Ồ ạt nuôi tôm nước lợ, lợi bất cập hại - Bài 2: Con tôm phá vỡ quy hoạch

Với ưu điểm thời gian nuôi ngắn, ngưỡng chịu mặn rộng, rủi ro thấp, lợi nhuận trước mắt cao hơn tôm sú, con tôm thẻ chân trắng đã “soán ngôi” của con tôm sú. Không chỉ vậy, người dân còn sẵn sàng chặt bỏ hoa màu, phá hủy vùng ngọt hóa để đào ao nuôi loại tôm này.

Tôm thẻ chân trắng
Tôm thẻ chân trắng hiện có giá tăng cao hơn so với tôm sú.

Tăng “chóng mặt”

Anh Nguyễn Văn Tấn Tài, ngụ tại ấp 5, xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang (tỉnh Trà Vinh) chỉ tay về đầm tôm nuôi theo mô hình thâm canh với diện tích hơn 3.000 m2, nuối tiếc nói: “Mỗi năm, tôi nuôi một vụ tôm sú theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp huyện. Năm nay, tôm được giá, trúng mùa nên kiếm được 200 triệu đồng tiền lãi. Tuy nhiên, nếu thả nuôi tôm thẻ chân trắng, sẽ nuôi được hai vụ và số tiền lãi kiếm được sẽ cao hơn so với tôm sú rất nhiều. Chắc chắn vụ sau, tôi sẽ thả tôm thẻ chân trắng”.

Nói rõ thêm mục đích chuyển đổi của mình, anh Tài phân tích: Con tôm thẻ chân trắng chỉ cần nuôi 3 tháng là có thể thu hoạch, trong khi con tôm sú phải mất đến 4 tháng rưỡi. Bên cạnh đó, về tình trạng dịch bệnh trên tôm thì cả hai loại đều như nhau. Do vậy, nuôi tôm thẻ chân trắng sẽ giảm được rủi ro so với tôm sú do thời gian nuôi ngắn. “Năm ngoái, tôm sú chết hàng loạt. Sau đó, huyện yêu cầu bà con nuôi thử nghiệm con tôm thẻ chân trắng. Vụ nuôi đó, người nuôi trúng lớn. Thấy hiệu quả nên giờ nhiều người chuyển qua nuôi tôm thẻ chân trắng”, anh Tài cho biết.

Theo Phòng Nông nghiệp huyện Cầu Ngang, trong tháng 10/2013, có hơn 200 hộ thả nuôi tôm thì có đến 162 hộ thả nuôi tôm thẻ chân trắng. Ông Dương Văn Đởm, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện, lo lắng: “Từ đầu năm đến nay, khi dịch bệnh lây lan mạnh trên tôm sú, bà con chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, chúng tôi cũng khuyến cáo, tôm thẻ chân trắng phát triển rất mạnh ở các nước như Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc và đây là loài mới du nhập nên kinh nghiệm nuôi tôm của người dân chưa có.

Sang năm 2014, giá tôm thẻ chân trắng sẽ giảm vì nguồn cung tăng. Nếu người dân cứ tập trung nuôi loại tôm này thì hiệu quả sẽ không cao. Do vậy, các địa phương phải quản lý chặt diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng. Và vẫn phải coi tôm sú là mặt hàng chiến lược của Việt Nam”. Theo ông Đởm, năm 2012, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng toàn tỉnh Trà Vinh chỉ ở mức 658 ha nhưng đến nay đã tăng lên 2.238 ha. Trong khi đó, diện tích nuôi tôm sú năm 2013 chỉ vào khoảng hơn 25.000 ha, chỉ bằng 87% so với năm 2012. Còn tại tỉnh Sóc Trăng, trong tổng số diện tích hơn 41.700 ha nuôi tôm nước lợ, có đến hơn 13.600 ha nuôi tôm thẻ chân trắng, tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm 2012.

Ông Cao Văn Viết, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bến Tre, cho biết: “Theo quy hoạch đến 2015, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng khoảng 3.100 ha, năm 2020 đạt 5.500 ha. Tuy nhiên, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng đã đạt kế hoạch của năm 2015.

Đưa nước mặn vào vùng ngọt

Với đặc tính thích nghi với ngưỡng mặn rộng, cùng với con tôm sú, con tôm thẻ chân trắng được nhiều hộ dân đưa vào nuôi trong vùng được quy hoạch ngọt hóa bất chấp quy định nghiêm cấm của chính quyền địa phương. Chẳng hạn tại huyện Cầu Ngang (tỉnh Trà Vinh), hiện có khoảng 200 ha tôm vùng ngọt hóa ở các xã Thạnh Hòa Sơn, Mỹ Hòa, Thuận Hòa.

Tại huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, đang rộ lên hiện tượng người dân chặt bỏ hoa màu, dừa để đào ao nuôi tôm nước lợ. Nguy cơ nguồn đất bị nhiễm mặn, hàng ngàn ha dừa và hoa màu bị thiệt hại đang hiển hiện. Để có đủ độ mặn nuôi tôm, các hộ dân còn lén lút đào giếng lấy nước mặn. Theo Phòng Nông nghiệp huyện Bình Đại, toàn bộ khu vực ngọt hóa có đến hơn 800 giếng nước mặn được khoan trái phép.

Việc này khiến cho vùng ngọt đang bị xâm mặn trong khi chính quyền đang nỗ lực cải tạo ngăn mặn, trữ ngọt. Bên cạnh đó, việc khoan giếng sẽ gây ra tác hại khôn lường như nhanh chóng làm ô nhiễm nguồn nước, đất bị lún.Theo thống kê của Sở NN&PTNT tỉnh Bến Tre, tỉnh này hiện có hơn 1.000 ha nuôi tôm nước lợ ngoài quy hoạch, chủ yếu tập trung tại các xã Thạnh Trị, Phú Long, Thới Lai, Lộc Thuận, Phú Vang. Ông Cao Văn Viết nhìn nhận: “Người dân thấy lợi trước mắt mà không thấy những tác hại về sau. Nếu nuôi ít, sức tải sinh học không đáng kể thì không ảnh hưởng nhiều nhưng nếu nuôi nhiều, nguồn nước sẽ bị ô nhiễm, dịch bệnh dễ xảy ra”

Ông Lê Văn La, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Bình Đại cho biết: “Huyện cấm người dân khoan giếng lấy nước mặn. Các trường hợp khoan giếng không phép nếu bị phát hiện, sẽ bị xử lý nghiêm. Tuy nhiên, trên thực tế, người dân vẫn đào trộm. Trong khi đó, chính quyền không thể bố trí lực lượng kiểm tra toàn bộ địa bàn; khi kiểm tra chỗ này thì chỗ khác người dân lại lén lút đào trộm”.

Bài 3: Xung đột từ con tôm nước lợ

Báo Tin Tức, 20/11/2013
Đăng ngày 21/11/2013
Bài và ảnh: Anh Đức
Nuôi trồng

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:45 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 16:42 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 16:42 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 16:42 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 16:42 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 16:42 26/11/2024
Some text some message..