Phát triển mô hình lúa-tôm bền vững ở Bạc Liêu

Mô hình sản xuất lúa-tôm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung, Bạc Liêu nói riêng nhiều năm qua liên tục phát triển. Tuy nhiên, hạ tầng thủy lợi chưa hoàn thiện, sản xuất phần lớn quy mô nhỏ lẻ, nguồn tôm giống phục vụ sản xuất chưa bảo đảm chất lượng… Đây là những khó khăn, vướng mắc kéo dài đối với hàng ngàn hộ nông dân trong tỉnh cần sớm được tháo gỡ.

Thu hoạch tôm trong ruộng lúa
Thu hoạch tôm trong ruộng lúa ở Bạc Liêu.

Khẳng định hiệu quả và bền vững

Bạc Liêu là tỉnh đứng thứ hai, đồng thời là tỉnh thứ ba ở vùng ĐBSCL về diện tích nuôi tôm kết hợp trồng lúa (viết tắt mô hình tôm-lúa). Hiện nay, toàn tỉnh có diện tích tôm-lúa 29.867 ha. Theo số liệu từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bạc Liêu: Mô hình tôm - lúa của tỉnh có từ hơn 30 năm nay nhưng phát triển mạnh từ năm 2001 với 5.851 ha. Đồng thời, diện tích tăng nhanh qua các năm, tập trung ở huyện Hồng Dân, Phước Long, Giá Rai, Vĩnh Lợi.

Các hộ nông dân cho biết, hằng năm, Bạc Liêu nuôi tôm trong ruộng lúa (chủ yếu tôm càng xanh, tôm sú, tôm đất) từ tháng 2 và kết thúc vào tháng 7, sang tháng 8 - 9 kết hợp lúa-tôm. Mô hình sản xuất lúa-tôm kết hợp đạt năng suất khá cao. Tôm sú đạt bình quân 300 - 400 kg/ha, thu lãi 35 - 40 triệu đồng/ha. Ngoài tôm sú, bà con nông dân các huyện trong tỉnh còn thả tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh và cua. Các giống lúa phổ biến là giống Một bụi đỏ, OM5451, OM2017, HS182, năng suất 4,5 - 6 tấn/ha.

Theo nhiều nhà khoa học và hộ nông dân ở Bạc Liêu, thực tế cho thấy, việc trồng lúa trên đất nuôi tôm không xảy ra “xung đột” trong quá trình sản xuất, là mô hình “thông minh”. Sản xuất lúa – tôm được đánh giá là mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững, ít rủi ro so với các mô hình nuôi trồng thủy sản khác và được xem như mô hình thích ứng biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đạt được, mô hình canh tác lúa - tôm đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Nhất là do lợi nhuận từ tôm cao hơn lúa nên người dân có xu hướng giữ nước mặn nhằm kéo dài vụ tôm, rút ngắn thời gian vụ lúa. Đây là nguyên nhân làm mất đi những ưu điểm về cân bằng sinh thái từ mô hình tôm – lúa mang lại.

Cần đầu tư thỏa đáng mô hình lúa - tôm

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bạc Liêu, sau khi thử nghiệm và áp dụng nhiều mô hình nuôi tôm kết hợp: tôm - lúa; tôm - cá; tôm - cua; tôm - rừng.., đặc biệt sản xuất lúa – tôm là mô hình bền vững nhất của tỉnh, điều này đã được chứng minh hàng chục năm qua. Hiện nay, mô hình này đang được nhiều hộ nông dân các huyện Hồng Dân, Phước Long và một phần của thị xã Giá Rai thực hiện, với tổng diện diện tích lên đến hơn 30 nghìn ha, cho thu nhập bình quân hơn 100 triệu đồng/ha/năm.

