Nuôi trai… làm du lịch

Ở Khánh Hòa, lâu nay các cơ sở nuôi các loài nhuyễn thể như hàu, ốc hương, sò lụa, trai chủ yếu là để lấy thịt. Tuy nhiên, mới đây Công ty TNHH Hàu Thái Bình Dương Nha Trang đang chuyển hướng nuôi trai lấy ngọc kết hợp phục vụ du lịch…

ngọc trai
Ngọc trai là một trong những loại báu vật đặc biệt được xếp vào hàng “ngũ hoàng, nhất hậu” mà thiên nhiên ban tặng. Ảnh amarujala

Triển vọng làm du lịch

Chừng 15 phút rời bến tại thôn Cát Lợi (Vĩnh Lương, Nha Trang), thuyền máy đã đưa chúng tôi đến khu vực nuôi trồng thủy sản trên đầm Nha Phu của Công ty TNHH Hàu Thái Bình Dương Nha Trang. Từ xa, thấp thoáng những bè nuôi san sát, những phao nuôi nhuyễn thể dày đặc…

Trên chiếc bè kiên cố, ông Hà Đăng Khoa - Giám đốc công ty chia sẻ: Công ty nuôi trai khá lâu nhưng để lấy ngọc thì công ty cũng chỉ mới làm chừng 2-3 năm. Đơn vị đã cung cấp hàng triệu con giống/năm cho Công ty Cổ phần Ngọc trai Hạ Long (Quảng Ninh) để sản xuất trai ngọc. Gần đây, trước tình hình tiêu thụ sản phẩm gặp khó, đơn vị kết hợp ẩm thực với du lịch để thu hút khách tham quan nên đề xuất với đơn vị bạn cử cán bộ vào chuyển giao kỹ thuật cấy ghép ngọc trai. 

Theo ông Khoa, kiểu làm du lịch của công ty cũng có nét mới. Du khách lên bè được dẫn đi trải nghiệm cách nuôi các loài nhuyễn thể, nuôi trai, xem cách thức cấy trai ngọc... Đến giờ ăn, du khách có thể thưởng thức gọi các món hải sản trên bè đều có. Quý khách có thể gọi món trai. Nếu may mắn đĩa trai có ngọc thì khách được hưởng như một kiểu vui chơi có thưởng. “Trai là món hải sản cực kỳ ngon, ngọt, thơm. Du khách có thể tận hưởng thiên nhiên trên bè, thưởng thức các món ăn ngon và nhận ngọc thật từ sự thơm thảo, hiếu khách của công ty”, ông Khoa nói. 

Cấy ngọc cho trai…

Dẫn chúng tôi ra bè, Kỹ sư Nguyễn Thị Linh Na - kỹ thuật viên công ty chia sẻ: Quá trình nuôi 1 con trai cấy ngọc và nuôi ngọc bắt đầu từ việc nhân giống con trai sinh sản ra ấu trùng và nuôi dưỡng ấu trùng đó trong phòng thí nghiệm. Trai lớn dần, khi đạt kích cỡ 1-2 mm thì thả xuống biển và đặt trong các lồng đặc dụng bằng lưới lan kích cỡ phù hợp. Định kỳ vệ sinh, san thưa để trai phát triển nhanh, đạt kích cỡ cấy ngọc. Trai 8 tháng tuổi đủ điều kiện cấy ngọc. Trai được cấy nhân ngọc vào màng áo, sau đó nuôi dưỡng ổn định và đưa trở lại xuống biển. Tùy theo điều kiện thời tiết, chừng 2 năm sau là có thể thu hoạch ngọc. Tỷ lệ đào thải cấy ngọc khoảng 50%. 

Để phục vụ du lịch trải nghiệm, công ty đã tiến hành cấy ngọc trai từ 2 năm trước, số lượng 2 vạn con. Hiện nay số trai này đã đạt kích cỡ thu hoạch ngọc trai. Bên cạnh đó, đơn vị cũng đã chuẩn bị nhà bè làm nơi phục vụ ẩm thực kiên cố, có nơi nghỉ lại cho khách tham quan. 

ngọc trai
2 vạn con được kỹ thuật viên cấy ngọc từ 2 năm trước. Ảnh Phú Lâm

Bậc thầy nhuyễn thể

Ông Khoa kể về cơ duyên đến với nghề nuôi biển Khánh Hòa. Ông vốn làm việc tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, gắn bó đối tượng nhuyễn thể ở vùng nuôi các tỉnh Đông Bắc Bộ như: Quảng Ninh, Hải Phòng... Năm 2012, ông nghỉ việc vào Khánh Hòa lập nghiệp, mở công ty. Những ngày đầu rất gian nan. Bà con nuôi trồng thủy sản trong vùng chỉ quen nuôi cá, không quen nuôi hàu nên việc vận động rất khó, công ty phải tập huấn, chuyển giao, cung cấp giống miễn phí… Sau thời gian khó, nghề nuôi nhuyễn thể tại Khánh Hòa đã ổn định giúp bà con có thu nhập khá. Chỉ tính riêng khu vực đầm Nha Phu sản lượng hàu đã lên tới 1.000 tấn/năm. Công ty có 12ha nuôi, trong đó nuôi bè 1,5ha, nuôi dây hơn 10ha, sản lượng 200 tấn/đợt. Bên cạnh đó, gần đây đơn vị phát triển tu hài. Hiện nay, quy mô nuôi 3 vạn rổ, sản lượng 10 tấn/năm. Công ty xây dựng được 3 trại giống nhuyễn thể tại Vĩnh Lương (Nha Trang), Ninh Ích (Ninh Hòa) và đầm Nha Phu. Tổng dung tích bể 100-200m3/trại. 

Hôm chúng tôi đến thăm vùng nuôi gặp 1 số thương lái đến từ Vạn Ninh. Họ ngỏ ý thu mua hàu của công ty để phục vụ nghề nuôi tôm hùm công nghiệp trên vịnh Vân Phong. Bởi, đây là loại thức ăn thích hợp cho tôm hùm, tăng trọng nhanh. Dưới hình thức này, Công ty chỉ cần nuôi 2 tháng là có thể xuất bán hàu con với giá 10 ngàn đồng/kg; nuôi đủ 4-6 tháng thì xuất bán hàu lớn với giá 20-27 ngàn đồng/kg. Trong năm 2021, đơn vị đã xuất bán hơn 200 tấn hàu nhỏ và 30 tấn hàu lớn.

Ông Nguyễn Xuân Hòa (Vạn Thạnh, Vạn Ninh) cho biết, ông đã từng đi nhiều nơi và quen biết với nhiều nông dân, thương lái các tỉnh, thành, trong đó có vùng biển Đông Bắc Bộ. Họ đều biết ông Khoa và gọi ông dưới cái tên trìu mến: “thầy Khoa”. Bởi ông Khoa có 1 thời lăn lộn với phong trào nuôi nhuyễn thể vùng này và rất am hiểu về đối tượng nhuyễn thể…

Hy vọng cách làm mới của công ty sẽ tạo bước đột phá trong kinh doanh khi bối cảnh ngành du lịch còn nhiều khó khăn

Báo Khánh Hòa
Đăng ngày 05/01/2022
Phú Lâm
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 22:29 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 22:29 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 22:29 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 22:29 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 22:29 25/11/2024
Some text some message..