Quảng Ninh có gần 1.000 ngôi nhà hư hại do bão Haiyan

Khi quét qua tỉnh Quảng Ninh rạng sáng nay, bão Haiyan làm 43 ngôi nhà đổ, 843 nhà tốc mái, gây hư hỏng một số công trình lớn như cột ăng ten truyền hình cao 52m và hiện chưa có ghi nhận thiệt hại về người.

tháp truyền hình
Cột ăng ten phát thanh  truyền hình cao 52m tại thành phố Uông Bí đã bị gẫy đổ. Ảnh: CTV.

Đêm 10/11 và rạng sáng 11/11, bão Haiyan đổ bộ vào Việt Nam, trực tiếp đi vào bờ biển các tỉnh Hải Phòng, Quảng Ninh. Suốt một đêm quần thảo dữ dội, tới sáng 11/11, mưa tại Quảng Ninh đã tạnh và chỉ còn gió nhẹ. Tại thành phố Hạ Long, những cây cối gãy đổ được thu dọn khi trời sáng và người dân sinh hoạt bình thường trong ngày đầu tuần. Tỉnh Quảng Ninh ước tính thiệt hại ban đầu do cơn bão Haiyan gây ra khoảng 50 tỷ đồng.

Báo cáo của UBND tỉnh cho hay, cơn bão đổ bộ khiến 7 người bị thương do quá trình chằng chống nhà cửa. Toàn tỉnh có 43 nhà đổ, 843 nhà bị tốc mái, cùng hàng chục phòng học, công trình phụ bị hư hỏng. 16 tàu thuyền đang neo đậu thì bị sóng đánh chìm, 2 cột ăngten bị đổ cùng nhiều cây xanh bật gốc. Có 6 trong số 8 huyện, thành phố bị mất điện hoàn toàn. Còn các công trình hồ đập, đê điều... vẫn đảm bảo an toàn.

Trong số các công trình bị hư hại, đáng chú ý có cột ăng ten Đài phát thanh truyền hình cao 52m tại thành phố Uông Bí bị đổ vắt ngang sang mái ngói nhà dân rồi chọc thủng một mái tôn. Một nhân viên của Đài cho biết, cột ăngten bị gãy được dùng để thu tín hiệu từ đài phát thanh truyền hình trung ương và Quảng Ninh, sau đó phát cho nhân dân ở vùng lõm. Sự cố sẽ làm gián đoạn việc thu và truyền phát sóng chương trình của đài truyền hình Việt Nam, Quảng Ninh. Cột ăng ten này được xây dựng năm 1992, gia cố năm 1994 và bảo dưỡng năm 2010.

Theo thống kê của Cơ quan thường trực Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng sáng nay về bão Haiyan, có một số sự cố về tàu thuyền đã xảy ra. Cụ thể, lúc 20h10’ ngày 10/11, tàu FuCheng 22 gồm 5 thuyền viên (quốc tịch Trung Quốc) bị hỏng máy trôi dạt tại vị trí cách quần đảo Long Châu khoảng 7 hải lý ở phía đông nam. Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão Tìm kiếm cứu nạn Hải Phòng cùng Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 1 đã phối hợp tổ chức cứu nạn con tàu này sau khi nhận tin báo từ thuyền trưởng.

Khu vực TP Hạ Long do có nhà cửa kiên cố nên hầu như không bị bão Haiyan tàn phá. Chỉ có khu lán trại của công nhân xây dựng ga tàu cảng Cái Lân bị tốc mái, một nhà ở phường Hà Trung bị sụt lún, một nhà bè bị đắm, một nhà bè bị vỡ, 3 nhà bè bị tốc mái.

Tại TP Cẩm Phả, một bè mảng bị trôi ở khu vực phường Cẩm Trung - Cẩm Thủy, nhưng đã được lực lượng cứu hộ đưa vào nơi tránh trú an toàn. Ngoài ra một tàu cẩu bị dạt vào cảng của Nhà máy xi măng Cẩm Phả, khi sóng lặng sẽ được các lực lượng chức năng tổ chức cứu hộ. 