Chúng tôi đã nhiều lần đến các huyện Hồng Dân, Phước Long và thị xã Giá Rai (Bạc Liêu) trực tiếp gặp gỡ, trò chuyện với nhiều hộ sản xuất theo mô hình lúa-tôm, được chứng kiến cảnh bà con nông dân thu hoạch tôm trong ruộng lúa rất vui. Mới đây, trong dịp trở lại huyện Hồng Dân, chúng tôi được gặp và trò chuyện với ông Võ Văn Út (bà con nông dân gọi thân mật là Út Nhỏ), nguyên Bí thư Huyện ủy Hồng Dân. Ông Út Nhỏ được nhiều cán bộ, nhân dân, nhất là nông dân nghèo trong vùng quý mến, thường gọi ông là “Bí thư lúa mới”; “Bí thư tôm càng xanh”. Bởi, ông là người có công đưa mô hình này sản xuất đầu tiên ở huyện Hồng Dân, Phước Long (Bạc Liêu), đem lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững, nay được nhiều nông dân nhân rộng sản xuất ở nhiều tỉnh khu vực ĐBSCL.

Theo ông Út Nhỏ, ở huyện Hồng Dân và Phước Long (Bạc Liêu), sau khi thu hoạch lúa giống Một bụi đỏ, nhiều hộ dân thả nuôi tôm sú. Đặc biệt, mô hình sản xuất lúa - tôm này không dùng thuốc thú y thủy sản trị bệnh cho tôm mà sử dụng biện pháp sinh học. Nhờ vậy, mô hình trên cho hiệu quả khá cao, lúa đạt từ 55 - 60 tạ/ha. Đây hoàn toàn là những sản phẩm sạch, bán được giá cao.

Báo Nhân Dân, 26/09/2016
Đăng ngày 27/09/2016
Trọng Duy
Nuôi trồng

Rủi ro của việc xét nghiệm không đầy đủ trong quy trình kiểm dịch

Quy trình kiểm dịch đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, và hàng hóa. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản, các bước xét nghiệm trong kiểm dịch giúp phát hiện và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, kiểm soát các chất cấm, và đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn an toàn thực phẩm.

Thủy
• 10:43 12/12/2024

Phèn ngăn cản việc gây màu nước cho ao nuôi tôm

Trong nuôi tôm, việc gây màu nước là một bước quan trọng để tạo môi trường lý tưởng cho sự phát triển của tôm.

Ao tôm phèn
• 09:54 11/12/2024

Tạo màu nước trong ao để chuẩn bị sang tôm

Việc tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng để chuẩn bị môi trường sống tối ưu trước khi tiến hành sang tôm. Màu nước không chỉ là yếu tố thẩm mỹ mà còn thể hiện chất lượng môi trường ao nuôi. Một màu nước ổn định và phù hợp có thể giúp giảm căng thẳng cho tôm, duy trì hệ sinh thái tự nhiên và ngăn ngừa sự phát triển của các loại vi khuẩn hay sinh vật có hại.

Ao nuôi tôm
• 09:37 11/12/2024

Như thế nào là tôm giống giá rẻ?

"Tôm giống giá rẻ" là cụm từ dùng để chỉ các loại tôm giống được cung cấp với mức giá thấp hơn so với giá trung bình trên thị trường.

Tôm giống
• 10:05 10/12/2024

Rủi ro của việc xét nghiệm không đầy đủ trong quy trình kiểm dịch

Quy trình kiểm dịch đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và chất lượng cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản, và hàng hóa. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản, các bước xét nghiệm trong kiểm dịch giúp phát hiện và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, kiểm soát các chất cấm, và đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn an toàn thực phẩm.

Thủy
• 17:25 12/12/2024

Máy cho ăn tự động Farmext Feeder Lite - Công nghệ tinh gọn, nhẹ nhàng chi phí

Giải quyết nỗi lo về chi phí cho người nuôi tôm trong vấn đề cần một thiết bị vừa tiết kiệm nhưng vẫn phải đảm bảo sự hiệu quả. Farmext Feeder Lite – Phiên bản mới chính là giải pháp thông minh, đáp ứng trọn vẹn nhu cầu của bà con. Với mức giá hợp lý, máy vẫn đảm bảo các tính năng hiện đại như điều khiển từ xa, hẹn giờ tự động, giúp việc nuôi tôm trở nên dễ dàng và tối ưu hơn bao giờ hết.

Máy cho tôm ăn
• 17:25 12/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 17:25 12/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 17:25 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 17:25 12/12/2024
Some text some message..