ShellBank - Công cụ truy xuất nguồn gốc rùa biển

Ngày 17.9, tại thủ đô Hà Nội, Cục Kiểm ngư ( Bộ NN&PTNT) phối hợp cùng TRAFFIC Việt Nam tổ chức Tập huấn “Giới thiệu ShellBank – Công cụ truy xuất nguồn gốc rùa biển và hiệu quả sử dụng góp phần thực hiện Kế hoạch hành động bảo tồn rùa biển tại Việt Nam.

Tiến sĩ Christine Madden
Tiến sĩ Christine Madden giám đốc ShellBank, giới thiệu bộ công cụ ShellBank. Ảnh: Ái Trinh

Trong đó, có 35 đại biểu đại diện cho Chi cục Thủy sản/Chi cục Kiểm ngư các tỉnh: Bình Định, Bình Thuận, Cà Mau, Kiên Giang, BQL Khu bảo tồn biển/Vườn quốc gia có hợp phần biển, Các Viện Nghiên cứu, Trường Đại học trên cả nước, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam, Tổng cục Hải quan, Cảnh sát biển Việt Nam.

ShellBank là bộ công cụ truy suất nguồn gốc đầu tiên trên thế giới và cơ sở dữ liệu toàn cầu về DNA rùa biển. ShellBank sử dụng DNA để theo dõi nguồn gốc quần thể rùa, kết nối và xác định ranh giới địa lý cho mục đích nghiên cứu bảo tồn và bảo vệ hoặc quản lý; Được sử dụng bởi các cơ quan thực thi pháp luật như một công cụ để truy suất nguồn gốc của rùa biển, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin tình báo mạnh mẽ cho việc buôn bán rùa và các điểm nóng đánh bắt trộm.

Tại buổi tập huấn các đại biểu đã lắng nghe Tiến sĩ Christine Madden – Trưởng nhóm bảo tồn rùa biển WWF, đồng sáng lập, giám đốc ShellBank và Tiến sĩ Michael Jensen – Khoa học trưởng, đồng sáng lập ShellBank  giới thiệu về ShellBank và cách thức hoạt động của nó; Giới thiệu các trường hợp ShellBank được áp dụng tại một số nước trong khu vực ( Papua New Guine và Quần đảo  Solomon; Philippines; Úc, Indonesia; Tổng quan về quy trình thực hiện ShellBank.

Đồng thời các đại biểu tham gia thực hành nhận dạng rùa biển, thu thập mẫu trong cứu hộ và xử lý bằng chứng là tang vật của các vụ việc vi phạm trong buôn bán bất hợp pháp rùa biển và thảo luận nhóm về cơ hội và thách thức của ShellBank khi áp dụng tại Việt Nam.

Các đại biểu

Các đại biểu thảo luận sôi nổi tại lớp tập huấn. Ảnh: Ái Trinh

Việt Nam đã ghi nhận được 5 loài rùa biển sinh sống và kiếm ăn dọc vùng ven biển và các đảo xa bờ gồm: Vích (Chelonia mydas), Đồi mồi (Eretmochelys imbricata), Đồi mồi dứa (Lepidochelys olivacea), Quản đồng (Caretta caretta) và Rùa da (Dermochelys coriacea).Tất cả các loài Rùa biển đều nằm trong Sách Đỏ Việt Nam(2007), Danh lục đỏ IUCN và thuộc Nhóm I của Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ ban hành tại Nghị định 64/2019/NĐ-CP. 

Công tác bảo tồn rùa biển tại Việt Nam đã được quan tâm từ rất sớm với việc tham gia ký kết biên bản ghi nhớ về bảo tồn rùa biển và môi trường sống của chúng ở Ấn Độ Dương và Đông Nam Á (IOSEA) từ ngày 01/10/2001.

Đồng thời Việt Nam là một quốc gia tích cực trong công tác bảo tồn rùa biển với những chuyển biến rõ rệt nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân về bảo tồn, bảo vệ rùa biển; công tác ngăn ngừa, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến rùa biển đều có tiến triển tốt. Hệ thống văn bản liên quan đến bảo tồn rùa biển đã và đang được hoàn thiện; Quy trình cứu hộ và tái thả rùa biển đã được nghiên cứu và áp dụng vào thực tế; Các nghiên cứu về hiện trạng, phân bố, đặc điểm sinh học, sinh thái học, ứng dụng công nghệ trong khai thác nhằm hạn chế tác động tới rùa biển đều đạt kết quả khả quan, cung cấp căn cứ để bảo tồn rùa biển; Các hoạt động như dựng pano tuyên truyền, phổ biến tài liệu bảo tồn rùa biển cho địa phương, thiết lập các mô hình cộng đồng kết hợp du lịch và bảo vệ rùa biển, các chương trình tình nguyện viên cho học sinh – sinh viên tham gia bảo tồn rùa biển đều có hiệu quả cao. 

Tuy nhiên, bên cạnh đó, công tác bảo tồn, bảo vệ rùa biển vẫn đang đối mặt với những khó khăn, thách thức như: Môi trường nước ô nhiễm, nơi kiếm ăn bị thu hẹp, các bãi đẻ bị tác động mạnh (xây khu du lịch, tác động thường xuyên của các hoạt động kinh tế - xã hội…), tình trạng khai thác không chủ ý vẫn còn diễn ra; hiện tượng buôn bán, tiêu thụ rùa biển và các sản phẩm từ rùa biển bất hợp pháp vẫn còn tiếp diễn tại một số địa phương; công tác phối hợp của các lực lượng thực thi pháp luật trong việc phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm về rùa biển còn chưa kịp thời; nguồn lực để thực hiện công tác bảo tồn rùa biển còn nhiều hạn chế,…

Ông Lê Hữu Tuấn Anh, Phó trưởng Phòng Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản (Cục Kiểm ngư)  cho biết hoạt động tập huấn nhằm giúp các vị đại biểu hiểu rõ hơn về cơ sở dữ liệu gen rùa biển, các nghiên cứu điển hình về cơ sở dữ liệu gen rùa biển trên thế giới; giới thiệu quy trình Shellbank và khả năng áp dụng tại Việt Nam để góp phần thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia Bảo tồn rùa biển Việt Nam giai đoạn 2016 – 2025.

Đăng ngày 19/09/2024
Ái Trinh @ai-trinh
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 22:37 21/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 22:37 21/11/2024

Cá tra năm 2024 và định hướng năm 2025

Hội nghị tổng kết ngành hàng cá tra do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 17/11/2024 cho biết, xuất khẩu năm 2024 đạt 1,56 tỷ USD và đặt mục tiêu năm 2025 tăng lên 2 tỷ USD.

Cá tra
• 22:37 21/11/2024

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Chuyển đổi xanh trong ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là tôm đông lạnh, không chỉ là xu hướng mà còn là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu và yêu cầu ngày càng khắt khe từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, hành trình này đang gặp nhiều rào cản lớn liên quan đến chi phí, cơ sở hạ tầng và quản lý năng lượng.

Chế biến tôm
• 22:37 21/11/2024

Loài cá cảnh kiêu sa trong bể nuôi thủy sinh

Cá thần tiên (Angelfish) là một trong những loài cá cảnh nước ngọt được ưa chuộng nhất trong giới chơi cá cảnh. Với dáng bơi duyên dáng, thân hình dẹt độc đáo, và màu sắc rực rỡ, cá thần tiên không chỉ mang đến vẻ đẹp kiêu sa cho bể thủy sinh mà còn là biểu tượng của sự thanh lịch và tinh tế.

Cá thần tiên
• 22:37 21/11/2024
Some text some message..