Huyện Tiên Yên thống kê có 15 nhà sập, 129 nhà tốc mái, một cột phát sóng di động bị đổ, hàng trăm hộ dân đã bị ngập dù mưa không lớn. Nguyên nhân là do triều cường ngoài biển dâng cao khiến nước sông dâng lên hơn 4 mét, gần sát mặt đường giao thông thị trấn. Nước vẫn tiếp tục dâng, nên UBND huyện đã tổ chức di dời hơn 1.000 hộ dân tại vùng trũng đến nơi an toàn.

bao ha long
Dù bão đã đi qua nhưng gió ở Hạ Long vẫn giật mạnh, sóng cao 3 đến 4m. Ảnh: Đỗ Thành Nam.

Hiện hầu hết các địa phương trên địa bàn tỉnh vẫn mất điện. Công ty Điện lực Quảng Ninh và Xí nghiệp lưới điện Cao thế miền Bắc cho biết, do cường độ gió giật mạnh nên đường dây 110kV từ Hạ Long đến Móng Cái và các đường dây trung thế từ Đông Triều đến Móng Cái đều bị sự cố, làm mất điện trên diện rộng. Ngành điện lực đang huy động toàn bộ nhân lực để xử lý sự cố.

Các địa phương khác chịu ảnh hưởng của Haiyan cũng đang khắc phục hậu quả sau khi bão tan. Các cơ quan chức năng của TP Hải Phòng tổ chức kiểm tra và thống kê thiệt hại. Tỉnh Thái Bình có một số vị trí đê, kè bị sạt lở cục bộ như đê Nam Hà, đê kè Vũ Lăng, Vũ Bình, đê Thụy Dũng, kè Nhân Thanh, Vũ Đông. Tỉnh có hơn 34.100 ha cây hoa màu mầu bị ảnh hưởng, thiệt hại do bão.

Haiyan ảnh hưởng đến Nam Định trong thời điểm triều thấp nên không tác động lớn đến đê điều. Tuy nhiên, kè Mỏ Hải Thịnh 2 (huyện Hải Hậu) có mỏ số 4 thềm cơ bị lún võng, thềm cơ cánh mỏ phía trong bị sập 5m, mái đầu cánh mỏ phía đông bị sập khoảng 18m2. Mỏ số 5 thì hai bên thềm cơ thân mỏ bị lún võng sập, mỗi bên dài 35m, mái đầu cánh mỏ bị sập khoảng 10m2, mặt cánh mỏ bị sập 35m, một số cấu kiện bị mất.

Bãi Cồn tròn Hải Hoà (huyện Hải Hậu) đoạn K18+970 đến K19+910 do hiện tượng biển tiến bãi thoái và triều cường đã làm mất phần lớn bãi làm cây chắn sóng bị mất và chết, số lượng ban đầu là 2.000 cây.

Bão Haiyan cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc cung cấp điện tại các địa phương phía Bắc gồm Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình và Nam Định. Ông Vũ Trọng Phụng, Trưởng ban An toàn của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVN NPC) cho biết, lưới điện 110 kV có 6 lộ đường dây, 8 trạm biến áp gặp sự cố, nặng nhất là là Quảng Ninh khi 7 trạm biến áp bị ngừng hoạt động do mưa và gió lớn.

Đối với lưới điện trung áp, ngành điện phía Bắc bị mất 208 lộ đường dây, trong đó Quảng Ninh mất 64 lộ, Hải Phòng 55 lộ, Nam Định 31 lộ, Thái Bình 35 lộ... Hiện bão đã tan, ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn của EVN NPC đang có mặt ở Quảng Ninh và Thái Bình để nắm bắt tình hình và khắc phục sự cố.

Riêng tại Hà Nội, sau cuộc họp trực tuyến bàn việc đối phó với cơn bão, Trung tâm Điều độ - Thông tin EVN Hà Nội đã hoãn lịch cắt điện ngày 11 và 12/11/2013, theo dõi tình hình mất điện do sự cố, ngập nước, sa thải nguồn điện… Trong cơn bão, đã có 12 đường dây trung áp gặp sự cố nhưng đã được khắc phục xong vào sáng nay.

Tại miền Trung, ngành điện đã khắc phục hầu hết các sự cố và cấp điện trở lại cho các phụ tải. Còn 63 trạm biến áp phân phối tại Quảng Bình và 5 trạm biến áp của tỉnh Quảng Nam bị sự cố với công suất 1,9 MW và dự kiến sẽ khắc phục xong hoàn toàn trong ngày hôm nay.

