang là một trong những điểm sáng trong phát triển bền vững ở vùng cửa biển Hải Phòng.

đầm tôm
Ông Bùi Minh Dũng bên đầm tôm của gia đình

Trồng rừng lấn biển

Nằm giữa 2 cửa sông Lạch Tray và Cấm, phường Tràng Cát, quận Hải An được thiên nhiên hào phóng phú cho bãi bồi rộng hơn 1.000ha, rất thích hợp với nuôi trồng thủy sản. Từ năm 2000, ông Bùi Minh Dũng ở khu dân cư Trực Cát, phường Tràng Cát bắt đầu hành trình trồng rừng ngập mặn chắn sóng, đắp đê lấn biển, cải tạo thành đầm nuôi tôm cua tự nhiên.

Quá trình đắp con đê biển dài tới 4km của ông Dũng là một câu chuyện phi thường đối với những người dân ở Tràng Cát. Lúc bắt đầu đắp đê, bùn ngập đến bụng. Đổ đất đến đâu, sóng dập đi đến đấy.

“Nhiều lúc đối diện với đại dương mênh mông, thấy sức người quá nhỏ bé trước sức mạnh của thiên nhiên, tôi nản vô cùng, định bỏ dở công việc. Nhưng với sự động viên của gia đình và chính quyền địa phương, tôi quyết tâm phải làm bằng được”, ông Dũng kể.

Để thắng biển, “chiến thuật” của ông là trồng rừng chắn sóng cả phía ngoài và phía trong con đê định đắp. Sau khi đổ đá làm nền vững chắc mới đổ đất đắp đê. Cứ 5 tháng lại đắp thêm một lần, dần dần từng tí một. Đất đắp đến đâu thì đổ đá ép chặt xung quanh đến đấy, sườn phía ngoài đê thì phủ thêm bạt để chắn bớt sóng.

Suốt 4 năm trời từ năm 2004 - 2008, hàng tỷ đồng đổ xuống biển mới hiện lên con đê vững chắc đánh dấu bước chân người lấn biển. Sau đó, hằng năm vẫn phải tu bổ, gia cố thêm cho đê. Trong thời gian hình thành con đê, rừng ngập mặn ông trồng đã tạo sinh cảnh cho tôm cá sinh sống.

Bắt đầu khai thác từ năm 2008, đến nay, ông Dũng có 42ha đầm nuôi trồng thủy sản theo phương thức quảng canh cải tiến và gần 20ha rừng ngập mặn. Đầm chủ yếu nuôi tôm sú và cua biển. Ông nhập giống từ các tỉnh phía Nam rồi tự ươm. Có ao ươm tôm riêng, ươm cua riêng. Thức ăn cho những ao ươm này là hỗn hợp thức ăn nghiền sẵn, cá nấu chín xay lấy nước và trộn thêm lòng đỏ trứng gà. Được nửa tháng, khi chúng tự đi kiếm ăn được thì thả ra đầm to.


Ông Dũng (phải) trao đổi với cán bộ Hội Nông dân phường Tràng Cát

Vụ mùa (vụ chính) từ khoảng tháng 1 - 2 đến giữa tháng 6 âm lịch, ông thả 3 triệu con tôm sú, 5 vạn con cua biển. Vụ chiêm (vụ phụ), từ tháng 7 - 8 âm lịch đến giáp Tết Nguyên đán thả khoảng 1/3 lượng con giống so với vụ mùa. Hàng tháng ông lại thả gối một lứa tôm, cua giống, sau 6 tháng có thể thu hoạch. Chúng không được nuôi bằng thức ăn công nghiệp mà hoàn toàn bằng thức ăn tự nhiên.

Ông Dũng cho biết, hằng ngày, ông mua thêm con dắt thả xuống đầm cho tôm cua ăn. Trung bình cứ 2 ngày thì thả 500kg con dắt. Do được nuôi tự nhiên, tôm cua của ông Dũng là sản phẩm sạch, chất lượng cao. Tôm thường nặng gần 100g/con, có con sống gối 2 vụ nặng tới 200g, giá bán khoảng 700 nghìn đồng/kg. Cua giá 300 - 400 nghìn đồng/kg tại đầm. Với năng suất đạt 5 tấn (tôm, cua, cá tự nhiên)/ha/năm, doanh thu khu đầm đạt hàng tỷ đồng mỗi năm.

Sau khi thu hoạch xong, ông lại vệ sinh đầm nuôi, tu sửa lại bờ kè. Đầm được tháo hết nước, phơi khô đất mặt đáy rồi lại lấy nước biển cùng với các loại con giống trong tự nhiên vào nuôi cùng với con giống đã mua về.

Kết hợp du lịch sinh thái

Bác Lê Văn Thành ở khu Áng Dài, xã Phù Long, huyện Cát Hải cũng nuôi tôm cua dưới tán rừng ngập mặn, vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần bảo vệ môi trường Khu Dự trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát Bà.


Nuôi tôm cua dưới tán rừng ngập mặn kết hợp du lịch sinh thái

Trước năm 1990, bác Thành làm nghề đánh bắt ven bờ. Sau đó, bác tới khai phá đầm Cái Viềng, làm đầm nuôi tôm sú theo cách truyền thống của những ngư dân Phù Long. Đó là phá rừng ngập mặn để nuôi thả tôm cua. Nhưng do thiếu kinh nghiệm, lại bị nhiều lần vỡ đầm, bác gặp thất bại. Quan trọng hơn cả là cách làm đó phá vỡ cân bằng sinh thái, ảnh hưởng xấu đến môi trường thiên nhiên.

Nhận thức được điều đó, đồng thời được học hỏi thêm về kỹ thuật nuôi thủy sản, bác Thành đã tích cực tham gia mô hình xen canh nuôi tôm cua cá kết hợp trồng và bảo vệ rừng ngập mặn. Nay bác đã có 27ha rừng ngập mặn có nuôi thả tôm sú, cua biển, nhiều loại cá tự nhiên, thu nhập hàng trăm triệu đồng một năm.

Đặc biệt, gia đình bác còn kết hợp nuôi trồng thủy sản với du lịch sinh thái cộng đồng. Bác dùng tôm cá trong đầm để chế biến các món ăn cho du khách, ai ai cũng hài lòng vì sản phẩm sạch, thơm ngon, giá cả phải chăng.

Nông Nghiệp Việt Nam, 31/03/2016
Đăng ngày 31/03/2016
Hân Minh
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 04:58 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 04:58 25/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 04:58 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 04:58 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 04:58 25/04/2024