Nuôi tôm Đồng Nai: Khó khăn chồng chất khó khăn

Khoảng 1 tháng nay, giá tôm thẻ chân trắng liên tục lao dốc xuống mức thấp nhất từ trước đến nay và chỉ còn 70-100 ngàn đồng/kg tùy kích cỡ, giảm từ 30-40% so với dịp đầu năm. Trong khi đó, giá thức ăn thủy sản lại vừa có đợt tăng giá khiến người nuôi tôm gặp khó khăn chồng chất.

Nuôi tôm Đồng Nai: Khó khăn chồng chất khó khăn
Nông dân nuôi tôm tại huyện Nhơn Trạch chuẩn bị ao nuôi để vào vụ sản xuất mới.

Theo Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay thời tiết kém thuận lợi, nguồn nước để nuôi trồng thủy sản không đảm bảo nên người nuôi tôm còn phải chịu thêm cảnh dịch bệnh. Mặt khác, quy trình kiểm soát về con giống, kỹ thuật nuôi hiện nay còn lạc hậu và khá nhiều rủi ro.

* Thê thảm vì giá

Những năm trước, nuôi tôm thẻ chân trắng theo hình thức siêu thâm canh, phủ bạt, không bị dịch bệnh, năng suất cao, giá khoảng 140 ngàn đồng/kg, người nuôi lời từ 1,3-1,5 tỷ đồng/hécta mặt nước/năm. Nhưng hiện giá tôm chạm đáy, dịch bệnh nhiều, năng suất thấp, người nuôi đang thua lỗ hoặc chỉ huề vốn.

Ông Nguyễn Trường Đại, nông dân nuôi tôm tại xã Vĩnh Thanh (huyện Nhơn Trạch), đưa ra con số so sánh cụ thể: “Hiện tôm loại 100 con/kg chỉ còn 70 ngàn đồng/kg, năng suất lại thấp nên gia đình tôi gần như hết lời”. Tuy vậy, so với một số hộ nuôi tôm khác trong xã ông còn may mắn vì có hộ do thời tiết không thuận lợi tôm chết quá nhiều, gặp giá rẻ nên thua lỗ từ vài chục đến cả trăm triệu đồng. Tương tự, bà Nguyễn Thị Lệ Hoa, nông dân nuôi tôm tại xã Long Phước (huyện Long Thành), cho biết, người nuôi tôm rất bất an, vào vụ mới phải đối mặt với chi phí đầu vào như: con giống, thuốc, thức ăn thủy sản tăng cao đến 800 đồng/kg trong khi giá tôm thịt bán ra vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi. “Theo tính toán của tôi, giá thành là 100 ngàn đồng/kg tôm. Với giá bán 70 ngàn đồng/kg như hiện tại, người nuôi cầm chắc thua lỗ 30 ngàn đồng/kg” - bà Hoa chia sẻ.

Theo nông dân nuôi tôm tại huyện Nhơn Trạch, tình hình thả tôm giống trong vụ mới năm nay cũng khó khăn hơn mọi năm. Nhất là độ mặn của nguồn nước hiện chỉ đạt từ 4-5‰, trong khi cùng kỳ năm ngoái độ mặn trung bình từ 10-12‰. Theo đó, người nuôi buộc phải thả tôm giống với mật độ thưa hơn, chỉ bằng một nửa so với mức thả bình quân mọi năm.

* Lo phòng dịch

Hiện nuôi thủy sản nước lợ tập trung tại 2 huyện Long Thành và Nhơn Trạch với 2 sản phẩm chủ lực là con tôm thẻ theo hình thức thâm canh, siêu thâm canh và con tôm sú theo hình thức quảng canh. Vào thời hoàng kim của con tôm, chỉ riêng 2 huyện Long Thành, Nhơn Trạch đã phát triển được trên 2 ngàn hécta nuôi tôm. Nhưng hiện nay, tính tổng diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ nói chung của toàn tỉnh chỉ còn khoảng 1.800 hécta. Diện tích nuôi thủy sản nước lợ nói chung và nuôi tôm nói riêng vẫn đang có xu hướng giảm dần.

Bà Đỗ Thị Thu Thủy, Phó chi cục Thủy sản Đồng Nai, cho biết: “Môi trường nước cung cấp cho các ao nuôi ngày càng chịu sự ảnh hưởng bất lợi từ các chất thải sinh hoạt, chất thải từ các khu công nghiệp... nên nuôi tôm thẻ thâm canh, nuôi tôm sú quảng canh thường gặp rủi ro, thất bại nhiều hơn là thành công. Do nguồn nước nuôi không đảm bảo nên dịch bệnh của tôm cũng nhiều hơn”. Trong những năm qua, tình hình nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh vẫn mang tính tự phát, thiếu bền vững. Tuy UBND tỉnh đã có quy hoạch về nuôi trồng thủy sản nhưng trong thực hiện gặp rất nhiều khó khăn.


Ông Nguyễn Ngọc Quyến, đại diện cho Chi cục Chăn nuôi - thú y Đồng Nai, cho rằng: “Việc kiểm dịch chất lượng con giống trên thị trường hiện nay khá bất cập, con giống kém chất lượng còn nhiều. Đây là nguyên nhân góp phần khiến con tôm dễ nhiễm bệnh, chậm lớn, chi phí cao song năng suất thấp”. Trong năm 2018, Chi cục Chăn nuôi - thú y Đồng Nai sẽ tập trung công tác kiểm dịch, kiểm tra chất lượng con giống và kiểm soát vấn đề dịch bệnh trên thủy sản nói chung, trên con tôm nói riêng. Tuy nhiên, đơn vị này cũng đưa ra khuyến cáo, nông dân phải nâng cao nhận thức về kiểm dịch như: yêu cầu đơn vị cung cấp giống phải có đầy đủ giấy kiểm dịch, xét nghiệm con giống đạt chuẩn...

Báo Đồng Nai
Đăng ngày 04/06/2018
Bình Nguyên
Nuôi trồng

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 22:19 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 22:19 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 22:19 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 22:19 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 22:19 25/11/2024
Some text some message..