Nuôi tôm trên bạt - qua thời hoàng kim

Ở một số vùng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh hiện nay, nhiều hộ nông dân đã và đang dốc hết tiền của đầu tư nuôi tôm trên bạt với ước vọng làm giàu. Thế nhưng, tại xã Vạn Thọ (huyện Vạn Ninh) - nơi khởi phát mô hình này - thực tế đã không còn là màu hồng tươi sáng.

nuôi tôm trên bạt
Nuôi tôm trên bạt ở thôn Tuần Lễ

Giàu nhờ tôm...

Các làng biển Cổ Mã, Tuần Lễ (xã Vạn Thọ) bây giờ không còn êm đềm như trước, thay vào đó là cảnh nhộn nhịp của hàng trăm vuông tôm đang hoạt động suốt ngày đêm. Trong trí nhớ của người dân nơi đây, trước năm 2009, nghề nuôi tôm trên đìa đất đã lấy đi bao công sức, tiền bạc và cả nước mắt của họ. Nhiều hộ gia đình đã lâm vào cảnh trắng tay, nợ nần chồng chất đến mức phải bỏ đìa, kiếm sống bằng nhiều nghề khác. Nhưng rồi cơn bỉ cực ấy đã được khỏa lấp khi mô hình nuôi tôm trên bạt được áp dụng. Hàng chục héc-ta đìa đất từ chỗ hoang tàn đã nhanh chóng được đầu tư nuôi tôm trên bạt, thậm chí có hộ còn xâm lấn cả đất rừng phòng hộ ven biển để làm đìa nuôi tôm.

rải thức ăn cho tôm

Được biết, từ năm 2009 đến nửa đầu năm 2013, người dân Vạn Thọ thắng lớn nhờ nuôi tôm trên bạt. Vốn đầu tư ban đầu lên đến tiền tỷ, nhưng đều đặn mỗi năm 2 - 3 vụ, mỗi vụ người dân có thể kiếm lời cả tỷ đồng cho mỗi héc-ta tôm. Giá tôm luôn ở mức cao, có thời điểm lên tới 160.000 đồng/kg loại 100 con/kg. Ông Huỳnh Kim Tải (thôn Tuần Lễ) nhớ lại: “Vụ tôm đầu năm 2013, gia đình tôi đầu tư 2 ao nuôi với tổng diện tích 5.500m2. Vụ đầu, tôi thả gần 1,8 triệu con giống, Sau hơn 2 tháng thu hoạch gần 17 tấn, bán với giá từ 120.000 - 135.000 đồng/kg, trừ chi phí tôi lãi hơn 1 tỷ đồng”. Ông Tải chia sẻ thêm: “Tôm nuôi trên bạt theo quy mô công nghiệp, mỗi m2 mặt nước thả 300 con, thời điểm cao độ có thể lên tới 400 con, nguồn thức ăn được cung cấp tận nơi, nguồn nước chủ động từ nước ngầm được khoan sâu dưới đáy biển lên nên rất vệ sinh, không cần xử lý. Bởi vậy, con tôm không bị dịch bệnh, tăng trọng nhanh và chất lượng đảm bảo”.

Không riêng gia đình ông Tải, hầu hết người dân nuôi tôm nơi đây đã trải qua những ngày vui sướng khi con tôm mang về cho họ khát vọng đổi đời. Ông Đặng Tấn Hoan (thôn Tuần Lễ) cho biết: “Những năm đầu tiên khi nuôi tôm trên bạt, lãi thu được lớn lắm, nhà nuôi nhiều hàng tỷ đồng, nhà ít vài trăm triệu đồng. Sau vụ tôm, người ta lại rôm rả chuyện nhà nọ mua ô tô, nhà kia mua đất xây biệt thự... với tinh thần rất phấn khởi”. Chính vì vậy, từ vài hộ nuôi ban đầu, người dân địa phương đã ồ ạt chuyển sang mô hình nuôi này. Đặc biệt năm 2013, phong trào đầu tư san lấp đìa tôm, khai thác cát, khoan nước ngầm để biến đìa đất thành ao nuôi tôm thẻ chân trắng trên bạt nở rộ ở huyện Vạn Ninh. Không chỉ người giàu mà cả những người nghèo cũng vay mượn để đầu tư nuôi tôm. Chỉ tính riêng tại thôn Tuần Lễ, nơi có số hộ và diện tích nuôi tôm trên bạt nhựa lớn nhất Vạn Ninh, giai đoạn từ năm 2009 đến 2012, diện tích nuôi tôm trên bạt chỉ khoảng 13ha, đến năm 2013 đã tăng gấp đôi.

