Nuôi tổng hợp các loài thủy sản dưới tán cây ngập mặn kết hợp phát triển du lịch

Trong những năm gần đây, Bình Định tập trung chuyển giao các mô hình nuôi trồng thủy sản thân thiện với môi trường, hạn chế sử dụng kháng sinh, tạo ra sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng.

Tôm sú
Tôm sú thương phẩm được ưa chuộng trên thị trường. Ảnh: NT

Với mô hình nuôi ghép tổng hợp tôm, cua, cá trong ao sinh thái cây ngập mặn nước lợ mà Trung tâm đã chuyển giao cho các hộ nuôi trồng thủy sản các xã Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Hòa (huyện Tuy Phước) và xã Cát Minh (huyện Phù Cát) đã mang lại thu nhập ổn định cho người dân, tạo ra được sản phẩm an toàn sinh học, đồng thời giảm thiểu được rủi ro bệnh dịch, góp phần phục hồi, bảo vệ và phát triển cây ngập mặn, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đây là hình thức nuôi tương đối phù hợp cho các hộ dân sống ven các đầm có cây ngập mặn. Nhiều hộ dân đã trồng thêm cây ngập mặn ở trong và xung quanh bờ ao để chống xói lở, giữ bờ ao, tạo cảnh quan, không gian của hệ sinh thái cây ngập mặn, giảm được chi phí đầu tư và tận dụng hiệu quả diện tích mặt nước. 

Đến nay, nhiều hộ dân vẫn duy trì hình thức nuôi này, đồng thời hỗ trợ, tạo điều kiện cho các hộ dân khác tham quan học hỏi để cùng nhau nhân rộng, phát triển bởi những nhiều ưu điểm như: Tiết kiệm được chi phí thức ăn, hạn chế sử dụng thuốc, hóa chất trong quá trình nuôi, môi trường nuôi được duy trì ổn định, hạn chế được thiệt hại do dịch bệnh gây ra, cây ngập mặn sinh trưởng và phát triển tốt hơn,..

Ông Nguyễn Thanh Hổ, thôn Đức Phổ 1, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, chia sẻ: Năm 2023, được sự hỗ trợ về kinh phí của Trung tâm Khuyến nông, trên ao nuôi diện tích 01 ha, tôi tiến hành thả 100.000 con giống tôm sú kích cỡ 3-5 cm/con, 1.000 con cá dìa giống kích cỡ 4 - 6 cm/con và 2.000 con cua xanh giống kích cỡ 1,5 cm/con. Sau khoảng 5 tháng nuôi, tôi thu hoạch tôm, cua, cá (tôm sú 20 g/con, cua xanh 250 g/con, cá chua 400 g/con), lợi nhuận mang lại khoảng 200 triệu đồng. Đến nay, tôi vẫn tiếp tục duy trì thực hiện mô hình này vì tính bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường mà mô hình đem lại.

Tương tự, Anh Phan Trọng Sinh, thôn Lộc Hạ (xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước), cũng anh thu lại lợi nhuận khoảng 155 triệu đồng/ha nhờ tổng sản lượng thu hoạch được 1.695,15 kg, trong đó: 1.240 kg tôm sú, 200 kg cua xanh và 255,15 kg cá dìa. Thu nhập mang lại không cao bằng so với nuôi tôm thâm canh nhưng ổn định, bền vững, không còn nỗi lo mất trắng do dịch bệnh.

Nhận thức được tầm quan trọng đó, năm 2024, Trung tâm Khuyến nông tiếp tục triển khai mô hình này, đồng thời tận dụng điều kiện, cơ sở vật chất sẵn có của các hộ dân để phát triển du lịch sinh thái, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân.

Anh Trương Hữu Tâm ở thôn Vinh Quang 2, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước. Hộ dân được hỗ trợ 50% kinh phí về giống và thức ăn, vôi, men vi sinh, chế phẩm sinh học. Vừa qua, hộ dân đã tiến hành thả 143.000 con tôm sú giống, 2.000 con cua xanh và 1.000 con cá dìa. Đến nay sau 2 tháng thả nuôi, tôm, cua, cá sinh trưởng phát triển rất tốt, không thấy dấu hiệu bệnh xảy ra, đồng thời cây ngập mặn vẫn phát triển tốt.

Theo anh Trương Hữu Tâm, nuôi tổng hợp tôm, cua, cá thì dịch bệnh ít, mỗi năm lợi nhuận mang lại không bằng so với nuôi chuyên tôm nhưng bền vững. Việc nuôi tổng hợp sẽ thu hoạch theo cách đánh tỉa thả bù, sẽ thu tỉa đối với những đối tượng đạt kích cỡ thương phẩm, vì vậy việc thu hoạch có thể diễn ra quanh năm, phục vụ nhu cầu của thị trường. Đối với những du khách muốn đến đây trải nghiệm thì sẽ được đưa đón đến tận ao nuôi trải nghiệm cảnh sông nước, cây ngập mặn, tự tay thả lưới, câu cá, sau đó chế biến, tận hưởng những sản phẩm vừa đánh bắt ngay trong ao nuôi.

Ao nuôiAo nuôi kết hợp với du lịch sinh thái phục vụ du khách. Ảnh: NT

Hiện tại, Bình Định hiện có nhiều vùng có thể nhân rộng mô hình nuôi thủy sản tổng hợp, như các xã Phước Sơn, Phước Hòa, Phước Thuận (huyện Tuy Phước), xã Cát Minh (huyện Phù Cát), xã Mỹ Chánh (huyện Phù Mỹ) hoặc những vùng nuôi có trồng rừng ngập mặn. 

