Nuôi tôm tránh hạn, mặn

Đến nay tiến độ thả tôm nuôi vùng ven biển ở ĐBSCL rất chậm do bà con lo hạn, mặn xâm nhập sâu, độ mặn tăng cao, tiềm ẩn nguy cơ thiệt hại. Đã có một số người chuyển sang nuôi cá nhưng lo thị trường tiêu thụ…

ao tôm
Nuôi tôm thẻ chân trắng ở Sóc Trăng

Chậm vào vụ Từ giữa tháng 2/2016, thông tin dự báo từ các cơ quan chuyên môn cho biết nước mặn xâm nhập mạnh từ biển Đông theo các cửa sông vào sâu vào đất liền. Đoạn cuối tuyến đường Nam sông Hậu qua huyện Trần Đề và thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) đến vùng nuôi tôm ở Bạc Liêu… đều phơi ao nằm chờ.

Một chủ trại nuôi tôm chỉ nói ngắn gọn: “Nuôi tôm đang chịu thua. Mấy hãng tôm giống nhận định môi trường nuôi không tốt nên thời điểm này ít ra giống. Riêng trại nuôi tôm của tôi thử nghiệm thả thưa (40 con/m2) cũng bị thiệt hại. Đánh giá là nước không tốt, tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh...”.

Về xã Hòa Đông, thị xã Vĩnh Châu nơi mấy năm trước đây có HTX Hòa Nghĩa với 25 xã viên làm 53 ha ao nuôi tôm trúng mùa liên tục thu tiền tỉ. Nhưng nay các hồ bị hạn mặn bủa vây.

Ông Tăng Văn Tuối, nguyên Giám đốc HTX cho hay, năm nay chậm thả giống hơn năm rồi. Bởi vì từ đầu tháng 2 đến nay có một số bà con thả nuôi sớm, chỉ sau một thời gian ngắn tôm chết. Năm ngoái. HTX lỗ hơn 2 tỷ đồng. Riêng ông thả nuôi 2 vụ bị lỗ hơn 60 triệu. May mắn là nhờ nuôi 2 ao cá kèo nên gỡ gạc được.

Cùng với cách làm của ông Tuối, có 2 - 3 xã viên đang thả nuôi cá chẽm, cá chạch quế, cá kèo… nhằm xử lý môi trường ao nuôi thay vì phải ngồi chờ qua 2 - 3 tháng mới vào vụ nuôi tôm đợt 2. Đó cũng là cách đối phó với hạn mặn gay gắt như lúc này. Dù vậy theo ông Tuối, muốn chuyển sang nuôi đối tượng thủy sản khác trên vùng nuôi tôm không đơn giản. Cá kèo phải mua con giống ngoài tự nhiên, giá lên đến 600 đ/con. Lúc này nước sông có độ mặn cao, nuôi cá kèo phải lấy nước ngầm đổ vào ao nhằm pha loãng hạ thấp độ mặn. Vấn đề khó nhất là lo sao cho con cá có thị trường tiêu thụ.

Khuyến cáo Với kinh nghiệm của nhiều người nuôi tôm, mấy năm gần đây, từ tháng 1 đến tháng 3 thời tiết vào mùa khô nóng, chênh lệch biên độ nhiệt giữa ngày và đêm cao nên muốn tránh thiệt hại rất ít người dám phiêu lưu mạo hiểm thả tôm nuôi sớm. Sau tháng 3 âm lịch (tháng 4,5 dương lịch) có gió gió nam, thời tiết mát dịu, chuyển mưa là thả nuôi. Bên cạnh đó kết hợp theo khuyến cáo lịch thời vụ của cơ quan thủy sản địa phương để có thể vào vụ thả sớm hoặc trễ hơn vài ngày.


Nuôi tôm thâm canh ở huyện Trần Đề, Sóc Trăng

Tỉnh Sóc Trăng dự kiến năm 2016 sẽ thả nuôi tôm 45.500 ha, tương đương năm 2015. Song đến nay mới thả giống được khoảng 1.600 ha, với 700 triệu con giống (trong đó tôm thẻ chân trắng hơn 1.130 ha; tôm sú 410 ha); đạt 3,4% kế hoạch và bằng 54% so với cùng kỳ 2015. Diện tích thiệt hại hơn 55 ha (tôm thẻ chân trắng 52 ha; tôm sú 3 ha), chiếm 3,6% diện tích thả.

Bà Quách Thị Thanh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Sóc Trăng cho hay, do nhiều bà con lo lắng hạn, mặn nên việc thả nuôi tôm chậm hơn 50% so với cùng kỳ năm 2015. Thêm vào đó giá tôm chưa “sáng”. So với cùng kỳ năm 2015 giá tôm nguyên liệu rất thấp và tình hình dịch bệnh rất phức tạp. Do đó trong thời điểm đầu vụ này, bà con chỉ thả mang tính chất thăm dò. Mặt khác, một số hộ nuôi tôm đã hết vốn và chuyển sang nuôi đối tượng thủy sản khác. Thị xã Vĩnh Châu thả nuôi Artemia 510 ha/2.140 lon trứng và thu hoạch được hơn 12.400 kg; có 30 hộ nuôi cá chẽm 25 ha; 13 hộ nuôi 12 ha cá chạch quế và 7 hộ nuôi 10 ha cá kèo.

Ông Phạm Minh Truyền, PGĐ Sở NN-PTNT Trà Vinh dự báo trong năm 2016 người dân sẽ chuyển đổi đối tượng nuôi, hình thức nuôi theo nhu cầu thị trường, đảm bảo có lợi nhuận. Ở vùng nước mặn, lợ thì tôm sú và tôm thẻ chân trắng vẫn là đối tượng nuôi tôm chủ lực. Năm 2015 giá tôm thẻ chân trắng bấp bênh, trong khi giá tôm sú khá hơn, do đó năm nay nhiều hộ lại nuôi tôm sú. Diện tích nuôi cua biển, nghêu, sò huyết... vẫn duy trì. Các hộ nuôi tôm thâm canh năm ngoái thất bại có xu hướng chuyển sang nuôi luân canh với lúa hoặc nuôi tôm kết hợp trồng rừng…

Chi cục NTTT Sóc Trăng khuyến cáo thời tiết diễn biến phức tạp như hiện nay chỉ nên thả nuôi theo hình thức thăm dò, thả với mật độ không quá cao, phù hợp với công trình ao nuôi.

Dự báo đến tháng 5 bà con vào vụ thả nuôi tôm đợt 2. Đối với những ao chưa thả nuôi cần làm tốt khâu cải tạo ao, sên vét bùn đáy ao và phơi đáy ao thật kỹ để diệt các vật chủ trung gian, tuyệt đối phải xử lý nước kỹ trước khi cấp vào ao nuôi, tốt nhất là sử dụng ao lắng/lọc có thể thả cá rô phi (mật độ 300 - 350 con/1.000 m2, kích cỡ cá 50 gr/con), sử dụng chế phẩm vi sinh...

Nông Nghiệp Việt Nam, 24/02/2016
Đăng ngày 24/02/2016
Hữu Đức
Nuôi trồng

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:45 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 23:34 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 23:34 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 23:34 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 23:34 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 23:34 26/11/2024
Some text some message..