Phản hồi về hiện tượng trục lợi trong bảo hiểm tôm nuôi

Trước phản ánh của người dân tại Sóc Trăng về hiện tượng trục lợi trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình thí điểm bảo hiểm tôm nuôi theo Quyết định số 315/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính cho biết đã tiến hành kiểm tra việc thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp.

bao hiem nuoi tom
Bảo hiểm tôm đang xuất hiện tiêu cực.

Ông Nguyễn Hoàng Kha (xã Hòa Đông, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng) đã phản ánh qua Cổng TTĐT Chính phủ rằng: Thời gian qua nhiều hộ nuôi tôm tại xã Hòa Đông bị thất thu, không còn khả năng đầu tư nên các đại lý kinh doanh thức ăn chăn nuôi đứng ra làm thủ tục cho hộ nuôi, đầu tư con giống, thức ăn… để các hộ nông dân tiếp tục thả nuôi tôm và tham gia chương trình bảo hiểm.

Theo ông Kha, hành vi này của các đại lý có biểu hiện trục lợi khi kê khai giá con giống, giá thức ăn, mật độ nuôi thả nhiều hơn thực tế. Ông Kha đề nghị cơ quan chức năng sớm kiểm tra và có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời khi phát hiện tiêu cực.

Sau phản ánh của Cổng TTĐT Chính phủ, ông Trịnh Thanh Hoan, Cục trưởng Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) cho biết, ngay sau khi nhận được phản ánh, Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm đã cử đoàn công tác phối hợp với các sở, ngành có liên quan của tỉnh Sóc Trăng và chính quyền địa phương xuống làm việc trực tiếp với người dân.

Đoàn công tác đã trao đổi với ông Nguyễn Hoàng Kha và ông Nguyễn Thành Nhàn (người nhờ ông Kha đứng tên trên thư gửi Cổng TTĐT Chính phủ và là chủ hộ nuôi tôm tại xã An Ninh, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng). Qua trao đổi, ông Kha và ông Nhàn cho biết, các tiêu cực như nội dung phản ánh là nghe thông tin dư luận, không có bằng chứng cụ thể, nên trong phản ánh có nhiều nội dung chưa đúng với thực tế địa phương.

Trước những thắc mắc của người dân, đoàn công tác đã có giải đáp cụ thể để người dân hiểu rõ hơn về chủ trương, chính sách của Nhà nước trong thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp nói chung và bảo hiểm tôm nuôi nói riêng.

Đoàn công tác cũng đã làm việc với đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Sóc Trăng, chính quyền các xã đang thực hiện thí điểm bảo hiểm để nắm bắt tình hình thực tế tại cơ sở. Các ý kiến cho biết đã tăng cường công tác triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát và đến nay chưa phát hiện trục lợi bảo hiểm trên địa bàn.

Còn với những hiện tượng kê khai không đúng số lượng con giống như Bảo hiểm Bạc Liêu đã nêu, mặc dù đơn vị bảo hiểm đã có biện pháp xử lý, nhưng để ngăn ngừa kịp thời các hành vi tương tự tại Bạc Liêu cũng như tại các địa phương thí điểm khác, ông Hoan cho biết, trong thời gian tới Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp.

Cổng TTĐT Chính phủ
Đăng ngày 01/12/2012
Thúy An – Thu Huyền
Nuôi trồng

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 09:41 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:45 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 09:49 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 09:49 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 09:49 27/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:49 27/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 09:49 27/11/2024
Some text some message..