Theo đó, đầm Thị Nại có diện tích hơn 900 ha nuôi tổng hợp các đối tượng thủy sản, trong đó ao nuôi có cây ngập mặn chiếm gần 600 ha; đầm Đề Gi có 455 ha nuôi tổng hợp, trong đó ao nuôi có cây ngập mặn chiếm gần 300 ha. 

Khi rủi ro do ô nhiễm môi trường, dịch bệnh ngày càng tăng, mô hình nuôi thủy sản tổng hợp, kết hợp với trồng rừng ngập mặn, phát triển du lịch sinh thái càng khẳng định được tính bền vững, thân thiện và thích ứng với môi trường.

Việc khai thác được tiềm năng, lợi thế của rừng ngập mặn gắn với nghề nuôi trồng thủy sản, sẽ tạo thêm sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân. Đồng thời, việc tạo ra các sản phẩm an toàn sẽ giúp người dân có cơ hội phát triển sản phẩm tôm sạch, tôm sinh thái, đăng ký thương hiệu. Nếu được vậy, người nuôi sẽ có thêm cơ hội nâng cao thu nhập bền vững, phát triển thương hiệu, thu hút được thị hiếu của thị trường.

Đăng ngày 11/06/2024
Môi trường
Bình luận
avatar

Nguy hiểm khó lường từ tảo sợi trong nuôi tôm thẻ

Tảo là nguồn thức ăn tự nhiên, có vai trò quan trọng trong chuỗi thức ăn của tôm, cá và các sinh vật khác. Tuy nhiên, sẽ chẳng có gì đáng nói nếu sự có mặt của tảo trong ao nuôi không phát triển ngày một nhiều, tác động tiêu cực đến tôm và môi trường ao nuôi. Việc hiểu và nhận biết tảo trong ao nuôi sẽ giúp người nuôi kịp thời phát hiện và có những biện pháp xử lí hiệu quả.

Tảo sợi
• 10:15 24/07/2024

Bão số 2: Chủ động chuẩn bị các công tác ứng phó bảo vệ tài sản và vật nuôi

Sáng sớm nay 23.7, cơ quan khí tượng cho biết bão số 2 đã giảm cường độ, giật cấp 11. Tuy nhiên cơn bão bắt đầu gây mưa lớn.

Bão số 2
• 15:23 23/07/2024

Nhận biết tảo có hại trong ao tôm (tảo giáp)

Sự phát triển của tảo giáp trong ao tôm luôn là nỗi lo đối với người nuôi, bởi đây là loài tảo có hại, thường gây ra một số bệnh phổ biến trên tôm như: Tắc nghẽn đường ruột, ruột đứt khúc, phân đứt khúc, rớt cục thịt và nổi đầu về đêm. Do đó, việc nhận biết và kịp thời xử lý sẽ giúp bà con đảm bảo được năng suất vụ nuôi.

Tảo
• 10:23 22/07/2024

Nuôi biển đa canh kết hợp

Mô hình nuôi biển đa canh kết hợp là một mô hình nuôi biển nuôi cùng lúc nhiều loài thủy sản dựa trên sự hỗ trợ lẫn nhau trong chuỗi thức ăn.

Lồng nuôi cá
• 10:31 11/07/2024

Lợi ích khi lựa chọn tôm giống cải tiến gen

Ngành nuôi tôm đang ngày càng phát triển mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọng trong kinh tế nhiều quốc gia. Tuy nhiên, việc nuôi tôm không phải lúc nào cũng suôn sẻ, khi các vấn đề như bệnh tật, điều kiện môi trường, và hiệu suất tăng trưởng vẫn là những thách thức lớn đối với người nuôi. Trong bối cảnh đó, tôm giống cải tiến gen xuất hiện như một giải pháp tiềm năng mang lại nhiều lợi ích vượt trội.

Tôm giống
• 21:26 27/07/2024

Giải oan cho loài cá xấu xí nhất thế giới

Trên thế giới không hiếm sinh vật biển nổi tiếng nhờ ngoại hình xinh đẹp; thế nhưng đối với trường hợp của loài cá Blobfish thì cá biệt hơn bởi chúng gây chú ý với nhiều người nhờ vào vẻ ngoài “có một không hai” của mình.

Cá giọt nước
• 21:26 27/07/2024

Thủy sản nuôi trồng tăng 4,1% và khai thác tăng 1%

Báo cáo của Cục Thủy sản cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2024, sản lượng thủy sản khai thác chưa giảm được theo kế hoạch tuy nhiên tỷ lệ tăng đã thấp hơn nuôi trồng; cụ thể sản lượng nuôi trồng tăng 4,1% còn khai thác chỉ tăng 1%.

Tàu cá
• 21:26 27/07/2024

Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2024 tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2023

Theo Trung tâm chuyển đổi số và Thống kê Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT), sản lượng thủy sản tháng 6/2024 ước đạt 869,5 nghìn tấn, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản lượng cá đạt 1.727,1 nghìn tấn, tăng 2,8%; sản lượng tôm đạt 366,6 nghìn tấn, tăng 4,1%.

Cá biển
• 21:26 27/07/2024

Kích thích hệ miễn dịch cho tôm nên sử dụng sản phẩm có chứa thành phần nào?

Để bảo vệ sức khỏe và nâng cao sức đề kháng của tôm, việc kích thích hệ miễn dịch thông qua việc sử dụng các sản phẩm chứa những thành phần đặc biệt là rất cần thiết. Các thành phần này không chỉ giúp tôm phát triển khỏe mạnh mà còn giảm thiểu rủi ro mắc bệnh, từ đó tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.

Tôm thẻ
• 21:26 27/07/2024
Some text some message..