Quảng Nam: Điêu đứng vì nuôi tôm

Cả 2 vụ nuôi tôm nước lợ ở các vùng triều ven sông trên địa bàn tỉnh đã khép lại với nhiều lo âu của nông hộ bởi sản xuất thất bát, nợ nần chồng chất.

Quảng Nam: Điêu đứng vì nuôi tôm
Nuôi tôm nước lợ ở vùng triều được đầu tư rất sơ sài vào thời điểm này. Ảnh: QUANG VIỆT

Thua lỗ nặng

Những ngày qua, thay vì thu hoạch tôm nuôi vụ 2, hầu hết ao nuôi của nông hộ đều trống không. Ở các xã Bình Nam, Bình Hải, Bình Sa của huyện Thăng Bình, các ao nuôi tôm nước đen kịt, cỏ dại mọc đầy xen lẫn bèo. “Tôm chết hết rồi còn đâu mà thu hoạch. Càng nuôi càng thua lỗ, nợ càng dày thêm. Chuyển sang nghề khác khó lắm, làm sao có vốn mà đầu tư” - ông Phan Công Ảnh (thôn Bình Trúc, xã Bình Sa) nói. Ở vụ 2 vừa qua, trên 5 ao nuôi có tổng diện tích gần 1ha, ông Ảnh đầu tư nuôi hơn 1 triệu con giống tôm thẻ chân trắng. Sau gần 2 tháng nuôi, tôm chết vì hoại tử gan tụy, ông Ảnh vỡ nợ hơn 150 triệu đồng tiền đầu tư. Trước đó, ở vụ 1, ông Ảnh cũng tiêu tan hơn 100 triệu đồng sau khi tôm chết hàng loạt. “Có lắng lọc nước cách chi thì nguồn nước cũng không đảm bảo vì quá ô nhiễm rồi” - ông Ảnh nói.

Ở huyện Núi Thành và TP.Tam Kỳ, tôm cũng chết trắng ao nuôi. Ông Phạm Công Ry (thôn Hòa Bình, xã Tam Hòa, Núi Thành) lo lắng trước 4 ao nuôi tôm. “Tôm chết khi còn nhỏ quá không thể thu hoạch vét để bán được đồng nào hay đồng ấy. Cả 2 vụ nuôi thua lỗ khiến gia đình tôi điêu đứng. Nhà cửa đã thế chấp để vay vốn nuôi tôm rồi chừ muốn đầu tư làm gì phải vay nóng, lãi suất cao sao chịu nổi!” - ông Ry nói. Xã Tam Thăng là địa phương có diện tích nuôi tôm lớn nhất của TP.Tam Kỳ đã hoang hóa nhiều cánh đồng tôm. Theo UBND xã Tam Thăng, nghề nuôi tôm nước lợ thất bát trong vài năm trở lại đây. Nhiều hộ không thể đầu tư khiến hàng loạt ao nuôi tôm hoang hóa. Một bộ phận nông dân khác cầm cự nuôi tôm cũng đã thua lỗ trong cả 2 vụ nuôi tôm vừa qua. Ông Mai Huy Chương - cán bộ phụ trách thủy sản của UBND xã Tam Thăng cho rằng, chỉ khi nào doanh nghiệp lớn vào đầu tư, cải tạo hoàn toàn hạ tầng vùng nuôi tôm, lót bạt và có đường ống dẫn nước từ biển về thì may ra mới khởi sắc. Nông hộ không đủ vốn đầu tư thì thất bại nuôi tôm là hiển nhiên.

Nuôi tôm chưa chuyên nghiệp

Nghề nuôi tôm nước lợ diễn ra trên địa bàn tỉnh hơn 10 năm qua nhưng đến nay vẫn diễn ra tự phát, manh mún. Khắp các vùng nuôi tôm rất sơ sài về hạ tầng. Thực trạng thiếu kênh cấp, kênh thoát nước, không có ao chứa lắng, ao xử lý nước thải đã khiến mối lo ngại dịch bệnh tràn lan trở thành vấn nạn trong thực tiễn. Ông Ngô Tấn - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho rằng, kiện toàn lại hạ tầng nuôi tôm là cấp thiết. Cái khó là toàn tỉnh có đến hơn 2.000m2 diện tích nuôi tôm nên Nhà nước không thể huy động vốn để kiện toàn lại toàn bộ hạ tầng nuôi tôm. “Nông hộ có nguồn vốn lớn thì đầu tư lại ao nuôi, tiếp cận các quy trình kỹ thuật mới để nuôi tôm bài bản. Các hộ khó huy động nguồn vốn lớn thì nên chuyển đổi đối tượng nuôi thủy sản là cá dìa, cá chẻm, cua thay vì tôm thẻ chân trắng” - ông Ngô Tấn nói.

Bà Phạm Thị Hoàng Tâm - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Quảng Nam cho biết, trong vụ 2 nuôi tôm nước lợ có hơn 137ha diện tích tôm nuôi bị bệnh, chết vì sốc môi trường, bệnh hoại tử gan tụy cấp, đốm trắng. Qua lấy mẫu nước trong ao nuôi tôm, mẫu nước sông vùng triều, ngành thủy sản đã khuyến cáo nông hộ chủ động chăm sóc tôm nuôi, kịp thời ứng phó với các tình huống bất thường xảy đến với tôm. Nông hộ nên bổ sung vitamin, khoáng chất giúp tôm nuôi tăng sức đề kháng, hạn chế bệnh. Đặc biệt, không xả thải trực tiếp ra ngoài khi tôm chết. Bà Tâm cho rằng, UBND tỉnh đã ban hành một số cơ chế khuyến khích nuôi tôm an toàn dịch bệnh. Nông hộ nuôi tôm nên kết hợp lại với nhau, thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã để tiếp cận cơ chế khuyến khích, gồm các loại hỗ trợ khảo sát địa hình chọn vùng nuôi tôm, đầu tư hạ tầng, tôm giống và hỗ trợ trong lấy mẫu xét nghiệm xử lý bệnh trên tôm nuôi. “Nuôi tôm nước lợ đòi hỏi phải đầu tư lớn, nông hộ cần hoàn thiện các thủ tục để tiếp cận, đầu tư sản xuất hiệu quả hơn trong thời gian đến” - bà Tâm nói.

Báo Quảng Nam
Đăng ngày 16/10/2018
Việt Nguyễn
Nuôi trồng

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 10:18 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 11:00 19/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 08:40 21/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:40 21/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 08:40 21/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 08:40 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 08:40 21/12/2024
Some text some message..