Phú Yên: Tăng cường quản lý nguồn giống thủy sản

Ngày 18/1, tại TP Tuy Hòa, Bộ NN-PTNT phối hợp với UBND tỉnh Phú Yên tổ chức hội nghị Quản lý giống tôm nước lợ và ký kết quy chế phối hợp. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến; Quyền Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) Nguyễn Ngọc Oai; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Hữu Thế đồng chủ trì hội nghị. Đại diện các cơ quan trực thuộc Bộ NN-PTNT, lãnh đạo các sở NN-PTNT và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tôm giống 28 tỉnh, thành phố ven biển trong cả nước tham dự hội nghị.

Tăng cường quản lý nguồn giống thủy sản
Tôm giống. Ảnh: Internet

Theo Tổng cục Thủy sản, năm 2018, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ của cả nước khoảng 720.000ha, sản lượng 745.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 3,6 tỉ USD. Với diện tích nuôi tôm nước lợ như hiện nay thì nhu cầu tôm giống khoảng 130 tỉ con, trong đó khoảng 100 tỉ giống tôm thẻ chân trắng và 30 tỉ giống tôm sú. Số lượng tôm bố mẹ cần để sản xuất tôm giống là 250.000 con, trong đó 200.000 tôm thẻ chân trắng và 50.000 tôm sú.

Năm 2018, cả nước có 2.457 cơ sở sản xuất giống tôm nước lợ, khu vực sản xuất tôm giống trọng điểm là các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ. Riêng tại Phú Yên, sản xuất giống thủy sản là một lợi thế và được phát triển từ những năm 1990. Thời điểm phát triển mạnh, Phú Yên có trên 300 trại sản xuất giống tôm sú, nhưng do điều chỉnh quy hoạch nên hiện nay tỉnh chỉ còn 52 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản với diện tích khoảng 61ha. Năm 2018, các cơ sở sản xuất 1.635 triệu con giống thủy sản các loại, trong đó tôm nước lợ 1.515 triệu con, còn lại là giống thủy sản khác.

Theo Tổng cục Thủy sản, hạn chế hiện nay trong sản xuất giống thủy sản ở nước ta là kết quả nghiên cứu, chọn tạo tôm bố mẹ còn rất hạn chế. Tôm bố mẹ phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu và khai thác từ tự nhiên, dẫn đến sản xuất tôm giống bị lệ thuộc.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho rằng: Tôm bố mẹ có vai trò then chốt trong chuỗi sản xuất tôm nước lợ. Chính vì vậy cần phải quản lý chặt nguồn cung ứng và tránh lệ thuộc vào nhập khẩu.

Với sự thay đổi trong phương thức quản lý theo các quy định của Luật Thủy sản 2017 có hiệu lực từ ngày 1/1/2019 và các văn bản hướng dẫn dưới luật, các cơ quan quản lý từ Trung ương đến địa phương, doanh nghiệp và người dân sẽ có những khó khăn ban đầu trong công tác quản lý. Vì vậy, hội nghị này là dịp để các cơ quan, đơn vị, địa phương thảo luận, đề xuất các giải pháp nhằm quản lý tốt giống tôm nước lợ trong thời gian tới.

“Các địa phương có điều kiện tự nhiên thuận lợi để sản xuất tôm giống cần đẩy mạnh sản xuất, cần chọn tạo tôm giống theo hướng sạch bệnh, tăng trưởng nhanh và kháng bệnh. Bên cạnh đó, phải có sự điều chỉnh các nhiệm vụ khoa học - công nghệ để tập trung nguồn lực, lựa chọn đơn vị đủ năng lực giao nhiệm vụ nghiên cứu lâu dài về chọn tạo giống tôm nước lợ, phù hợp với mỗi tiểu vùng sinh thái của nước ta…”, ông Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Cũng tại hội nghị này, đại diện của 28 sở NN-PTNT của các địa phương ven biển trong cả nước tham gia ký kết quy chế phối hợp trong công tác quản lý giống tôm nước lợ.

Báo Phú Yên
Đăng ngày 21/01/2019
Anh Ngọc
Nuôi trồng

FLOCponics: Sự tích hợp hoàn hảo của công nghệ biofloc và cây thủy canh

FLOCponics là một loại Aquaponics thay thế tích hợp công nghệ biofloc (BFT) với sản xuất cây trồng không sử dụng đất.

flocponics
• 15:51 07/03/2022

Mô hình nuôi ba ba lãi 300 triệu đồng/năm

Mô hình nuôi ba ba của ông Lương Thành Kỷ, ở thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp. Qua 14 năm phát triển, đến nay đàn ba ba sinh sản của ông Kỷ đã phát triển hơn 1.500 con, mỗi năm xuất bán ra thị trường từ 8.000-10.000 con giống, trừ hết các khoản chi phí, lợi nhuận gần 300 triệu đồng/năm.

Ba ba.
• 09:38 14/06/2021

Kinh tế ổn định nhờ nuôi ba ba sinh sản

Hơn 20 năm nuôi ba ba sinh sản, anh Nguyễn Đức Lợi, ấp Phước Thọ B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng có cuộc sống khấm khá. Gắn bó lâu năm với con ba ba một phần cũng vì sự yêu thích loài vật này, ba ba lại dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, thị trường tiêu thụ tốt, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh.

• 15:40 03/03/2021

Thu trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi ba ba

Nuôi ba ba gai là một công việc đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và kỹ thuật cao. Nhưng bằng ý chí, nghị lực, sự đam mê tận tụy với công việc cùng với áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật mà ông Phạm Tất Đạt ở xã Yên Bình, thành phố Tam Điệp đã thành công, vươn lên trở thành triệu phú.

kỹ thuật sản xuất giống baba
• 10:00 30/05/2017

Làm sao để phân biệt được ốc bươu vàng và ốc bươu đen?