VNExpress, 11/11/2013
Đăng ngày 11/11/2013
Hoàng Thùy - Phương Linh
Môi trường
Bình luận
avatar

Hiện trạng nuôi biển, những thành tựu, khó khăn và thách thức

Vùng biển nước ta có diện tích hơn 1 triệu km2, nhưng diện tích nuôi biển mới chỉ chiếm khoảng hơn 20% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản cả nước. Trong bối cảnh nguồn lợi thủy sản tự nhiên ngày càng cạn kiệt, phát triển nuôi biển theo hướng công nghiệp hiện đại, bền vững hết sức cấp thiết.

Nuôi biển
• 11:20 20/09/2024

ShellBank - Công cụ truy xuất nguồn gốc rùa biển

Ngày 17.9, tại thủ đô Hà Nội, Cục Kiểm ngư ( Bộ NN&PTNT) phối hợp cùng TRAFFIC Việt Nam tổ chức Tập huấn “Giới thiệu ShellBank – Công cụ truy xuất nguồn gốc rùa biển và hiệu quả sử dụng góp phần thực hiện Kế hoạch hành động bảo tồn rùa biển tại Việt Nam.

Tiến sĩ Christine Madden
• 10:15 19/09/2024

Chung tay góp sức khắc phục hậu quả sau bão đi qua

Sau cơn bão số 3 - Yagi, ngành nuôi trồng thủy sản thường phải đối mặt với những thiệt hại nặng nề. Do đó, nhiệm vụ quan trọng và cần thiết lúc này là cùng nhau chung tay góp sức khắc phục hậu quả khi bão đi qua.

Nuôi lồng bè
• 09:43 18/09/2024

Cảnh báo mưa lớn: Khu vực Nam Bộ đề phòng ngập úng

Thông tin từ Đài Khí tượng Thủy cảnh báo về mưa lớn trên diện rộng ở khu vực Nam Bộ, đặc biệt là khả năng xảy ra lũ trên các sông lớn như sông Đồng Nai. Khi mưa lớn kéo dài, lượng nước đổ về các sông có thể tăng nhanh, dẫn đến lũ lụt, đặc biệt tại các khu vực hạ du của các con sông.

Mưa lớn
• 09:40 17/09/2024

Nuôi tổng hợp thủy sản dưới tán cây ngập mặn kết hợp phát triển du lịch sinh thái

Trong những năm gần đây, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tập trung chuyển giao các mô hình nuôi trồng thủy sản thân thiện với môi trường, hạn chế sử dụng kháng sinh, tạo được sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng.

Thủy sản
• 19:38 20/09/2024

Hiện trạng nuôi biển, những thành tựu, khó khăn và thách thức

Vùng biển nước ta có diện tích hơn 1 triệu km2, nhưng diện tích nuôi biển mới chỉ chiếm khoảng hơn 20% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản cả nước. Trong bối cảnh nguồn lợi thủy sản tự nhiên ngày càng cạn kiệt, phát triển nuôi biển theo hướng công nghiệp hiện đại, bền vững hết sức cấp thiết.

Nuôi biển
• 19:38 20/09/2024

Ứng dụng công nghệ nuôi tôm: Giải pháp giảm thiểu tác động của mưa bão và lũ lụt

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp tại Việt Nam, tuy nhiên, biến đổi khí hậu cùng với các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa bão và lũ lụt đang đặt ra nhiều thách thức lớn cho người nuôi tôm.

Ao nuôi tôm
• 19:38 20/09/2024

Kiểm dư lượng hóa chất và kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản đã làm dấy lên lo ngại về sức khỏe người tiêu dùng và môi trường. Kiểm tra dư lượng hóa chất và kháng sinh là biện pháp quan trọng giúp đảm bảo sản phẩm thủy sản an toàn, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của thị trường nội địa và quốc tế.

Mẫu tôm
• 19:38 20/09/2024

Giá tôm toàn cầu tháng 9: Ecuador tăng mạnh, Việt Nam và Thái Lan ổn định

Tin tức thủy sản tháng 9 đã chứng kiến những biến động đáng chú ý trên thị trường tôm toàn cầu. Với sự gia tăng mạnh mẽ về giá tại Ecuador, trong khi giá tôm ở Việt Nam và Thái Lan lại giữ được sự ổn định. Điều này không chỉ phản ánh tình hình cung cầu trong từng quốc gia mà còn ảnh hưởng đến các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tôm thẻ
• 19:38 20/09/2024
Some text some message..