Phát triển ngành tôm bền vững từ khâu chọn con giống 

Chất lượng tôm giống được xem là yếu tố quyết định hàng đầu vào sự thành công của nghề nuôi tôm. Do đó, nâng cao hiệu quả sản xuất, phát triển ngành nuôi tôm bền vững từ khâu chọn con giống là điều cấp thiết nhất hiện nay.

Tôm giống
Để phát triển nuôi tôm bền vững, cần chú trọng hơn từ khâu chọn con giống. Ảnh: Tép Bạc

Mắt xích quan trọng giữa tôm giống và phát triển bền vững  

Theo khảo sát mới nhất của VASEP, hiện nay trên 2.000 trại giống tôm của nước ta, chỉ có phân nửa là đủ tiêu chuẩn và được cấp giấy chứng nhận. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến tỷ lệ thành công nuôi tôm tại Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước khác. Không những thế, còn ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm xuất khẩu, truy xuất nguồn gốc theo quy định của các nước nhập khẩu. Như vậy, từ thực tế trên cho thấy được, mặc dù các cơ sở tôm giống chưa đủ tiêu chuẩn. Tuy nhiên vẫn đưa nguồn tôm không đảm bảo vào nuôi trồng.

Chủ lực của ngành tôm chính là xuất khẩu, do đó, vấn đề cơ bản nhất hiện nay đó là trọng tâm dồn vào tôm giống, như vậy mới nâng cao được tỷ lệ nuôi trồng thành công. Do đó, các trại cung cấp giống phải đảm bảo được giống tôm sạch bệnh. Các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần vào cuộc kịp thời, ngăn chặn những sản phẩm chất lượng thấp đang bày bán trên thị trường. Bởi vì bây giờ, vai trò con giống rất quan trọng hiện nay.

Thu hoạch tômChủ lực của ngành tôm chính là xuất khẩu, do đó, vấn đề cơ bản nhất hiện nay đó là trọng tâm dồn vào tôm giống. Ảnh: Tép Bạc

Cũng có nhiều phân tích đã chứng minh, tôm có thể nhiễm bệnh từ tôm bố mẹ. Từ đó, làm giảm đi tỷ lệ nuôi thành công, dẫn đến người nuôi cũng “chùn tay” khi thả giống. Cộng với việc giá tôm thương phẩm giảm mạnh trong giai đoạn này. Nếu cứ tiếp tục như vậy, sẽ không có một đại lý nào dám đầu tư cho hộ nuôi, từ đó các hộ nuôi nhỏ lẻ đi vào bế tắc. 

Để nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của ngành tôm Việt Nam. Các doanh nghiệp khiến nghị cần xây dựng khu sản xuất tôm giống chất lượng cao, đạt chứng nhận. Xây dựng quy trình nuôi tôm phù hợp với mô hình nuôi và đặc điểm của từng vùng miền. 

Phương pháp chọn giống tôm tốt 

Lựa chọn tôm giống có nguồn gốc rõ ràng, là yếu tố quan trọng quyết định đến phát triển ngành tôm bền vững. 

- Phương pháp đầu tiên để lựa được giống tôm chất lượng, đó chính là quan sát khả năng bơi lội của giống tôm post: Di chuyển linh hoạt, ruột đầy, các đốt bụng thon dài, màu sắc đậm, đầu và thân không quá to cũng không quá bé, đầy đủ các bộ phận. 

- Nếu có thể, hãy quan sát thông qua kính hiển vi. Ở cách này, người nuôi nên liên hệ trại giống để họ kiểm tra. 

- Ngoài ra, một số phương pháp bắt buộc khác cần có, đó chính là chứng minh nguồn gốc tôm bố mẹ thông qua: Stress test, PCR real time,... Nhằm mục đích kiểm tra mầm bệnh và khả năng chịu đựng khi thời tiết, môi trường bị thay đổi của con giống. 

- Đặc biệt, người nuôi nên liên hệ mua giống tại những cơ sở uy tín, chất lượng, được cấp giấy đăng ký sản xuất từ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

Giải pháp nào để nâng cao chất lượng tôm giống? 

Nhá tômNên tập trung đề xuất những thông tin về chất lượng tôm giống cùng với diễn biến giá tôm hiện nay. Ảnh: Tép Bạc

Để nâng cao chất lượng con tôm giống, giải pháp đặt ra lúc này là tập trung đề xuất những thông tin về chất lượng tôm giống cùng với diễn biến của giá tôm thế giới hiện nay. Nhằm giúp bà con nuôi tôm nhỏ lẻ tránh được vấn đề lựa chọn giống kém chất lượng. Tìm nguồn vốn cho những hộ nuôi nhỏ lẻ, bởi vì họ rất khó tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng. Chú trọng cải thiện cơ sở hạ tầng vùng nuôi tôm 

Sự hợp tác giữa hai mắt xích quan trọng là con giống và chế biến là bước đi hết sức cần thiết và cấp bách. Tiếp đó rồi mới tính đến các vấn đề khác trong chuỗi giá trị con tôm như: Thức ăn, thương lái chế phẩm sinh học.

Đối với các cơ sở sản xuất tôm giống, cần phải tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về sản xuất giống. Phối hợp cùng với các cơ quan chức năng, tham gia xây dựng định hướng chiến lược nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất. Hỗ trợ dự báo, phân tích, cung cấp thông tin thị trường cho các tổ chức, cá nhân trong quy trình chuỗi sản xuất tôm giống. Đồng thời, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia sản xuất, xây dựng mối quan hệ gắn kết giữa các bên liên quan trong chuỗi cung ứng.  

Đăng ngày 25/07/2023
Hòa Thy @hoa-thy
Nuôi trồng

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 09:52 07/11/2024

Hiệu quả sử dụng protein trong nuôi tôm

Protein là thành phần dinh dưỡng quan trọng trong khẩu phần ăn của tôm, góp phần chính vào việc xây dựng cơ bắp, hệ thống miễn dịch và duy trì sức khỏe tổng thể của chúng. Đối với người nuôi tôm, việc hiểu và tối ưu hóa hiệu quả sử dụng protein sẽ giúp giảm chi phí thức ăn, tăng tỷ lệ tăng trưởng, và hạn chế các rủi ro sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:48 06/11/2024

Các giải pháp nuôi tôm thương phẩm ứng dụng theo công nghệ Semi-Biofloc

Công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm là một phương pháp hiệu quả, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản. Sau đây là một số ưu điểm của công nghệ Semi-Biofloc trong nuôi tôm thương phẩm:

Tôm thẻ
• 11:27 05/11/2024

Sự căng thẳng ở tôm

Căng thẳng ở tôm là một vấn đề quan trọng mà bà con nuôi tôm cần nắm vững để bảo vệ sức khỏe và nâng cao năng suất của đàn tôm. Khi bị căng thẳng, tôm sẽ yếu dần, dễ mắc bệnh và khó phát triển như mong muốn.

Tôm thẻ
• 10:11 05/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 22:42 07/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 22:42 07/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 22:42 07/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 22:42 07/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 22:42 07/11/2024
Some text some message..