kiểm tra sàn
Kiểm tra tôm nuôi

Theo đánh giá của ông Đặng Thành Hòa - Phó Chủ tịch UBND xã Vạn Thọ: “Nuôi tôm trên bạt phát triển còn kéo theo hàng loạt dịch vụ hậu cần, nhất là tạo việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định cho hàng ngàn lao động địa phương”.

... thua lỗ vì tôm!

Không ai ngờ, khi việc đầu tư trở nên ồ ạt nhất, diện tích nuôi lớn nhất, kỳ vọng về sự đổi đời được đặt lên mức cao nhất thì cũng là lúc con tôm bắt đầu quay lưng với người nuôi. Ông Trần Văn Khánh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vạn Thọ nhận định: “Trong số khoảng 42ha nuôi tôm trên bạt của xã, hiện có tới 70% số hộ nuôi tôm từ hòa đến lỗ vốn. Số có lãi không cao như trước. Nguyên nhân là do thời tiết nắng nóng, con giống không đảm bảo khiến tôm chậm lớn, thời gian nuôi kéo dài nên chi phí tăng. Ngoài ra, mấy năm trở lại đây, tôm chân trắng nuôi trên bạt cũng đang bị dịch bệnh nên tỷ lệ hao hụt cao. Giá tôm đang giảm thấp nên người nuôi lâm vào cảnh thua lỗ nặng”.

Trong khi đó, theo ông Nguyễn Kim Duy (thôn Ninh Mã): “Năm 2014 đến nay, trời nắng nóng bất thường, tôm sốc nhiệt và chết rất nhiều, năng suất giảm hẳn”. Cũng theo ông Duy, những vụ trước tôm nuôi khoảng 2 tháng đã có thể thu hoạch, nhưng nay, đa số người nuôi gặp phải hiện tượng con tôm sau hơn 1 tháng phát triển bình thường thì không phát triển nữa, lớn rất chậm. Thời gian nuôi vì thế kéo dài đến trên 3 tháng mà tôm vẫn chưa đạt mức 100 con/kg. Đã vậy, giá tôm xuất ra giảm từ 140.000 đồng/kg xuống 95.000 -  100.000 đồng/kg; trong khi tiền điện tăng cao, giá thành thức ăn, hóa chất, kháng sinh... tăng mạnh. Vụ vừa rồi hầu hết hộ nuôi đều bị thua lỗ, hộ ít vài trăm triệu đồng, có hộ lỗ hàng tỷ đồng. Đáng lo hơn khi nhiều hộ đã trót “đâm lao” nên phải tiếp tục đầu tư với mong muốn gỡ vốn dù biết rủi ro cao.

Tiếp xúc với các hộ nuôi tôm tại các thôn Tuần Lễ, Ninh Mã..., chúng tôi thấy những người mới đầu tư khoảng hơn 1 năm nay khổ hơn cả. Có hộ thậm chí chưa trúng được vụ nào. “Tất thảy vốn liếng đều từ anh em, bạn bè, người vay mượn, kẻ thế chấp gia sản để góp vào làm chung cũng ra đi theo tôm. Ước vọng làm giàu từ con tôm một lần nữa lại chông chênh bên bờ vực phá sản”, anh Đặng Tấn Hoan ngậm ngùi khi nhắc đến chuyện nuôi tôm.