Ốc bươu vàng và ốc bươu đen là hai loài thường xuyên được nhắc tới. Tuy nhiên, đây là hai loại ốc hoàn toàn khác nhau cả về sinh học, tác động đến môi trường và giá trị kinh tế. Việc phân biệt đúng giữa hai loài ốc này là vô cùng quan trọng đối với bà con nông dân, tránh những hậu quả đáng tiếc như thả nhầm ốc bươu vàng vào ao nuôi hoặc ruộng lúa.

Ốc bươu
• 13:36 18/06/2025

Chứng nhận ASC/GlobalGAP cho tôm Việt: Cơ hội vàng để vươn ra thị trường quốc tế

Ngành tôm Việt Nam đang đứng trước một cơ hội lớn để khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế, và những chứng nhận như ASC (Aquaculture Stewardship Council) và GlobalGAP (Global Good Agricultural Practices) chính là chìa khóa mở cánh cửa này. Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến nguồn gốc, chất lượng và tính bền vững của sản phẩm, việc đạt được các tiêu chuẩn quốc tế này không chỉ là một lợi thế cạnh tranh mà còn là yêu cầu tất yếu để tôm Việt vươn tầm.

Nuôi trồng thủy sản
• 11:37 18/06/2025

Giải mã sự thành công của tôm giống chất lượng cao

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm, giống đóng vai trò then chốt quyết định đến năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của cả một vụ nuôi. Không ngẫu nhiên khi những năm gần đây, thuật ngữ "tôm giống chất lượng cao" trở thành từ khóa phổ biến và được nhiều người nuôi tôm lẫn các nhà đầu tư quan tâm. Nhưng điều gì đã làm nên thành công của tôm giống chất lượng cao? Bài viết này sẽ đi sâu phân tích những yếu tố cốt lõi phía sau thành công đó.

tôm giống
• 11:10 18/06/2025

Nuôi cá lăng nha: Lối đi mới đầy triển vọng trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang có xu hướng chuyển dịch sang các loài cá đặc sản có giá trị kinh tế cao, thì cá lăng nha – một loài cá da trơn bản địa quý hiếm – đang nổi lên như một đối tượng tiềm năng mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Tại nhiều địa phương như An Giang, Hòa Bình, Sơn La, mô hình nuôi cá lăng nha thương phẩm đang chứng minh được tính khả thi cả về mặt kỹ thuật lẫn thị trường tiêu thụ, mở ra hướng phát triển mới cho người dân ven sông, vùng lòng hồ thủy điện và các trang trại nuôi cá nước ngọt chuyên canh.

Nuôi cá lăng nha
• 11:07 17/06/2025

Làm sao để phân biệt được ốc bươu vàng và ốc bươu đen?

Ốc bươu vàng và ốc bươu đen là hai loài thường xuyên được nhắc tới. Tuy nhiên, đây là hai loại ốc hoàn toàn khác nhau cả về sinh học, tác động đến môi trường và giá trị kinh tế. Việc phân biệt đúng giữa hai loài ốc này là vô cùng quan trọng đối với bà con nông dân, tránh những hậu quả đáng tiếc như thả nhầm ốc bươu vàng vào ao nuôi hoặc ruộng lúa.

Ốc bươu
• 00:42 19/06/2025

Chứng nhận ASC/GlobalGAP cho tôm Việt: Cơ hội vàng để vươn ra thị trường quốc tế

Ngành tôm Việt Nam đang đứng trước một cơ hội lớn để khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế, và những chứng nhận như ASC (Aquaculture Stewardship Council) và GlobalGAP (Global Good Agricultural Practices) chính là chìa khóa mở cánh cửa này. Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến nguồn gốc, chất lượng và tính bền vững của sản phẩm, việc đạt được các tiêu chuẩn quốc tế này không chỉ là một lợi thế cạnh tranh mà còn là yêu cầu tất yếu để tôm Việt vươn tầm.

Nuôi trồng thủy sản
• 00:42 19/06/2025

Sai lầm thường gặp khi xử lý pH ruột tôm

Một trong những chỉ số quan trọng thể hiện tình trạng sức khỏe hệ tiêu hóa là pH ruột tôm. Tuy nhiên, nhiều người nuôi tôm hiện nay vẫn còn gặp phải không ít sai lầm khi xử lý vấn đề này, dẫn đến hậu quả như tôm chậm lớn, kém ăn, thậm chí bùng phát dịch bệnh.

Tôm thẻ
• 00:42 19/06/2025

Giải mã sự thành công của tôm giống chất lượng cao

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm, giống đóng vai trò then chốt quyết định đến năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của cả một vụ nuôi. Không ngẫu nhiên khi những năm gần đây, thuật ngữ "tôm giống chất lượng cao" trở thành từ khóa phổ biến và được nhiều người nuôi tôm lẫn các nhà đầu tư quan tâm. Nhưng điều gì đã làm nên thành công của tôm giống chất lượng cao? Bài viết này sẽ đi sâu phân tích những yếu tố cốt lõi phía sau thành công đó.

tôm giống
• 00:42 19/06/2025

Nguy cơ nhiễm khuẩn từ hải sản tươi sống

Hải sản tươi sống từ lâu đã là lựa chọn yêu thích trong bữa ăn của nhiều gia đình Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao.

Hải sản sống
• 00:42 19/06/2025
Some text some message..