“Phiêu” cùng giá tôm

Với sự thăng trầm về giá tôm hơn 10 năm qua, những nông dân nuôi tôm giàu kinh nghiệm hiện nay cũng không khỏi hoang mang. Với họ, đến khi kết thúc vụ nuôi là cả một quãng đường đầy khó khăn, phập phồng hằng giờ. Họ huy động mọi nguồn lực để vụ nuôi được thành công, hy vọng đến khi thu hoạch có lãi. Thế nhưng, giá cả là thứ người dân không thể nắm bắt mà do thị trường tự do quyết định.

“Phiêu” cùng giá tôm
Năng suất tôm nuôi đạt cao nhưng giá thấp nên người nuôi tôm không có lãi.

Phập phồng qua từng vụ nuôi

Những ngày qua, người nuôi tôm thẻ chân trắng luôn lo lắng vì giá tôm thẻ rớt sâu nhất từ khi đối tượng nuôi này xuất hiện tại Cà Mau. Có lúc tôm kích cỡ 100 con/kg (ao đất), thương lái thu mua tại chỗ chỉ 68.000 đồng/kg. Với giá này, người nuôi lỗ từ 10.000-15.000 đồng/kg. 

Sự lo lắng cho vụ nuôi thua lỗ đang hiện ra trước mắt với cả người kéo dài vụ nuôi chờ giá tăng trở lại. Bởi vào giai đoạn cuối vụ, môi trường ao nuôi càng ô nhiễm nghiêm trọng, vừa tốn chi phí thức ăn, vừa rủi ro cao...

Khắc khoải chờ giá tăng

Những cánh quạt đảo nước đặc sệt cuồn cuộn, báo hiệu môi trường ao nuôi của anh Võ Trường Giang, ấp Lộ Xe, xã Phú Hưng, huyện Cái Nước đang đến hồi quá tải. Với tình trạng ấy, khó có thể đoán trước vụ nuôi này của anh Giang thành công hay không khi giá tôm đang chạm đáy và với tình trạng môi trường nuôi như thế, anh khó có thể kéo dài vụ để chờ giá tôm tăng trở lại.

Anh Giang cho hay: “Mấy ngày qua, ngày nào cũng thay nước nhưng nước vẫn đục, tôm ăn yếu do môi trường ao nuôi không còn thuận lợi như lúc mới thả nữa. Với giá tôm này, nông dân chúng tôi nuôi rất “chua”, từ lỗ đến lỗ. Tôm đã 90 ngày rồi, bây giờ nuôi cầm cự được ngày nào hay ngày ấy”.


Năng suất tôm nuôi đạt cao nhưng giá thấp nên người nuôi tôm không có lãi.

Với 5 ao nuôi tôm thẻ, bị thiệt hại hết 3 ao, còn lại 2 ao hiện nay đã trên 80 ngày tuổi, tất cả niềm hy vọng của gia đình đều đặt cược hết vào vụ này. Nhưng tình cảnh giá tôm như thế thì ước mơ, niềm hy vọng đó không thể trở thành hiện thực. 

Ông Trương Hùng Dũng, ấp Phú Thạnh, xã Phú Hưng, huyện Cái Nước, phân trần: “Nuôi ao đất thành công đối với nông dân chúng tôi thật lòng rất khó khăn. Nhưng khi thành công thì lại thua về giá. Nếu lên tôm bây giờ thì tôi lỗ trên 100 triệu đồng nên đành chờ giá tăng, kéo dài ngày nào hay ngày ấy. Trông giá tôm tăng trở lại để vụ tôm này bớt lỗ, rồi tìm cách nuôi vụ khác”.

Không có quyền tự quyết

Những hộ có bề dày kinh nghiệm trên 10 năm nuôi tôm thâm canh, là đầu tàu trong phát triển, xây dựng thương hiệu con tôm Việt Nam trên thị trường quốc tế cũng không có quyền tự quyết thành quả của chính mồ hôi, công sức mình tạo ra.

Giọng nói bạn nuôi tôm vang ra từ chiếc điện thoại của ông Trương Hùng Dũng: “Khí độc lên cao quá, gan xám tro hết rồi, xử lý nhiều cách nhưng vẫn chưa hết, anh Dũng có cách nào không?”. Ông Dũng đã hướng dẫn cách mà những ngày trước ông đã trị khỏi cho 2 ao tôm của mình, nên giờ không còn cách nào mới để mách cho bạn nuôi. 

Bỏ điện thoại xuống, ông Dũng lắc đầu, suy tư: “Nuôi tôm riết tóc bạt hết do suy nghĩ, thức đêm trực và lo sợ muôn bề. Kéo tôm bán xong, cầm tiền trên tay nhưng vẫn còn phải lo nhiều thứ... Giá tôm thấp đã đành mà còn bị thương lái ép đủ kiểu, trong khi họ không hề bỏ ra một đồng vốn hay công sức”.

Giá điện tăng theo định mức; giá thức ăn, thuốc, hoá chất xử lý môi trường ao nuôi thì các đại lý thức ăn, thuốc thú y thuỷ sản định giá và bán cho người nuôi tôm. Người nuôi tôm bị động trong vấn đề giá cả đầu vào và đầu ra. Có thành công hay thất bại, lỗ ít hay lỗ nhiều thì người dân cũng phải thanh toán đầy đủ tiền điện, tiền vật tư đầu vào cho đại lý trước khi thực hiện vụ nuôi mới.

