Nuôi tôm ngoài quy hoạch

Nuôi tôm thâm canh (còn gọi nuôi công nghiệp) đang phát triển mạnh tại Cà Mau. Trước lợi nhuận mô hình có thể mang lại, nhiều hộ tự ý xé rào nuôi tôm ngoài quy hoạch dẫn đến nhiều hệ lụy.

ao tôm
Nhiều hộ nuôi tôm liên tiếp thất bại

Năm 2013, huyện Phú Tân có 1.200 ha nuôi tôm công nghiệp, đến nay đã tăng  tự phát lên 2.300 ha. Năm 2014, huyện Cái Nước chỉ quy hoạch nuôi hơn 1.000 ha, nhưng đến nay tăng lên hơn 1.690 ha.

Việc nuôi tôm ngoài quy hoạch còn tràn sang cả huyện Thới Bình. Từ vài hộ nuôi ban đầu, đến nay toàn huyện đã có hơn 100 ha nuôi tôm công nghiệp. Trước nhu cầu rất lớn của bà con, lãnh đạo huyện Thới Bình đã đề xuất tỉnh cho chuyển một phần diện tích tại các vùng trũng không thể SX lúa - tôm kết hợp sang nuôi tôm công nghiệp.

Tại huyện Ngọc Hiển, nơi được coi là "thiên đường" của tôm sinh thái dưới tán rừng cũng đang phát triển mô hình nuôi tôm thâm canh với 160 ha. Trong đó, hàng chục hộ nuôi ngoài vùng quy hoạch, chiếm gần 50% diện tích.

Theo Sở NN-PTNT Cà Mau, toàn tỉnh có hơn 9.200 ha nuôi tôm thâm canh, tăng hơn 1.200 ha so với đầu năm. Phần lớn diện tích tăng thêm do người dân nuôi tự phát.

Anh Nguyễn Thành Tính ở ấp Tân Phong B, Hòa Thành, TP Cà Mau có 3 công đất gần nhà. Vài năm trước thấy người ta nuôi tôm công nghiệp trúng lớn, anh cũng đào ao nuôi. Nuôi 2 vụ đầu thắng lợi, lãi gần 200 triệu đồng. 2 vụ gần đây thì mất trắng.

Vụ vừa qua, tôm nuôi được gần 70 ngày lăn đùng ra chết... “Từ khi bắt đầu nuôi tôm công nghiệp đến nay tôi thua lỗ hàng chục triệu đồng, sổ đỏ bỏ luôn trong ngân hàng. Khi nuôi tôi đã cố gắng trau dồi kỹ thuật, nhưng tôm có thể chết bất kỳ lúc nào...”, anh Tính than thở.

Vừa tập tễnh bước vào nuôi tôm công nghiệp, ông Nguyễn Văn Thoái (xã Rạch Chèo, huyện Phú Tân) đã phải nuốt trái đắng. Vụ đầu, ông đầu tư 2 ao, quy mô gần 5.000 m2. Qua 2 tháng nuôi, dù đã phải liên kết với kỹ sư của Cty thuốc thú y thủy sản để được hỗ trợ kỹ thuật, ông Thoái vẫn lỗ 60 triệu đồng.

Cách lựa chọn liên kết cùng đại lý, Cty thuốc để được hỗ trợ kỹ thuật, loại thuốc phù hợp… đang được nhiều người nuôi tôm lựa chọn. Người thành công cũng có, thất bại cũng nhiều. Chưa xác định chính xác được hiệu quả ra sao. Nhưng chắc chắn một điều, người nuôi phải mua thuốc theo yêu cầu của nhân viên hỗ trợ kỹ thuật. Không chỉ khó về kỹ thuật, người nuôi tôm ngoài quy hoạch còn phải chịu nhiều thua thiệt.

Chia sẻ với chúng tôi, anh Lý Văn Khen (ấp 4, xã Tân Lộc Bắc, huyện Thới Bình) cho biết, do địa phương chưa có nguồn điện ba pha nên vừa qua anh đã phải mua bình điện hết 170 triệu đồng để phục vụ nuôi tôm. Theo anh Khen, không được áp giá điện nên trung bình 1 ha, mỗi tháng anh phải trả vài triệu tiền điện.

