Phòng thuế bán phá giá, doanh nghiệp đề xuất cho giao dịch bằng ngoại tệ

CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (MPC) vừa gửi đơn lên Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành đề xuất cho phép Tập đoàn xuất hóa đơn tài chính và thanh toán cước vận tải cho các đại lý vận tải nước ngoài tại Việt Nam bằng ngoại tệ, thay vì VND như lâu nay.

MPC
Theo MPC, việc thanh toán cước vận tải bằng VND gây bất lợi khi vào thị trường Mỹ

Điều này tạo cơ sở cho việc sử dụng các chi phí vận tải quốc tế thực trả, bởi doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình tính toán biên độ phá giá, nhằm tránh được những tác động tiêu cực từ việc sử dụng giá trị thay thế của nước thứ ba cho các khoản chi phí này.

Trong hơn 10 năm qua, ngành tôm Việt Nam đã phải liên tục đấu tranh với Bộ Thương mại Mỹ trong vụ kiện này để có thể duy trì được mức thuế suất chống phá giá tương đối thấp. Tuy nhiên, trong thời gian chờ phán quyết được thực thi, MPC và các doanh nghiệp tôm vẫn đang phải tiếp tục đấu tranh trong các kỳ rà soát lần thứ 9, lần thứ 10 hiện nay và sắp tới là kỳ rà soát lần thứ 11.

Do phía Bộ Thương mại Mỹ đang liên tục thay đổi chính sách và phương pháp tính thuế nhằm không ngừng tăng nguy cơ áp thuế cao cho doanh nghiệp Việt Nam, MPC đề nghị Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính cho phép áp dụng cơ chế đặc biệt đối với vấn đề thanh toán phí cước vận tải quốc tế bằng USD hoặc ngoại tệ mạnh khác, để có thể giúp giảm thiểu nguy cơ bị tăng mức thuế chống phá giá của Việt Nam trong vụ kiện này.

Cụ thể, theo quy định về quản lý ngoại hối của Việt Nam và gần đây nhất là tại Thông tư 32/2013/TT – NHNN của Ngân hàng Nhà nước ngày 26/12/2013, cước vận tải quốc tế do các hãng tàu phát hành tại Việt Nam phải được phát hành hóa đơn và thanh toán bằng đồng Việt Nam.

Đây là lý do để Bộ Thương mại Mỹ có khả năng sẽ áp dụng chính sách tính thuế chống phá giá mới cho Việt Nam kể từ kỳ rà soát lần thứ 9: sử dụng giá trị thay thế từ nước thứ ba cho cước vận tải quốc tế, thay vì chấp nhận mức chi phí thực tế như trong các kỳ rà soát trước.

Theo thông tin từ phía luật sư của các doanh nghiệp, chỉ riêng việc này đã có thể làm tăng mức thuế suất chống phá giá thêm từ 2 – 4%. Việc này sẽ gây khó khăn và tổn thất rất lớn cho doanh nghiệp Việt Nam do số thuế chống phá giá phải nộp thêm ước tính sẽ tăng thêm từ 10 – 30 triệu USD/năm (tính theo kim ngạch tôm nhập khẩu vào Mỹ).

Với lý do Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường, Bộ Thương mại Mỹ có khả năng sẽ chỉ chấp nhận sử dụng chi phí thực tế từ nhà cung cấp ở các nước có nền kinh tế thị trường (trong trường hợp này là chi phí vận tải quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam do các hãng tàu nước ngoài cung cấp) với điều kiện các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện giao dịch với các đại lý hãng vận tải nước ngoài tại Việt Nam hoàn toàn bằng đồng ngoại tệ, tức là ký hợp đồng, xuất hóa đơn tài chính và thanh toán bằng ngoại tệ.

“Thay đổi này của Bộ Thương mại Mỹ, nếu được áp dụng, sẽ làm tăng mức chống phá giá, gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp và đặt doanh nghiệp tôm Việt Nam vào vị thế khó khăn và trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt từ các nước khác và thị trường đang ngày càng có nhiều rủi ro, bất lợi. Hơn nữa, việc tăng thuế cũng sẽ làm cho doanh nghiệp không còn được hưởng các lợi ích từ Hiệp định TPP đang được chuẩn bị ký kết”, ông Lê Văn Quang, Chủ tịch MPC cho biết.

Bình luận về đề xuất này, giới chuyên gia tài chính cho rằng, để phòng vệ đối với việc chống phá giá, doanh nghiệp đang thực hiện tất cả các giải pháp để phòng, chống và khắc phục rủi ro này, trong đó có việc đề phòng về thay đổi chính sách của Chính phủ Mỹ liên quan đến việc bảo hộ cho các doanh nghiệp nông nghiệp ở Mỹ.

Trong công văn của MPC cũng đã trình bày rõ lý do xin phép Chính phủ Việt Nam cho phép thanh toán cước vận tải bằng ngoại tệ để đối phó với việc Chính phủ Mỹ có thể áp dụng tất cả các giải pháp để tăng rào cản.

Nếu cước vận tải thanh toán bằng đồng Việt Nam thì với sự lên giá của đồng USD, chắc chắn giá thành tôm sẽ rẻ hơn, khi quy đổi sẽ có lợi cho việc quy kết bán phá giá và bất lợi sẽ thuộc về doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy, doanh nghiệp nên được ủng hộ theo đề nghị.

Tin nhanh chứng khoán, 04/07/2015
Đăng ngày 05/07/2015
Đức Toàn – Thủy Nguyễn
Doanh nghiệp

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 10:23 24/04/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiện chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 11:55 23/04/2024

Xem giá đầy đủ - Nhanh chóng - Miễn phí tại Farmext App

Farmext App là ứng dụng quản lý trại nuôi tôm cá toàn diện, giúp người nuôi dễ dàng theo dõi và tối ưu hóa hoạt động nuôi trồng của mình. Một trong những tính năng nổi bật của Farmext App là cung cấp giá cả đầy đủ, nhanh chóng và miễn phí cho các sản phẩm liên quan đến nuôi trồng thủy sản.

Tôm sú
• 13:44 22/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 18:00 19/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 12:11 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của nhật bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:11 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 12:11 25/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 12:11 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 12:11 25/04/2024