Ông Nguyễn Minh Luân, ấp Cái Đôi Nhỏ, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân, cho biết: “Bây giờ đại lý không cho nợ chồng vụ mà phải thanh toán hết sau khi kết thúc vụ nuôi, dù lỗ hay lãi. Do mua chịu nên giá thức ăn, thuốc rất cao. Đại lý đưa ra giá thế nào thì nông dân nuôi tôm cũng phải mua để nuôi. Không cách nào khác, mặc dù biết mua tiền mặt giá rẻ hơn nhưng nông dân không còn vốn, đành chịu”.

 Khi nhiễm dịch bệnh, vụ nuôi không thành công, người dân vẫn kiên trì cải tạo, tìm nhiều cách để tái tạo vụ nuôi. Bởi ngoài việc bám trụ mô hình này, đối tượng nuôi này thì không còn cách nào khác để trả nợ, nuôi sống gia đình và ước mơ có cuộc sống khấm khá hơn... Nhưng nghịch lý trúng mùa rớt giá cứ thế tiếp tục xảy ra. Đó cũng là vấn đề cấp bách mà các ngành chức năng cần tìm giải pháp để con tôm phát triển bền vững.

Trong hoàn cảnh hiện nay, để vụ nuôi hiệu quả, hạn chế thấp nhất thua lỗ thì giải pháp tổng hợp trong quản lý môi trường ao nuôi như: sử dụng các loại thuốc, vi sinh với giá hợp lý, chất lượng; cho ăn cầm chừng, sang mật độ thưa.... để kéo dài thời gian nuôi chờ giá tăng trở lại là rất cần thiết.

Trưởng Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Cái Nước Nguyễn Hoàng Lâm cho biết, người dân trong huyện thả nuôi trên 30 ha tôm thẻ chân trắng, đến thời điểm này còn trên dưới 20 ha. Nhiều hộ rất dè chừng nuôi vụ mới, những hộ trót thả rồi thì nuôi cầm chừng, giảm cho ăn chờ giá. Nhiều hộ lâm vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan” nên thu non và lỗ rất nặng.

Báo Cà Mau
Đăng ngày 30/07/2018
Diệu Lữ
Kinh tế

Giá cua đặc sản Cà Mau đạt mức kỷ lục dịp sát Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán, giá cua Cà Mau đạt mức tiền triệu, cũng là mức kỷ lục. Người nuôi thở phào sau dịch và hứa hẹn có một cái Tết vui tươi.

thu hoạch cua
• 19:55 28/01/2022

Trầy trật hàng thủy sản ngày cận tết

Nhiều nhà nông miền Tây đứng ngồi không yên trước thông tin nhiều mặt hàng nông sản bị ùn ứ tại cửa khẩu phía Bắc. Đặc biệt, những ngày gần đây một số mặt hàng thủy sản có dấu hiệu xuống giá khi Tết Nhâm Dần đã gần kề.

tôm thẻ chân trắng
• 11:25 21/01/2022

Giá lợn hơi đang tăng lên từng ngày

Theo ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), giá lợn hơi đang tăng từng ngày và dao động phổ biến từ 35.000-45.000 đồng/kg, tùy vùng.

nuôi heo
• 15:53 27/10/2021

Không tiêu thụ được, người nuôi trồng thủy hải sản tại Đà Nẵng “kêu cứu”

UBND phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, Đà Nẵng cho biết, hiện trên địa bàn còn khoảng 40 tấn hải sản nuôi trồng đang vào vụ thu hoạch nhưng gặp khó trong đầu ra. Mặc dù các chợ đã mở cửa trở lại nhưng công suất hoạt động hạn chế khiến tiểu thương không mặn mà với hải sản nuôi trồng.

nuôi cá lồng bè
• 17:12 05/10/2021

Hợp tác gia công xuất khẩu thủy sản thế mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Việt Nam có thế mạnh về chế biến thuỷ hải sản, do đó các doanh nghiệp thuỷ sản Nhật Bản mong muốn tăng cường hợp tác, đặt hàng gia công sản phẩm xuất khẩu đi các thị trường khác.

Tôm thẻ
• 12:50 21/03/2024

Hội nghị thượng đỉnh đổi mới thực phẩm xanh trở lại London

Hội nghị Thượng đỉnh Đổi mới Thực phẩm Xanh (Blue Food Innovation Summit) quy tụ ngành nuôi trồng thủy sản để khám phá những cơ hội và thách thức trong việc mở rộng quy mô sản xuất thực phẩm xanh đồng thời bảo vệ và khôi phục hệ sinh thái đại dương.

Hải sản
• 10:32 13/03/2024

Bệnh Tilv và vấn đề Brazil không nhập khẩu cá rô phi Việt Nam

Theo thông báo của Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường- NAFIQPM (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) kể từ ngày 14/2 Brazil tạm dừng nhập khẩu cá rô phi Việt Nam cho đến khi có kết luận rà soát bệnh do virus TiLV gây bệnh trên cá rô phi, vì đất nước này lo ngại việc nhập khuẩn làm lây lan dịch bệnh.

Cá rô phi
• 11:05 01/03/2024

Bình Định thực hiện nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả

Trong năm 2023 Trung tâm Khuyến nông tập trung triển khai các mô hình nuôi trồng thủy sản theo hướng đa dạng hóa các đối tượng nuôi, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao giá trị sản phẩm, gắn với liên kết tiêu thụ theo chuỗi giá trị đã góp phần hạn chế rủi ro bệnh dịch, cải thiện môi trường sinh thái vùng nuôi, tạo ra các sản phẩm an toàn sinh học, nâng cao giá trị kinh tế, đem lại thu nhập ổn định và bền vững cho người nuôi.

Các mô hình nuôi trồng thủy sản
• 09:59 29/02/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 20:29 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 20:29 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:29 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 20:29 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 20:29 29/03/2024