Phụ gia bổ sung cho cá rô phi: Prebiotics và axít hữu cơ

Trong phần trước đã giới thiệu chất phytogenics và probiotics. Bài viết này giới thiệu các phụ gia khác không kém phần quan trọng khi được bổ sung vào thức ăn cho cá rô phi là: prebiotics, axít hữu cơ.

Phụ gia bổ sung cho cá rô phi:: Prebiotics và axít hữu cơ
Cá rô phi giống. Ảnh: Insta Stalker

Prebiotic: 

Một prebiotic được định nghĩa bởi Gibson (1995) là một thành phần thức ăn không tiêu hóa được nhưng có ảnh hưởng có lợi đến vật chủ bằng cách chọn lọc sự tăng trưởng và kích thích hoạt động của một hoặc một số loài vi khuẩn trong đường ruột, và do đó cải thiện sức khỏe của vật chủ. 

Prebiotic là thức ăn của các loài vi khuẩn, loài được coi là có lợi cho sức khỏe và miễn dịch của vật chủ - do đó prebiotics được bổ sung vào chế độ ăn để điều chỉnh sự tăng trưởng và hoạt động của các loài vi khuẩn cụ thể trong ruột. 

prebiotics, cá rô phi, tăng trưởng cá rô phi, nguyên liệu, phụ gia thức ăn

Prebiotics có nhiều trong các loại hoa quả trái cây. Ảnh: .healthpeacehk.com

Yêu cầu để một thành phần thực phẩm được phân loại là prebiotic:

(1) Không được thủy phân cũng không được hấp thụ ở phần trên của đường tiêu hóa; 

(2) Có thể lên men bởi hệ vi sinh vật đường ruột; 

(3) Là chất nền chọn lọc cho một hoặc một số lượng hạn chế vi khuẩn có lợi của ruột già, được kích thích để phát triển và được kích hoạt chuyển hóa; 

4) Có thể thay đổi hệ vi sinh vật trong đường ruột vật chủ theo hướng có thành phần có lợi hơn.

Prebiotic mang lại một sự điều biến cụ thể của hệ vi sinh vật đường ruột, đặc biệt là tăng số lượng chi vi khuẩn bifidobacteria và Lactobacilli (vi khuẩn tạo axít lactic) đồng thời giảm vi khuẩn có hại tiềm tàng từ đó tăng cường sức khỏe vật nuôi. Các prebiotic phổ biến nhất được sử dụng trong cá là các prebiotics có gốc carbohydrate như inulin, fructooligosaccharides, fructooligosaccharides chuỗi ngắn, oligofructose, mannanoligosaccharides, trans-galactooligosaccharides… chúng không thể tiêu hóa nhưng có thể được lên men bởi hệ vi khuẩn đường ruột.

Tiengtam (2015) đánh giá inulin là thành phần prebiotic trong chế độ ăn của cá rô phi sông Nin vị thành niên (O. niloticus). Cá được cho ăn chế độ ăn inulin có hiệu suất tăng trưởng tốt hơn so với các nhóm đối chứng. Chế độ ăn bổ sung inulin (5 g/kg thức ăn) tăng số lượng tế bào hồng cầu, số lượng tế bào hình đài, hàm lượng magiê, canxi, sắt, tăng chiều cao của nhung mao ruột và hoạt động miễn dịch (lysozyme). Theo Yuji-Sado R và cộng sự (2015) bổ sung 0,4% prebiotic (mannan oligosacarit) tăng chiều cao nếp gấp ruột và độ dày lớp cơ ruột ở cá rô phi sông Nile. Điều này giúp cá tiêu hóa thức ăn tốt hơn từ đó tăng trưởng nhanh.

Abu-Elala và cộng sự (2013) đã thử nghiệm S. cerevisiae dưới dạng toàn bộ tế bào nấm men (men vi sinh), chiết xuất của nó (mannan oligosaccharide-Prebiotic) và hỗn hợp 2 loại trên Pre-Probiotic (synbiotic) làm chất kích thích tăng trưởng và kích thích miễn dịch trong nuôi cá rô phi. Kết quả cho thấy phụ gia thức ăn kết hợp đã cho thấy sự tăng cường đáng kể sức đề kháng bẩm sinh của cá chống lại mầm bệnh (A. hydrophila, P. fluorescens và F. columnare) cũng như tăng tích cực hiệu suất tăng trưởng của cá bị thách thức. 

Hassaan và cộng sự(2014) cũng cho thấy việc tăng hàm lượng vi khuẩn B. licheniformis và chiết xuất nấm men vào chế độ ăn uống đã cải thiện đáng kể hiệu suất tăng trưởng và sử dụng chất dinh dưỡng trong cá rô phi nuôi.

Axít hữu cơ (Organic acid)

Axit hữu cơ là các hợp chất carboxylic hữu cơ có công thức cấu trúc chung R-COOH có tính axít liên quan đến nhóm carboxyl của chúng (-COOH). Chúng là các acid yếu vì chúng phân ly một phần trong nước để tạo thành ion hydro (H +) và ion carboxylate (-COO-). Axit hóa chế độ ăn uống bằng cách bổ sung axit hữu cơ đã được sử dụng rộng rãi trong dinh dưỡng động vật và axit hữu cơ đã trở thành một phụ gia thức ăn đầy hứa hẹn  để cải thiện sức khỏe và hiệu suất đường ruột. 

Có hai chế độ hoạt động khác nhau của axít hữu cơ trong đường ruột của cá:

(1) Là hoạt động giảm pH của axit hữu cơ trong dạ dày và ruột non góp phần cải thiện hoạt động của các enzyme tiêu hóa;

(2) Một số axit hữu cơ có thể xâm nhập vào thành tế bào của một số loại vi khuẩn nhất định, phá vỡ sinh lý bình thường và ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh này. 