Giá điện đang là nỗi ám ảnh đối với người nuôi, đầu tư nhiều như gia đình anh, mỗi tháng trên dưới chục triệu đồng là thường. Do nuôi ngoài quy hoạch, hệ thống cơ sở hạ tầng không được đầu tư, khi dịch bệnh bùng phát không được hỗ trợ.

Từ những vấn đề trên, việc quy hoạch lại vùng nuôi, tổ chức lại SX đang là vấn đề cấp bách cần được cơ quan chức năng Cà Mau thực hiện.

Nông Nghiệp Việt Nam, 05/10/2015
Đăng ngày 05/10/2015
Trần Hiếu
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Hiện trạng tôm càng chết hàng loạt do ngập mặt tấn công ao nuôi

Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề nắng nóng, xâm nhập mặn kéo dài tại các tỉnh miền Nam đang trở nên ngày càng nghiêm trọng đối với ngành nuôi trồng thủy sản. Kiên Giang, với diện tích lớn dành cho việc nuôi tôm càng xanh kết hợp với canh tác lúa, đang phải đối mặt với hậu quả đáng kể của hạn hán và xâm nhập mặn.

Tôm càng xanh
• 09:00 03/05/2024

Ảnh hưởng tiêu cực từ nước xả thải ao tôm

Việc quản lý và xử lý chất thải, xử lý nước thải trong nuôi trồng thủy sản cũng cần được chú trọng. Các vật tư hóa chất, chế phẩm sinh học được sử dụng trong các mô hình canh tác ở các vùng kinh tế đáp ứng tiêu chuẩn môi trường và hạn chế dịch bệnh nuôi trồng thủy sản lây nhiễm để phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản.

Nước ao tôm
• 08:00 02/05/2024

Quản lý tốt ao nuôi khi có mưa bất ngờ vào mùa nắng

Giai đoạn giao mùa nắng và mưa, sẽ xuất hiện những cơn mưa đầu mùa bất thường đang gây ra sự biến đổi đột ngột trong môi trường ao nuôi tôm. Sau cơn mưa đó là nắng nóng gay gắt, làm giảm sức đề kháng của tôm và tăng nguy cơ bùng phát bệnh.

Ao nuôi
• 08:00 02/05/2024

Hiểu rõ lợi ích của Edta trong nuôi tôm

Khi thảo luận về việc hiểu rõ lợi ích của Edta trong nuôi tôm, không thể phủ nhận vai trò quan trọng mà chất này mang lại trong quá trình chăm sóc và duy trì môi trường sống cho tôm.

Ao tôm
• 08:00 01/05/2024

Khả năng tái tạo cơ thể kỳ diệu của sên biển

Năm 2021, một nhóm nghiên cứu ở Nhật Bản đã phát hiện một loài sên biển thuộc họ sacoglossans có khả năng tự tái tạo phần cơ thể đã mất đi chỉ trong khoảng từ 2 đến 3 tuần.

Sên biển
• 09:11 04/05/2024

Cá nhám phơi: Loài cá to lớn có tính tình thân thiện

Sở hữu thân hình to lớn và có phần kỳ dị, nhưng cá nhám phơi lại là một sinh vật biển có tính tình rất hiền lành và thân thiện.

Cá nhám
• 09:11 04/05/2024

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, nhập khẩu nông lâm thủy sản đạt 14,32 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu ngành đạt được 4 tháng là 4,74 tỷ USD, tăng 71,5%.

Tôm thẻ
• 09:11 04/05/2024

Tạt vi sinh cho ao tôm

Trong nuôi tôm, vi sinh mang đến rất nhiều lợi ích cho ao nuôi cũng như vật nuôi sinh trưởng. Nhưng liệu bạn có đang hiểu rõ và sử dụng chúng đúng cách để giúp phát huy hết năng lực của vi sinh mang đến. Cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao nuôi tôm
• 09:11 04/05/2024

Hiện trạng tôm càng chết hàng loạt do ngập mặt tấn công ao nuôi

Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề nắng nóng, xâm nhập mặn kéo dài tại các tỉnh miền Nam đang trở nên ngày càng nghiêm trọng đối với ngành nuôi trồng thủy sản. Kiên Giang, với diện tích lớn dành cho việc nuôi tôm càng xanh kết hợp với canh tác lúa, đang phải đối mặt với hậu quả đáng kể của hạn hán và xâm nhập mặn.

Tôm càng xanh
• 09:11 04/05/2024