Không khuyến khích nuôi tôm trên bạt

Diện tích ao nuôi tôm trên bạt đã tăng một cách chóng mặt, mặc dù tỉnh, huyện, xã đều không khuyến khích phát triển. Các cơ quan chức năng và Báo Khánh Hòa cũng đã nhiều lần cảnh báo về tình trạng phát triển quá nóng của tôm thẻ chân trắng trên bạt theo quy mô công nghiệp. Tuy nhiên, đi sâu vào vấn đề mới thấy mức độ liều lĩnh của người dân nơi đây khi có thể làm ăn tiền tỷ nhưng lại khá mơ hồ về các vấn đề liên quan đến môi trường cũng như các quy định của pháp luật.

Theo ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Vạn Ninh, tháng 6-2014, đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh kiểm tra việc nuôi tôm trên bạt tại địa bàn một số xã thuộc huyện Vạn Ninh, trong đó chủ yếu là thôn Tuần Lễ. Sau gần 20 ngày kiểm tra thực địa, đoàn kết luận: “Hầu hết các cơ sở nuôi tôm đều chưa có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, không có giấy phép khai thác nước dưới đất, không có cam kết bảo vệ môi trường, không có giấy kiểm dịch tôm giống và không xuất trình được hồ sơ liên quan đến thức ăn, thuốc thú y, hóa chất, chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản mà họ đang dùng”.

Thế nhưng, hầu hết các cơ sở đều chưa có giấy phép khai thác nước ngầm. Về nước thải, trong số 8 mẫu thử nghiệm thì có tới 7 mẫu không đạt quy chuẩn môi trường. Riêng mẫu nước biển ven bờ được lấy từ vùng lân cận ao nuôi tôm của người dân không đạt yêu cầu sử dụng cho mục đích nuôi trồng thủy sản và bảo tồn thủy sinh.

Con đường Cổ Mã - Đầm Môn chạy dọc theo doi cát, 2 bên đều là biển. Có nơi độ rộng của doi cát này chưa đầy 500m. Nhưng việc ngày đêm hút nước ngầm với lưu lượng lớn nhằm phục vụ cho việc nuôi tôm trên bạt đã để lại những tác động nhất định tới môi trường. Khi tiếp xúc với người nuôi tôm, ai cũng một mực cho rằng: “Nguồn nước phải sạch, con giống phải tốt, nuôi đúng quy trình và đầu tư thâm canh thì sẽ thắng”. Biết là thế, nhưng sức chịu đựng của môi trường cũng có giới hạn, đến một lúc khai thác quá mức thì chính con người sẽ phải trả giá đắt...

Thật trớ trêu khi cách đây vài năm, nhà nhà ở Vạn Thọ đều hy vọng làm giàu từ nuôi tôm trên bạt nên tập trung vốn cho nó. Nhưng nay đã có tới 50% số ao nuôi bỏ trống, nhiều hộ chỉ thả cầm chừng.

Ông Huỳnh Kim Khánh - Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh: Mô hình nuôi tôm trên bạt như ở Vạn Thọ không được khuyến khích bởi để lại nhiều hệ lụy, nhất là vấn đề môi trường. Những hộ đang nuôi tôm trên bạt ở Vạn Thọ cần tuân thủ nghiêm các quy định về nuôi trồng thủy sản, nhất là việc đầu tư các ao lắng, ao chứa, xử lý chất thải trong quá trình nuôi; khi khai thác nước ngầm phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Chúng tôi chỉ khuyến khích người dân lót bạt trên ao đất để nuôi tôm bởi sẽ gia tăng hiệu quả nghề nuôi.

Báo Khánh Hòa, 04/12/2015
Đăng ngày 05/12/2015
Hồng Đăng - Hải Lăng
Nuôi trồng

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 10:18 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 11:00 19/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 07:17 23/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 07:17 23/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 07:17 23/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:17 23/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 07:17 23/12/2024
Some text some message..