Các axít hữu cơ cũng được sử dụng trong thức ăn cho cá để giảm nguy cơ ô nhiễm vi khuẩn bao gồm vi khuẩn gây bệnh và nấm mốc hoặc nấm (sản sinh bởi Aspergillus, Penicillium và Fusarium) tạo ra trong quá trình bảo quản thức ăn. 

Các axít hữu cơ được sử dụng phổ biến nhất làm phụ gia thức ăn bao gồm: 

(1) Dạng riêng lẻ hoặc kết hợp các axit hữu cơ như propionic, sorbic,

benzoic, butyric acids, malic acid, lactic acids, và acetic acids;

(2) Dạng muối của axit hữu cơ như calcium propionate, potassium sorbate, và  sodium benzoate.

Theo Lim (2015) trong thời gian ăn nhiều thức ăn, chẳng hạn như khi động vật còn nhỏ hoặc khi thức ăn có nhiều protein, nồng độ axit hydrochloric trong dạ dày sẽ giảm. Sự giảm này tác động tiêu cực đến hoạt hóa pepsin và bài tiết enzyme tuyến tụy và làm suy yếu tiêu hóa. Abu-Elala (2015) báo cáo rằng cá rô phi cho ăn 0,2% và 0,3% axit hữu cơ, kali differormate (KDF) cho thấy sự cải thiện đáng kể về lượng thức ăn, tăng trọng, tốc độ tăng trưởng cụ thể, tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) và tỷ lệ hiệu quả protein. Chế độ ăn uống bổ sung axít hữu cơ cũng làm giảm đáng kể tổng số lượng vi khuẩn trong phân. Bởi vì các axit hữu cơ có trọng lượng phân tử thấp có thể khuếch tán qua màng tế bào của vi khuẩn gram âm, axit hóa quá trình trao đổi chất của chúng có thể dẫn đến chết tế bào vi khuẩn.

Koh (2016) đã đánh giá tác dụng của oxytetracycline so sánh với axit hữu cơ (bao gồm năm organic acids, formic acid, lactic acid, malic acid, tartaric acid và citric acid) đến sự tăng trưởng, sử dụng chất dinh dưỡng và số lượng vi khuẩn trong ruột của cá rô phi đỏ. Cá rô phi cho ăn 0,5% oxytetracycline hoặc 0,5% axit hữu cơ chế độ ăn uống có khả năng kháng S. agalactiae cao hơn đáng kể so với những con được cho ăn chế độ ăn đối chứng (không có chất phụ gia). Họ báo cáo rằng các axit hữu cơ trong chế độ ăn có khả năng thay thế oxytetracycline như một chất kích thích tăng trưởng và kháng khuẩn trong thức ăn cho cá rô phi. Đây cũng là trường hợp cá rô phi Nile bổ sung axit hữu cơ, hỗn hợp axit formic và propionic / muối của propionic hàm lượng  1g/kg và 2 g/kg theo Reda RM (2016). 

Khaled (2015) cho thấy ổ sung 3g sodium diformate/kg thức ăn cho thấy sự cải thiện đáng kể về FCR và PER so với các nhóm cá rô phi lai (O. niloticus × O. aureus ) khác ở các mức bổ sung khác nhau của muối axit hữu cơ và tốt hơn so với kiểm soát. Tỷ lệ tiêu hóa protein và lipid giữa các nhóm cá được cho ăn chế độ ăn thử nghiệm được bổ sung sodium diformate cũng cải thiện đáng kể so với nhóm đối chứng.

Tham khảo thêm:

Phụ gia bổ sung cho cá rô phi: Probiotics và chất phytogenic

Alemayehu AT, Geremew A, Getahun A (2018) The Role of Functional Feed Additives in Tilapia Nutrition. Fish Aqua J 9: 249. doi: 110.4172/2150-3508.1000249

Đăng ngày 15/03/2019
VĂN THÁI (Lược dịch)
Nguyên liệu

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:34 19/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 10:07 19/11/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 08:00 17/11/2024

Calciphos - Bí quyết giúp tôm nuôi lột xác nhanh bóng đẹp khỏe mạnh

Khoáng chất là một trong những yếu tố cốt lõi đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển toàn diện của tôm. Thiếu hụt khoáng chất có thể khiến tôm chậm lớn, vỏ mềm, dễ nhiễm bệnh. Calciphos với công thức được người nuôi tôm tin tưởng trong 15 năm là dung dịch khoáng đa vi lượng giúp người nuôi an tâm tôm cứng vỏ sau khi lột, chắc thịt, tăng cao tỷ lệ sống.

Calciphos Virbac
• 14:31 23/12/2024

Các lưu ý khi xử lý ao thả nuôi vụ tết 2025

Vụ nuôi thả dịp Tết luôn là thời điểm quan trọng trong ngành thủy sản. Xử lý ao nuôi tôm vụ Tết 2025 cần chú trọng các lưu ý đặc biệt để đảm bảo môi trường nước sạch, tôm khỏe mạnh, và đạt năng suất cao trong điều kiện thời tiết mùa Tết thường lạnh và có thể biến đổi thất thường.

Ao nuôi tôm
• 14:31 23/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 14:31 23/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:31 23/12/2024

Mật độ thả giống tối ưu cho từng loại hình nuôi tôm

Mật độ thả giống đóng vai trò then chốt ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, và năng suất thu hoạch. Việc lựa chọn mật độ phù hợp không chỉ dựa trên loại hình nuôi mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện ao, kỹ thuật chăm sóc, và môi trường nước.

Ao nuôi tôm
• 14:31 23/12/2024
Some text some message..