Nuôi tôm theo hướng công nghệ cao tại xã Hoằng Lưu

Ông Ân nhấc chiếc chành lưới lên khỏi mặt nước, hàng trăm con tôm như ngón tay nhảy lao xao. Đây là lứa tôm thứ 5 sau 4 lứa thành công ngoài mong đợi từ khi ông mạnh dạn chuyển sang đầu tư nuôi theo hướng công nghệ cao...

Nuôi tôm theo hướng công nghệ cao tại xã Hoằng Lưu
Tôm được nuôi trong bể, chủ động điều chỉnh được nhiệt độ, kiểm soát được dịch bệnh nên ít rủi ro.

Cùng đầm nuôi trồng thủy sản xã Hoằng Lưu (Hoằng Hóa) vốn lắm mưa, nhiều gió. Nhiều năm qua, nghề nuôi trồng thủy sản của người dân địa phương thường chịu không ít thiệt hại từ thiên tai, dịch bệnh. Ông Đỗ Văn Ân, ở thôn Phượng Khê của xã chính là một trong những người đầu tiên cải tạo đầm lầy, hình thành khu nuôi thủy sản nước lợ của địa phương. Nhiều hộ khác cũng học theo, đầu tư nuôi tôm, cua, các loại cá, rau câu, hình thành vùng nuôi 150 ha, dần nâng tổng số hộ nuôi của xã lên con số 68. Với 25 năm gắn bó, mưu sinh và trung thành với nghề mình đã chọn, ông Ân đã nếm trải đủ cung bậc vui – buồn của những vụ tôm được mùa cũng như những năm thất bát. Khi môi trường nước ngày càng ô nhiễm, ông nhận thức được rằng, không thể dựa mãi vào tự nhiên, mà phải dùng công nghệ, áp dụng khoa học - kỹ thuật để nuôi tôm bền vững.

Cách đây hơn 2 năm, người đàn ông lực điền có nước da ngăm đen của sự dãi dầu nắng gió ấy đã đi khắp trong Nam, ngoài Bắc để tìm hiểu các mô hình nuôi tôm hiện đại. Nhiều thông tin trên mạng, các phương tiện thông tin đại chúng được ông cập nhật. Và rồi, ông quyết định “khăn gói” để “thâm nhập”, xin học tập tại một mô hình nuôi tôm công nghệ cao tại tỉnh Nam Định. Từ hành trang kiến thức có được, cộng với kinh nghiệm tích lũy được, ông quyết định xây dựng các bể xi măng, xây “nhà” cho tôm ở; đồng thời, đầu tư hệ thống cấp/thoát nước hiện đại, gắn với công nghệ xử lý hữu cơ làm sạch mầm bệnh và các loại tạp chất trong nước.

Với ông, đây là cả cơ đồ, quyết định sự thành bại nên toàn tâm, toàn ý chứ không phải làm chơi. Việc nuôi tôm trong “nhà”, có mái che bằng lưới di động chính là yếu tố đột phá bởi điều khiển được nhiệt độ phù hợp. Bởi lẽ ở miền Bắc, thường có mùa đông giá lạnh hay những đợt hè quá nắng nóng nên thường xuyên xảy ra hiện tượng tôm chết. Toàn bộ số tôm thẻ chân trắng được nuôi trong 16 bể xi măng dưới mái che, mỗi bể rộng 30m2. Do chủ động được lượng nước, nguồn thức ăn, nhiệt độ nên mật độ nuôi thả tôm tới 330 con cho mỗi mét vuông.

Mấu chốt của mô hình nuôi mới này là kiểm soát nguồn nước. Những tưởng nguồn nước thải từ các bể nuôi sẽ được thải ra môi trường như cách mà nhiều nơi vẫn làm, thì ông Ân lại dùng chính nguồn nước ấy để sử dụng tiếp. “Nước thải ra từ các bể, tôi cho ra các hồ với tổng diện tích 4 ha của mình để nuôi cá rô phi và các con nuôi khác. Sau đó bơm sang một ao riêng để khử chất hữu cơ và các mầm bệnh rồi sử dụng tiếp cho các bể nuôi chứ không lấy nước ngoài môi trường. Bởi lẽ, nước ngoài sông tưởng sạch nhưng lại thường xuyên chứa các mầm bệnh, dễ gây dịch bệnh cho tôm. Nước khép kín trong khu đầm gia đình mới được kiểm soát tốt” – ông Ân chia sẻ.

Việc nuôi trong bể sau 2,5 đến 3 tháng, tôm đã cho thu hoạch. Sau mỗi lứa tôm, mỗi bể cho sản lượng trung bình 1 tạ. Với 16 bể, ông Ân thu lợi nhuận trung bình 100 triệu đồng mỗi lứa. Đáng nói, do nuôi được cả trong những đợt thời tiết khắc nghiệt nên tôm “trái vụ” thường bán được giá gấp rưỡi, gấp đôi. Ví như, đợt Tết Nguyên đán 2019 vừa qua, ông bán tôm với giá gần 200.000 đồng mỗi kg, trong khi những vụ khác, giá bán ra thị trường chỉ trên dưới 100.000 đồng. Hơn một năm vừa làm vừa đúc rút kinh nghiệm, hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm theo hướng công nghệ cao tại xã Hoằng Lưu này đã khẳng định nhiều ưu điểm. “Từ thành công của khu nuôi thử nghiệm đầu tiên này, sắp tới, tôi tiếp tục đầu tư xây dựng một khu lớn hơn để phát triển sản xuất, tăng thu nhập và tạo thêm việc làm cho một số người dân địa phương” – ông Ân cho biết thêm.

Cùng chúng tôi thăm khu nuôi tôm theo hướng hiện đại này, ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Hoằng Hóa, cho biết: Mô hình chính là bước đột phá trong cách làm, mà nhiều hộ khác ở địa phương và các xã lân cận đã, đang triển khai làm theo. Đây cũng chính là hướng nuôi trồng thủy sản bền vững mà nhiều nước tiên tiến trên thế giới đã triển khai.

Báo Thanh Hóa
Đăng ngày 11/07/2019
Lê Đồng
Nuôi trồng

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

Vệ sinh ao nuôi định kỳ

Luôn giữ môi trường ao nuôi sạch sẽ là yếu tố hàng đầu trong nuôi tôm công nghiệp. Việc ao nuôi sạch sẽ không đem đến các mầm bệnh gây hại cho tôm, cũng như giúp tôm có điều kiện phát triển ổn đinh, tăng trưởng nhanh chóng, đạt năng suất cao cho vụ nuôi. Dưới đây là một số công việc cần làm để vệ sinh ao nuôi định kỳ.

Vệ sinh ao nuôi
• 10:37 12/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 05:05 17/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 05:05 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 05:05 17/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 05:05 17/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 05:05 17/04/2024